Hòa
giải để giải quyết tranh chấp: Trao đổi kinh nghiệm giữa Pháp và Việt Nam
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 09/06/2025 - 13:18
Trong lĩnh
vực pháp lý, hợp tác giữa Pháp với Việt Nam là hợp tác lâu đời nhất so với các
nước phương Tây khác và hiện nay, một trong những tổ chức tham gia tích cực nhất
vào hợp tác pháp lý Pháp - Việt, đó là Hội Hợp tác Pháp lý Châu Âu-Việt Nam (
ACJEV ), mà chủ tịch là nữ luật sư Thị Mỹ Hạnh Ngô Folliot. Bà Ngô Folliot cũng
là chủ tịch Ủy ban Việt Nam của Luật sư đoàn Paris, một ủy ban được thành lập
vào năm 2013.
HÌNH
:
Hội
thảo "Hòa giải tại Pháp, châu Âu và Việt Nam. Vai trò của luật sư",
11/07/2023, Hà Nội, Việt Nam. © Ngo-Folliot
Trả lời
RFI Việt ngữ tại Paris ngày 09/05/2025, luật sư Ngô Folliot nhắc lại:
“Hợp
tác pháp lý giữa Pháp và Việt Nam là hợp tác lâu đời nhất trong số các nước
phương Tây với Việt Nam. Hợp tác này bắt đầu từ năm 1993, với việc thành lập
Nhà Pháp luật Việt-Pháp. Trung tâm này đã hoạt động rất tốt cho đến khi đóng cửa
năm 2012, vì nhiều lý do. Luật sư đoàn Paris đã thành lập Ủy ban Việt Nam để tiếp
nối hoạt động của Nhà Pháp luật, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo để hỗ trợ
Việt Nam. Có thể nói là tôi hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực pháp lý gần như
hằng ngày.
Tôi
thường xuyên phải trả lời những tham vấn, những câu hỏi của một sinh viên, một
giáo sư hay một luật sư từ Việt Nam. Nhất là ở Pháp, với tư cách là chủ tịch Ủy
ban Việt Nam của Luật sư đoàn Paris, trong khuôn khổ chương trình thực tập quốc
tế, tôi còn tiếp nhận các sinh viên ngành luật, các luật sư Việt Nam sang Pháp
thực tập. Họ tham gia các khóa thực tập bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, từ 3 tuần
học lý thuyết tại Luật sư đoàn Paris và 3 tuần đến 1 tháng thực tập trong văn
phòng luật sư của tôi. ”
Cùng
với đà phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều
và vì thế cần phải có những phương thức giải quyết tranh chấp, bao gồm thương
lượng, hòa giải, trọng tài và giải quyết tranh chấp bằng toà án. Hiện nay trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, hoà giải đang dần dần trở thành
phương thức giải quyết tranh chấp được các luật sư cũng như doanh nghiệp ưa chuộng.
Các nhà hòa giải ở Việt Nam càng cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước,
trong đó có Pháp.
Dưới
sự bảo trợ của đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, vào tháng 7 tới, Hội ACJEV sẽ phối
hợp sẽ với Trung tâm Hòa giải Thương mại Quốc tế của Việt Nam và một số cơ quan
khác, tổ chức những cuộc hội thảo ở ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Quy Nhơn về
đề tài: “Hòa giải, hòa giải ở năm lục địa và vai trò của luật sư”. Luật
sư Ngô Folliot cho biết:
“Đây
là lần thứ ba chúng tôi tổ chức hội thảo về vấn đề hòa giải. Dầu sao thì các chủ
đề chính là do phía Việt Nam lựa chọn theo nhu cầu của họ. Gần đây nhất là vào
năm 2023, chúng tôi đã trình bày về hòa giải tại Pháp và châu Âu. Điều mà những
người bạn trong giới đại học Việt Nam, cũng như các hiệp hội luật sư và sinh
viên quan tâm chính là các trung tâm hòa giải, mà đó cũng chính là hoạt động của
chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi trao đổi rất nhiều về hoạt động chuyên môn của
mình.
Hoạt
động hòa giải ở Việt Nam có nền tảng chung với hoạt động hòa giải ở Pháp và
châu Âu. Ở Việt Nam hiện nay, hòa giải là bắt buộc, là điều kiện tiên quyết trước
khi đưa vụ việc ra tòa, giống như ở Pháp, Ý và các nước khác ở châu Âu. Đó là
hòa giải trong khuôn khổ của tòa án. Nhưng cũng có những hình thức hòa giải
ngoài tòa án, như hòa giải cơ sở, được sử dụng để giải quyết các tranh chấp
trong khu phố. Đây là hình thức hòa giải thành công nhất và vẫn luôn tồn tại ở
Việt Nam.
Còn
hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam ra đời từ nghị định năm 2017 khi các
tranh chấp thương mại bùng nổ tại Việt Nam. Việc hòa giải là cần thiết và đặc
điểm của nó là tính bảo mật. Người hòa giải cũng như các bên được yêu cầu không
tiết lộ những gì đang diễn ra trong quá trình hòa giải, để có được sự tin tưởng
của các bên liên quan khi sử dụng phương pháp giải quyết tranh chấp này. Tất
nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng đến nay, với nghị định về hòa giải thương mại
năm 2017, tức là 8 năm sau, hòa giải thương mại tại Việt Nam đã có nhiều tiến bộ.
Tuy vậy, đây vẫn chưa phải là biện pháp thành công nhất để giải quyết các tranh
chấp thương mại.
Những
cuộc hội thảo đầu tiên do hội ACJEV tổ chức cũng như trong các cuộc hội thảo sắp
tới chính là dịp để hai bên trao đổi kinh nghiệm về các hoạt động hòa giải, đặc
biệt là kinh nghiệm của phía Pháp về những nhà hòa giải chuyên trách, theo lời
luật sư Ngô Folliot:
“Ví
dụ, có những tranh chấp chuyên biệt, tức là trong các lĩnh vực phân phối, xây dựng,
năng lượng tái tạo, có những người hòa giải chuyên về các lĩnh vực này và họ sẽ
can thiệp. Ngoài ra, ngay cả ở Việt Nam, ngày càng có nhiều tranh chấp với
chính quyền có thể được giải quyết bằng phương pháp hòa giải. Trong lĩnh vực
này, nhóm chúng tôi có hai chuyên gia, một cựu thẩm phán và một luật sư.
Nói
chung là các nhà hòa giải được chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực. Ngoài những
người làm công việc hòa giải cơ sở hoặc các hoạt động hòa giải khác, còn có các
nhà hòa giải chuyên về một số lĩnh vực nhất định. Bằng chứng là trong hội thảo
mà chúng tôi tổ chức, có một nhà hòa giải trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, một
nhà hòa giải trong lĩnh vực xây dựng, một nhà hòa giải trong các tranh chấp giữa
nhà phân phối và nhà cung cấp.
Những
kinh nghiệm của Pháp và châu Âu luôn được bạn bè Việt Nam quan tâm, vì chúng ta
không hành động theo cùng một cách. Ngay cả khi về cơ bản luật của hai nước có
những nét giống nhau, nhưng về thực tiễn chắc chắn có những khác biệt. Chúng
tôi quan tâm đến các hoạt động của Việt Nam, cũng như Việt Nam quan tâm đến các
hoạt động của Pháp và châu Âu.
Các
hội thảo sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 7, tại Đà Nẵng ngày 9
tháng 7 và sau đó là tại Quy Nhơn ngày 12 tháng 7. Tại sao lại phải tổ chức ở
ba địa điểm khác nhau? Đó chính là để cho càng nhiều người Việt Nam càng tốt
tham dự các hội thảo này và có thể trao đổi với chúng tôi. Ngoài các hội thảo,
còn có các cuộc thảo luận. Trong suốt năm, vẫn có những trao đổi ý tưởng giữa
luật sư Việt Nam và Pháp và chúng tôi liên tục trao đổi ý tưởng để cải thiện cả
hoạt động thực hành và kiến thức của mình.”
Chính
là qua các cuộc hội thảo cũng như qua các trao đổi thường xuyên mà luật sư Ngô
Folliot hiểu rõ hơn về hoạt động hòa giải ở Việt Nam, một lĩnh vực còn khá mới
so với các lĩnh vực pháp lý khác:
“Dĩ
nhiên là luật lệ luôn cần được thay đổi để thích ứng với nhu cầu, với bối cảnh
của đất nước, bối cảnh toàn cầu. Luôn có những điểm cần cải thiện, nhưng tôi thấy
luật hòa giải của Việt Nam đã khá hoàn chỉnh mặc dù được ban hành những năm gần
đây. Chắc chắn có những điểm cần hoàn thiện, nhưng không phải là về nội dung,
mà chỉ là trong thực hành, chúng ta cần phải tiến xa hơn nữa. Luật hòa giải
thương mại đã có từ 8 năm trước, Luật hòa giải, đối thoại thì mới được soạn thảo
từ năm 2020 và có hiệu lực từ năm 2021. Chúng ta đã ở giai đoạn đầu với tất cả
16 tỉnh đều đã thực hiện thử nghiệm, tình hình chỉ có thể được cải thiện
hơn.
Hòa
giải người tiêu dùng là phương thức hòa giải cơ bản nhất, có từ lâu nhất. Ở
Pháp, chúng tôi có những người hòa giải chuyên trách cho từng lĩnh vực, ví dụ,
nếu bạn có tranh chấp với một tiệm giặt ủi, bạn nên liên hệ với tổ chức quản lý
các tiệm này. Nếu bạn có vấn đề về năng lượng hoặc điện, bạn hãy liên hệ với một
chuyên gia hòa giải, mỗi lĩnh vực đều phải có người trung gian hòa giải riêng.
Ngay cả trong giới luật sư, khi có tranh chấp giữa chúng tôi thì cũng cần có
người hòa giải, phải cố giải quyết vấn đề thông qua người hòa giải trước khi tiến
hành tố tụng. Tôi không biết ở Việt Nam có người hòa giải nào cho luật sư hay
không, nhưng ngày càng có nhiều người hòa giải chuyên trách và họ sẽ phải được
đào tạo trong các lĩnh vực họ hành nghề.
Những
người hòa giải phải hành xử một cách độc lập, vô tư và phải xử lý vấn đề như thể
họ không biết các bên. Ngoại trừ trong các tranh chấp láng giềng: Ở Việt Nam có
một đặc thù là người hòa giải phải là người biết rõ các bên, vì xung đột thường
xảy ra ở làng quê, hay ở các thành phố nơi mọi người đều biết nhau, gia đình rất
quan trọng. Trong trường hợp này, người hòa giải biết rõ các bên và gia đình của
họ. Điều này rõ ràng là giúp giải quyết vấn đề tốt hơn.”
Cuộc
hội thảo được tổ chức tại Đại học Ngoại thương ở Hà Nội ngày 04/07 sẽ là dịp để
hai bên Pháp - Việt Nam trao đổi về hoạt động hòa giải trên khắp 5 châu, đặc biệt
là tại Pháp, châu Âu và châu Phi cũng như tại châu Á nói chung và Việt Nam nói
riêng. Các diễn giả cũng sẽ trình bày về hòa giải cho những tranh chấp trong
các lĩnh vực phân phối, xây dựng, năng lượng sạch và tranh chấp với cơ quan
hành chính.
No comments:
Post a Comment