Stephanie Yang | Trà Mi
Posted
on June
9, 2025
ttps://dcvonline.net/2025/06/09/cali-tro-thanh-mot-chu-xuc-pham-trong-khoi-nguoi-theo-chu-nghia-dan-toc-cuc-doan-ngay-cang-lon-manh-o-viet-nam/
HÌNH
:
Một
đơn vị nữ cảnh sát giao thông Việt Nam trong một cuộc diễn binh tại Thành phố Hồ
Chí Minh dịp kỷ niệm 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
HÀ
NỘI, Việt Nam
— Mùa thu năm ngoái, CHXHCN Việt Nam đã mở một viện bảo tàng quân sự mới rộng lớn
tại đây, và trong số hàng ngàn hiện vật trong tòa nhà bốn tầng và một sân đầy
xe tăng và máy bay, có một hiện vật nhanh chóng trở thành điểm thu hút chính:
lá cờ của Việt Nam Cộng hòa.
Chính
phủ CHXHCN Việt Nam coi lá cờ mầu vàng với ba sọc đỏ là biểu tượng chống lại chế
độ cộng sản, vi phạm luật về kích động bất đồng chính kiến. Ngoại trừ một số ít
trường hợp đặc biệt, lá cờ này không được trưng bầy.
Phản ứng trước cảnh tượng hiếm hoi này ở viện bảo tàng đã nhanh chóng lan truyền.
Những du khách trẻ tuổi tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã đăng ảnh chụp
họ bên cạnh lá cờ với vẻ mặt cau có, ngón tay cái hướng xuống hoặc ngón giữa
giơ lên. Khi những bức ảnh như vậy thu hút sự chú ý không mong muốn, viện bảo
tàng đã gỡ lá cờ trên tường xuống, gấp lại và trưng bầy trong tủ. Nội dung trên
mạng xã hội với cử chỉ tay thô lỗ đã bị xóa khỏi internet.
Nhưng hiện tượng này vẫn tiếp diễn.
Lá
cờ Việt Nam Cộng hòa tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở Hà Nội. Lá cờ vàng
ba sọc dùng trong hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng hòa ở miền Nam, và việc trưng
bày lá cờ này đã gây ra những bình luận chê bai trên mạng xã hội.
Vài
tuần trước, những học sinh đang đi thăm viện bảo tàng đều muốn xem lá cờ. Cứ
vài phút, một nhóm mới lại tụ tập quanh lá cờ — còn được gọi trên mạng là cờ
“Cali” — rồi giơ ngón giữa hoặc bắt chéo tay tạo thành hình chữ “X”.
Ở
Việt Nam, Cali — đôi khi viết là “kali” — từ lâu để ám chỉ đến cộng đồng người
Việt ở California, nơi nhiều người Mỹ gốc Việt vẫn treo cờ Việt Nam Cộng hòa để
đại diện cho cuộc chiến chống cộng sản và cho đất nước mà họ đã mất trong chiến
tranh.
Tuy
nhiên, những người sống ở Việt Nam có thể coi đây là biểu tượng của đế quốc Mỹ,
và khi tình thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở đây dâng cao trong những năm gần
đây, việc gọi tên Tiểu bang Vàng đã trở thành một cách viết tắt để chỉ trích những
người chống cộng sản ở đó.
Nguyen
Khac Giang, nghiên cứu viên tại Viện Yusof Ishak của Singapore, nổi tiếng với
các nghiên cứu chính trị và kinh tế xã hội về Đông Nam Á, cho biết, “Họ dùng chữ
‘Cali’ đó như một nhãn hiệu chống lại bất kỳ ai không đồng tình với chính sách
của nhà nước.”
Đã
có những dấu hiệu khác cho thấy chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang gia tăng trong
năm qua, thường là để phản ứng lại nhận thức về ảnh hưởng của Mỹ. Ngoài sự thù
địch đối với lá cờ “Cali”, một trường đại học do Mỹ hậu thuẫn tại Thành phố Hồ
Chí Minh đã bị tấn công vì nghi ngờ có sự can thiệp của nước ngoài. Và một ngôi
sao nhạc pop đầy tham vọng của Việt Nam, từng là thí sinh của “American Idol”
đã bị chỉ trích dữ dội trên mạng xã hội vào mùa hè năm ngoái sau khi đoạn phim
ghi lại cảnh cô hát tại lễ tưởng niệm một người hoạt động chống cộng sản tại Mỹ
được công bố.
Giang
cho biết chế độ độc đảng của Việt Nam củng cố chủ nghĩa dân tộc ở mọi cấp độ.
Những
nhóm học sinh đến thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới khai trương tại Hà
Nội
Viện Bảo tàng trưng bày hiện vật, ảnh, bản đồ và mô hình tỷ lệ về cuộc kháng
chiến vũ trang qua thời gian, từ cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập với Pháp
đến vũ khí dùng trong nội chiến Việt Nam.
Chính
phủ kiểm soát giáo dục và phương tiện truyền thông đại chúng; những người thuộc
báo giới và blogger độc lập chỉ trích chính phủ đã bị bỏ tù. Ngoài ra, khả năng
ảnh hưởng đến luận điệu tuyên truyền trên mạng xã hội của đảng đã được cải thiện
trong vài năm qua, đặc biệt là trong giới trẻ của đất nước.
Một
bức tượng bán thân của Hồ Chí Minh tại Trường Thanh Vân ở Tỉnh Bắc Kạn, miền bắc
Việt Nam. Mọi cơ quan công quyền và trường học công lập ở Việt Nam đều có ảnh
hoặc tượng của Hồ Chí Minh, một nhân vật lịch sử được người trong nước kính trọngvà
đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc trong nước CHXHCNVN.
Từ
năm 2017, chính quyền Việt Nam đã dùng đến hàng ngàn binh lính mạng để kiểm
soát nội dung trực tuyến, thành lập một đơn vị quân đội trực thuộc Bộ Quốc
phòng được gọi là Lực lượng 47. Năm 2018, CHXHCN Việt Nam đã thông qua luật an
ninh mạng cho quyền đòi những mạng xã hội gỡ bỏ bất kỳ nội dung nào mà họ cho
là chống lại nhà nước. Diễn ngôn một chiều do đó có nghĩa là những quan điểm
không phù hợp với luwjn điệu tuyên truyền chính thức thường bị quấy rối và tẩy
chay.
Đôi khi, chính phủ cũng dùng quyền lực đó để cố gắng kiềm chế chủ nghĩa dân tộc
khi nó trở nên quá cực đoan — mặc dù lệnh cấm những bài đăng về lá cờ Nam Việt
Nam không làm giảm bớt sự nhiệt tình (giơ ngón tay) tại viện bảo tàng.
Một số du khách làm dấu hiệu bằng tay cho biết họ đang bày tỏ sự phản đối với một
chế độ mà họ đã được dậy là đã áp bức người Việt Nam. Một thiếu niên đã giương
cao lá cờ quốc gia CHXHCN Việt Nam — màu đỏ với một ngôi sao vàng — để chụp ảnh.
Đặng Thị Bích Hạnh, một quản lý quán cà phê 25 tuổi trong số những du khách,
cho biết :
“Thật
khó để nói rằng tôi đồng ý hay không đồng ý với những cử chỉ thô lỗ đó. Những cử
chỉ của những người trẻ tuổi đó không hoàn toàn đúng, nhưng tôi nghĩ rằng chúng
phản ảnh cảm xúc của họ khi nhìn vào lá cờ và nghĩ về giai đoạn lịch sử đó và
những gì các thế hệ trước đã phải chịu đựng.”
Trước
khi rời đi, cô đã tự chụp một bức ảnh với ngón giữa giơ lên trên
lá cờ xếp trong tủ kính.
:::
Năm
năm trước, khi một sinh viên ở vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long giành được
học bổng toàn phần vào một trường đại học quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều
đó có vẻ như là một giấc mơ trở thành sự thật. Nhưng vào tháng 8 năm ngoái, khi
ngôi trường này bị cuốn vào làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng, anh bắt đầu
lo lắng rằng mối quan hệ của mình với Đại học Fulbright Việt Nam có thể ảnh hưởng
đến sự an toàn và tương lai của mình.
Sinh
viên mới tốt nghiệp này cho biết, yêu cầu được giấu tên vì sợ bị trả thù, anh
nói, “Tôi đã sợ hãi.” Anh vừa mới bắt đầu một công việc mới trong ngành giáo dục
và tránh nhắc đến trường cũ của mình với đồng nghiệp và không mặc áo sơ mi có
in tên trường.
“Bạn
đã biết có đủ loại luận điệu. Đặc biệt là với thông tin sai lệch lan truyền vào
thời điểm đó, nó đã gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của
tôi.”
CHIẾN
TRANH VIỆT NAM / 1959-1975
Những
cuộc tấn công kể cả cáo buộc trường Fulbright, khai giảng vào năm 2016 với một
phần tài trợ từ chính phủ Mỹ, đã nuôi dưỡng những giá trị tự do và dân chủ Tây
phương có thể làm suy yếu chính phủ Việt Nam.
Những người theo chủ nghĩa dân tộc chỉ trích bất kỳ dấu hiệu nào có thể có về
khuynh hướng chống cộng sản tại trường Fulbright, chẳng hạn như không treo cờ
Việt Nam ở nơi nổi bật trong lễ tốt nghiệp. Ngay cả khẩu hiệu tốt nghiệp năm
ngoái, “Fearless”, cũng đã làm dấy lên nghi ngờ rằng sinh viên có thể đang âm
mưu một phong trào chính trị. Họ không biết rằng Mạnh tử từng nói, “Đại trượng
phu bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất.” Khẩu hiệu
“Fearless” có khác gì “Uy vũ bất năng khuất”? Và những từ ngữ đó của Mạnh Tử
không phải là bấy kỳ âm mưu chính trị ở thời đại của ông.
Vũ Minh Hoàng, một sử gia về ngoại giao và giáo sư tại trường đại học cho biết,
“Chắc chắn là bạn đang chứng kiến đỉnh cao mới của chủ
nghĩa dân tộc, và điều đó rất khó đo lường.”
Đám
đông người tham dự lễ duyệt binh ngày 30 tháng 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh đánh
dấu kỷ niệm 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
Hoàng
cho biết những cáo buộc trên mạng — không có cáo buộc nào là đúng sự thật — đã
dẫn đến những mối đe dọa bạo lực chống lại trường đại học, và có thông tin cho
rằng một số phụ huynh đã rút con em khỏi trường vì những cáo buộc này. Một số
sinh viên cho biết mối quan hệ của họ đã thu hút những lời lẽ thù địch của nhóm
người lạ và những câu hỏi ngờ vực của người thân trong gia đình và chủ nhân.
Giới học giả cho biết chính phủ Việt Nam có thể đã hành động nhanh chóng để
ngăn chặn phản ứng dữ dội chống lại Fulbright nhằm ngăn chặn cảm tính bài Mỹ
gây thiệt hại cho mối quan hệ của họ với Mỹ, hiện là đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam. Nhưng một số cáo buộc ban đầu đã được báo giới nhà nước và các
bot liên quan đến Bộ Quốc phòng lan truyền; đó là dấu hiệu của sự chia rẽ trong
đảng.
Hoàng cho biết mặc dù chủ nghĩa dân tộc thường được sử dụng như một động lực
lđoàn kết ở Việt Nam và xa hơn nữa, nhưng nó cũng có thể tạo ra sự bất ổn nếu
nó phát triển vượt quá sự ước tính hoặc sựu kiểm soát của chính phủ. Hoàng cho
biết, “Trong một thời gian dài, chính sách chính thức là hòa hợp với cộng đồng
người Việt ở nước ngoài và Mỹ. Vì vậy, làn sóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan trực
tuyến này được nhà nước Việt Nam coi là vô ích, không chính xác và ở một mức độ
nào đó, đi ngược lại những chỉ đạo chính thức”.:::
Mùa hè năm ngoái, cảnh quay Myra Tran hát tại đám tang của Lý Tống, một người
hoạt động chống cộng, ở Westminster đã xuất hiện trên mạng. Cô đã nổi tiếng khi
giành chiến thắng trong một chương trình truyền hình thực tế về ca hát ở Việt
Nam và xuất hiện trên “American Idol” vào năm 2019, nhưng cô đã nhận bị những
người theo chủ nghĩa dân tộc và báo giới của nhà nước lên án gay gắt trên mạng
và khi video từ nhiều năm trước lan truyền.
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRAc9XXI-0SXZBSW_plBwLO6TDaay6IFbT81Q&s
Myra
Trần hát trong đám tang của Lý Tống (2019, California, OntheNet).
Người
dùng Facebook và TikTok đã gắn nhãn cho Trần, hiện 25 tuổi, là kẻ phản bội, chống
Việt Nam — và Cali.
Cuộc tranh cãi đã thúc đẩy một phong trào rộng lớn hơn nhằm truy tìm những người
nổi tiếng khác ở Việt Nam bị nghi ngờ âm mưu chống lại đất nước. Những thám tử
Internet đã lùng sục trên mạng để tìm bất kỳ ai, giống như Trần, đã xuất hiện
cùng với lá cờ Việt Nam Cộng hòa và tấn công họ.
Một cây bút chuyên viết về giải trí tại Thành phố Hồ Chí Minh, không muốn nêu
tên vì sợ trwor thành mục tiêu tấn công, cho biết khi giới trẻ Việt Nam ngày
càng theo chủ nghĩa dân tộc hơn trên mạng, nhạc sĩ và nghệ sĩ khác cảm thấy áp
lực phải tích cực thể hiện lòng yêu nước của mình hoặc chấp nhận rủi ro bị tẩy
chay.
Ông nói thêm rằng việc giám sát chặt chẽ những biểu tượng như lá cờ Việt Nam Cộng
hòa đã khiến những người có mối liên hệ với Mỹ có lý do lớn hơn để lo lắng về
việc bị tấn công trên mạng hoặc mất cơ hội được việc làm. Điều đó có thể khiến
những người Việt Nam sống ở nước ngoài — một nhóm người mà chính phủ từ lâu đã
tìm cách thu hút trở về nước — không muốn theo đuổi công việc kinh doanh hoặc sự
nghiệp tại Việt Nam.
Đám
đông người Việt trèo cổng tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí
Minh, cố gắng vào trong khu vực trực thăng đón đưa ra chiến hạm ngay trước khi
Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 29 tháng 4 năm 1975. (Neal Ulevich /
Associated Press)
Ông
nói, “Đã từng có thời nghệ sĩ tỉnh bơ và bất cần, mặc dù họ biết rằng đã có sự
thù địch và lịch sử này. Tôi nghĩ mọi người bây giờ nhạy cảm hơn. Mọi người đều
lo lắng và cố gắng cẩn thận hơn.”
Trần đã bị bắt nạt trực tuyến và bị cắt khỏi một chương trình truyền hình âm nhạc
vì “sự vi phạm”. Cô đã xin lỗi công khai và bày tỏ lòng biết ơn vì là người Việt
Nam, phủ nhận mọi ý định gây thiệt hại đến an ninh quốc gia và hứa sẽ rút kinh
nghiệm từ những sai lầm của mình.
Hai tháng sau, Tran được phép biểu diễn trở lại. Cô trở lại sân khấu tại một buổi
hòa nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi cô khóc và cảm ơn giới hâm mộ đã tha thứ
cho cô.
Nhưng không phải ai cũng sẵn lòng tha thứ cho cô. Trong đám đông, một số khán
giả đã la ó và hét lên bảo Tran “về nhà đi.” Những video về buổi hòa nhạc đã
gây ra cuộc tranh luận dữ dội trên Facebook giữa những người bảo vệ Tran và những
người chỉ trích cô.
Sau khi lên án sự căm ghét mà Tran nhận được trên mạng, một người Việt Nam trên
Facebook phàn nàn, “Giới trẻ yêu nước bây giờ hỗn loạn quá.”
Một người khác bắn trả: “Vậy thì về Cali đi.”
©
2025 DCVOnline
Nếu
đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: How ‘Cali’ became a slur among
Vietnam’s growing army of nationalists | Stephanie
Yang, Photography by Chris Trinh | The LA Times | June 08, 2025
No comments:
Post a Comment