CÁCH
MẠNG CHO AI?
(Version
en francais dans le commentaire)
Nhân
chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, báo chí và cộng đồng
đã bàn luận nhiều khía cạnh khác nhau. Tôi không nhắc lại những điều đó. Ở đây,
tôi muốn chia sẻ một góc nhìn mà đôi khi tôi đã từng đề cập sơ qua trong vài
bài viết khác.
Như
các bạn biết, hiện nay có nhiều vùng lãnh thổ tuy nằm ngoài lục địa châu Âu
nhưng vẫn là một phần hành chính của nước Pháp – ví dụ như Martinique,
Guadeloupe, Guyane (ở Nam Mỹ), Réunion và Mayotte (ở châu Phi),
Nouvelle-Calédonie (ở châu Đại Dương)...
Máy
bay từ các vùng này bay về Pháp được coi như bay nội địa, giống như từ
Marseille về Paris.
Giả
định lịch sử: Nếu không có Cách mạng Tháng Tám...
•
Không có Cách mạng Tháng Tám, sẽ không có nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
•
Việt Nam có thể tiếp tục nằm dưới sự quản lý của Pháp, như thời Liên bang Đông
Dương.
Lịch
sử không có chữ “nếu” – điều đó đúng. Nhưng việc đặt giả định đôi khi giúp ta
hiểu rõ hơn tác động của những lựa chọn trong quá khứ.
Nếu
không đánh Pháp, Việt Nam có thể như thế nào?
1.
Về quy chế pháp lý:
Việt
Nam có thể trở thành một “DOM” (Département d’Outre-Mer) hoặc “Collectivité
d’Outre-Mer”, như:
•
Martinique, Guadeloupe, La Réunion, Mayotte...
•
Người dân có quốc tịch Pháp, quyền bầu cử, đại diện tại Quốc hội Pháp.
•
Hưởng đầy đủ các quyền xã hội, y tế, giáo dục, với mức sống có thể cao hơn hiện
nay.
2.
Không có chiến tranh Việt – Pháp (1946–1954):
•
Không có Điện Biên Phủ, không có Hiệp định Genève 1954 → Việt Nam không bị
chia cắt Bắc – Nam.
•
Cả ba miền trực thuộc Pháp, giống như Guadeloupe hay Polynésie.
3.
Không có Chiến tranh Việt Nam (Mỹ can thiệp):
•
Không có miền Bắc cộng sản →
không có lý
do để Mỹ can thiệp.
•
Không có chiến tranh 1955–1975, hàng triệu người không chết, không có cảnh di tản
1975.
4.
Về phát triển kinh tế – xã hội:
•
Giống như Martinique hay Polynésie:
-
GDP bình quân đầu người có thể cao hơn nhờ viện trợ và đầu tư Pháp.
-
Dịch vụ công, y tế, giáo dục theo chuẩn châu Âu.
-
Tuy nhiên, sự lệ thuộc kinh tế – văn hóa vào Pháp là điều khó tránh.
-
Ngôn ngữ chính có thể là tiếng Pháp.
-
Bản sắc dân tộc và tinh thần tự chủ dễ bị bào mòn.
5.
Về chính trị – xã hội:
•
Có thể hình thành lực lượng đòi tự quyết, nhưng qua con đường chính trị, không
cần chiến tranh.
Tóm
lại:
Ưu
điểm:
sống trong hệ thống Pháp – mức sống cao, không có chiến tranh, có pháp quyền.
Nhược
điểm:
mất độc lập dân tộc, bản sắc văn hóa bị phai mờ, phụ thuộc lâu dài.
Nhưng câu
hỏi quan trọng là: Chúng ta đánh đuổi Pháp để đổi lấy điều gì? Thay thế Pháp bằng
thế lực nào? Và cái đó lợi hay hại hơn?
ĐUỔI PHÁP ĐỂ ĐÓN TRUNG CỘNG: BI KỊCH LỊCH
SỬ CỦA VIỆT NAM?
Gần
một thế kỷ đấu tranh chống thực dân Pháp dưới danh nghĩa giành độc lập dân tộc
– người Việt đã mơ về một đất nước tự do, có chủ quyền, sánh vai với bạn bè năm
châu. Nhưng kết quả là gì?
Từ
thực dân Pháp đến sự lệ thuộc Bắc Kinh.
Thực
dân Pháp thống trị về chính trị – kinh tế – văn hóa. Nhưng đồng thời, họ cũng
mang đến một số yếu tố hiện đại: nhà nước pháp quyền, giáo dục thế tục, hệ thống
luật lệ, cơ sở hạ tầng và một cánh cửa mở ra thế giới.
Năm 1954,
Pháp rút lui. Việt Nam giành được “độc lập”... nhưng lại rơi vào vòng ảnh hưởng
của Trung Quốc-Mao Trạch Đông.
Ngay
từ thập niên 1950, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở thành chỗ dựa cho chính quyền
Hà Nội: vũ khí, cố vấn, tư tưởng, cán bộ – tất cả đều theo mô hình Bắc Kinh.
Việt
Nam chấp nhận một hệ thống độc tài, giáo điều, sùng bái đảng phái và đàn áp mọi
bất đồng – một bản sao của mô hình Trung Quốc.
Độc lập –
thật hay ảo?
Bi
kịch ở chỗ:
Việt Nam giành độc lập từ một cường quốc xa lạ để rồi lệ thuộc vào một kẻ láng
giềng từng nhiều lần xâm lược mình.
Ảnh
hưởng Trung Quốc hôm nay hiện diện ở mọi nơi: ngoại giao, thương mại, công nghệ,
tư tưởng, truyền thông...
Đây
không còn là đô hộ công khai, mà là sự kiểm soát âm thầm, dài hạn, và vô cùng
nguy hiểm.
Nhưng
nguy hiểm hơn cả, đó là việc Việt Nam đã tự trói mình vào một hệ tư tưởng ngoại
lai – chủ nghĩa cộng sản – một học thuyết đã lỗi thời, giáo điều và lạc hậu so
với thế giới hiện đại.
Tư
tưởng đó không chỉ ảnh hưởng đến một thế hệ, mà còn cắm rễ vào cơ cấu quyền lực,
giáo dục, quản lý xã hội, và tạo ra một hệ thống trì trệ, bảo thủ và duy ý chí.
Dù thế giới đã thay đổi, chủ nghĩa cộng sản kiểu cũ vẫn còn là kim chỉ nam
chính trị – dẫn đến một đất nước bị kìm hãm phát triển, một xã hội thiếu động lực
đổi mới, và một dân tộc mất dần khả năng phản biện và tự cường.
Hệ quả của
sự lựa chọn này không chỉ kéo dài vài thập kỷ – mà có thể còn để lại di sản trì
trệ hàng trăm năm.
Cơn
vỡ mộng lớn.
Người
dân đã đánh đuổi thực dân, chỉ để rồi chứng kiến:
•
Văn hóa bị bóp nghẹt.
•
Chủ quyền bị đe dọa.
•
Thể chế bị khóa chặt trong một mô hình ngoại lai.
Pháp
bóc lột, nhưng cũng để lại di sản dân chủ, pháp quyền, tinh thần khai sáng – những
thứ mà Việt Nam đã không chọn để học hỏi và xây dựng.
Tóm
lại:
Lịch
sử không có chữ “nếu” – nhưng lịch sử cần được phản tư (tự vấn). Và cần dũng cảm
đặt câu hỏi khó chịu:
Chúng
ta có thật sự giành được độc lập không?
Hay
chỉ thay chủ này bằng chủ khác?
Việc đánh
Pháp rồi tự rơi vào quỹ đạo Trung Quốc có thể là sai lầm chiến lược lớn nhất của
Việt Nam trong thế kỷ XX.
Cuộc
cách mạng ấy, sau cùng, chủ yếu mang lại lợi ích cho tầng lớp cầm quyền – những
người ngày nay giàu có "nứt đố đổ vách", con cái gửi sang các nước tư
bản du học, một số bản thân họ khi "hạ cánh an toàn" cũng tìm cách định
cư ở đó; để lại phía sau một đất nước với không ít người vẫn hừng hực chống lại
mọi điều tiến bộ – kể cả những gì thiết thực và có lợi cho chính tương lai Việt
Nam.
Cơ
hội đã từng có – và đã bị đánh mất
Cái họa
ngàn đời của chúng ta là Trung Quốc. Người Pháp đến – tất nhiên không vì thiện
chí – nhưng vô tình lại mở ra một cơ hội giúp Việt Nam thoát Trung. Chúng ta đã
đuổi họ đi. Có thể lúc ấy không ai đủ tầm để nhìn ra điều đó.
Rồi người
Mỹ đến – và thêm một lần nữa, đó là cơ hội vàng để thoát Trung. Nhưng chúng ta
lại đuổi họ đi.
Hôm
nay, hậu quả của hai cuộc kháng chiến ấy đã rõ rành rành. Không cần phải thông
minh, ai cũng có thể thấy. Thế nhưng, chúng ta vẫn u mê.
Và
có lẽ, vấn đề không nằm ở số phận – mà nằm ở chính trong cái đầu của chúng ta.
BẢN
TIẾNG PHÁP
UNE RÉVOLUTION POUR QUI ?
À l'occasion de la visite du président français Emmanuel
Macron au Vietnam, la presse et la société ont débattu de nombreux aspects. Je
ne reviendrai pas sur ces points. Ici, je souhaite partager une perspective que
j’ai parfois esquissée dans d’autres écrits.
Comme vous le savez, il existe aujourd’hui plusieurs
territoires qui, bien qu’en dehors du continent européen, font toujours partie
intégrante de l’administration française — comme la Martinique, la Guadeloupe,
la Guyane (en Amérique du Sud), La Réunion et Mayotte (en Afrique), ou encore
la Nouvelle-Calédonie (en Océanie)...
Les vols en provenance de ces territoires vers la
métropole sont considérés comme des vols intérieurs, au même titre qu’un
Marseille–Paris.
Hypothèse historique : Et s’il n’y avait pas eu la
Révolution d’Août ?
• Sans la Révolution d’Août, il n’y aurait pas eu de
République démocratique du Vietnam.
• Le Vietnam aurait pu rester sous administration
française, comme à l’époque de l’Union indochinoise.
Il est vrai que l’histoire ne connaît pas le
conditionnel, mais les hypothèses nous aident parfois à mieux comprendre
l’impact des choix du passé.
Si nous n’avions pas combattu les Français, à quoi le
Vietnam aurait-il ressemblé ?
1. Sur le plan juridique :
Le Vietnam aurait pu devenir un DOM (Département
d’Outre-Mer) ou une Collectivité d’Outre-Mer, comme :
o La Martinique, la Guadeloupe, La Réunion, Mayotte...
o Les habitants auraient eu la nationalité française, le
droit de vote, des représentants à l’Assemblée nationale.
o Accès aux droits sociaux, aux soins, à l’éducation,
avec un niveau de vie potentiellement plus élevé qu’aujourd’hui.
2. Pas de guerre d’Indochine (1946–1954) :
o Pas de bataille de Diên Biên Phu, pas d’Accords de
Genève → pas de division Nord–Sud.
o Les trois régions seraient restées sous administration
française, comme la Polynésie française.
3. Pas de guerre du Vietnam (intervention américaine) :
o Pas de Nord communiste → pas de raison pour les États-Unis d’intervenir.
o Pas de guerre de 1955 à 1975, pas de millions de morts,
pas d’exode massif en 1975.
4. Sur le développement économique et social :
o Comme en Martinique ou Polynésie :
§ PIB par habitant potentiellement plus élevé grâce à l’aide française et à
l’investissement public.
§ Services publics, soins, éducation aux normes européennes.
§ Mais une dépendance économique et culturelle difficile à éviter.
§ Le français aurait pu devenir la langue principale.
§ L’identité nationale et l’esprit d’autonomie auraient été affaiblis.
5. Sur le plan politique et social :
o Une force politique réclamant l’autonomie aurait pu
émerger — mais par la voie des urnes, sans guerre.
En résumé :
• Avantages : vivre dans le système français – niveau de
vie élevé, absence de guerre, État de droit.
• Inconvénients : perte de l’indépendance nationale,
dilution de l’identité culturelle, dépendance durable.
Mais la vraie question est :
Nous avons chassé les Français pour obtenir quoi ? Pour
les remplacer par quelle puissance ? Et ce remplacement nous a-t-il apporté
plus de bien ou de mal ?
CHASSER LES FRANÇAIS POUR ACCUEILLIR LA CHINE COMMUNISTE
: UNE TRAGÉDIE HISTORIQUE ?
Près d’un siècle de lutte contre la colonisation
française, au nom de l’indépendance nationale — les Vietnamiens ont rêvé d’un
pays libre, souverain, digne de figurer parmi les nations du monde. Mais quel
en a été le résultat ?
De la colonisation française à la dépendance envers Pékin
La France a dominé le Vietnam sur les plans politique,
économique et culturel.
Mais elle a aussi apporté certains éléments de modernité
: un État de droit, une éducation laïque, des lois, des infrastructures, et une
ouverture sur le monde.
En 1954, la France s’est retirée. Le Vietnam a obtenu son
“indépendance”... pour aussitôt tomber dans l’orbite de la Chine maoïste.
Dès les années 1950, le Parti communiste chinois est
devenu le principal soutien du régime de Hanoï : armes, conseillers, idéologie,
cadres – tout venait de Pékin.
Le Vietnam a adopté un régime autoritaire, dogmatique,
obsédé par le parti unique, réprimant toute dissidence – un copier-coller du
modèle chinois.
Une indépendance – réelle ou illusoire ?
Le drame : le Vietnam a gagné son indépendance face à une
puissance lointaine, pour mieux tomber sous l’influence d’un voisin qui l’a
plusieurs fois envahi dans l’histoire.
Aujourd’hui, l’influence chinoise est omniprésente :
diplomatie, commerce, technologies, idéologie, médias...
Ce n’est plus une domination coloniale ouverte, mais un
contrôle silencieux, durable – et extrêmement dangereux.
Pire encore : l’embrigadement idéologique
Le Vietnam s’est volontairement enchaîné à une doctrine
étrangère – le communisme – une idéologie dépassée, rigide, en décalage avec le
monde contemporain.
Cette idéologie ne touche pas seulement une génération,
elle est enracinée dans les structures de pouvoir, dans l’éducation, la
gouvernance, créant un système figé, conservateur et autoritaire.
Alors que le monde évolue, le Vietnam reste prisonnier
d’un marxisme archaïque – freine son développement, empêche le renouvellement,
et rend la société incapable de se remettre en question ou de se réinventer.
Un héritage qui durera… des siècles ?
Les conséquences de ce choix ne se mesureront pas en
décennies — mais peut-être en siècles de retard.
UNE IMMENSE DÉSILLUSION
Le peuple a combattu la colonisation… pour se retrouver
avec :
• Une culture asphyxiée,
• Une souveraineté menacée,
• Un système politique verrouillé par une idéologie
étrangère.
La France a certes exploité le pays, mais elle a aussi
laissé un héritage : démocratie, État de droit, esprit des Lumières — des
valeurs que le Vietnam n’a pas su saisir pour se construire.
CONCLUSION
L’histoire ne connaît pas le “si”, dit-on – mais elle
mérite réflexion. Et il faut avoir le courage de poser cette question :
Avons-nous vraiment obtenu l’indépendance ?
Ou avons-nous simplement changé de maître ?
Combattre la France pour tomber sous la coupe de la Chine
fut peut-être l’erreur stratégique la plus grave du Vietnam au XXe siècle.
Cette “révolution” a surtout profité à une élite
dirigeante – devenue aujourd’hui richissime, dont les enfants étudient dans les
pays capitalistes, et qui eux-mêmes, une fois “en retraite sécurisée”,
cherchent à s’y installer ; pendant ce temps, ils laissent derrière eux un
peuple dont certains hurlent encore contre tout ce qui pourrait faire
progresser le pays – même les choses les plus concrètes et bénéfiques.
DES OCCASIONS PERDUES
Le malheur éternel du Vietnam, c’est la Chine.
Les Français sont venus – non par bonté – mais leur
présence aurait pu offrir au Vietnam une occasion historique de se libérer de
l’influence chinoise. Nous les avons chassés. Peut-être personne, à l’époque,
n’avait la clairvoyance de le comprendre.
Puis les Américains sont venus – et ce fut une seconde
chance en or de sortir du giron chinois. Nous les avons chassés aussi.
Aujourd’hui, les conséquences de ces deux guerres sont
criantes. Il ne faut pas être particulièrement intelligent pour les voir.
Et pourtant, nous restons dans l’aveuglement.
Peut-être que le problème ne vient pas de notre destin…
mais simplement de ce que nous avons dans la tête.
No comments:
Post a Comment