Đàm phán Việt-Mỹ:
Chưa giải quyết được các vấn đề then chốt
BBC News Tiếng Việt
16
tháng 6 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce828mv582vo
Bộ
Công thương đã phát thông tin về vòng đám phán thương mại Việt-Mỹ thứ ba, cho
thấy tuy có tiến triển nhưng các vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết.
Bộ
trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick (trái) và Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng
Diên
"Các
bộ trưởng nhất trí giao cấp kỹ thuật hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi để sớm
có thỏa thuận phù hợp với kỳ vọng và điều kiện của mỗi bên," Bộ Công
thương thông báo vào hôm 15/6.
Trong
buổi làm việc cuối cùng của phiên đàm phán cấp kỹ thuật lần này, Bộ trưởng Nguyễn
Hồng Diên đã có phiên đàm phán cùng lúc với Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Howard
Lutnick và Đại sứ Jamieson Greer, trưởng Đại diện Thương mại Mỹ.
Đây
là lần đầu tiên Mỹ đề xuất hình thức đàm phán cấp bộ trưởng theo phương cách
như trên, theo Báo Chính phủ.
Cả
hai bên cũng đồng ý tổ chức một cuộc họp trực tuyến trong những ngày tới giữa
ông Diên và ông Lutnick để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.
Vòng
đàm phán thứ ba, diễn ra từ 9-12/6, diễn ra tại thủ đô Washington DC, Mỹ trong
bối cảnh thời gian tạm hoãn thuế đối ứng 46% của chính quyền Trump đối với hàng
hóa từ Việt Nam sắp hết hạn vào đầu tháng Bảy.
Nếu
mức thuế này được giữ nguyên, không chỉ mục tiêu tăng trưởng mà toàn bộ cấu
trúc nền kinh tế vốn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài của Việt Nam có khả
năng bị đe dọa nghiêm trọng - chưa kể đến sức hút đầu tư có thể bị ảnh hưởng.
Trong
lần đàm phán này, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với Bộ trưởng
Thương mại Mỹ Howard Lutnick cũng như Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson
Greer.
Thặng
dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng vọt lên 12,2 tỷ USD vào tháng Năm,
tăng gần 42% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 17% so với tháng Tư.
Xuất
khẩu sang Mỹ tăng 42% so với một năm trước đó, đạt 13,8 tỷ USD - cao nhất kể từ
sau đại dịch Covid-19, theo dữ liệu từ phía Việt Nam.
Các
nhà đàm phán Mỹ đã đệ trình một danh sách các yêu cầu thương mại đối với Hà Nội,
mà các quan chức Việt Nam từng mô tả với Reuters là "khó nhằn".
Trong
danh sách đó, có các đề xuất đòi hỏi Việt Nam giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu
nguyên liệu công nghiệp và linh kiện từ Trung Quốc.
Danh
sách này có thể làm phức tạp chính sách lâu dài của Việt Nam trong việc duy trì
quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc - một nhà đầu tư nước ngoài lớn và một trong những
thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng cũng là nguồn gốc của các lo
ngại về an ninh do các yêu sách chồng lấn ở Biển Đông.
Bộ
trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick từng nói trong phiên điều trần của Ủy ban
Chuẩn chi Ngân sách Thượng viện hôm 4/6 rằng Washington sẽ
không đáp lễ tương xứng ngay cả khi Hà Nội gỡ toàn bộ đối với hàng
hóa từ phía Mỹ.
Ông
Lutnick khẳng định Việt Nam chỉ là một "con đường để hàng Trung Quốc đi
vào Mỹ".
"Họ
lấy hàng đó từ đâu? Họ mua 90 tỷ USD [hàng] từ Trung Quốc. Rồi nâng giá lên và
gửi sang cho chúng ta. Họ chỉ là con đường để hàng Trung Quốc đi vào Mỹ."
Khi
được đặt câu hỏi nếu Việt Nam không nhập hàng từ Trung Quốc nữa, thì ông
Lutnick nói mình sẽ cân nhắc lại.
Dưới
áp lực từ Washington, Hà Nội gần đây đã tăng cường xử lý nghiêm việc trung chuyển
hàng hóa bất hợp pháp – thường là khi hàng hóa được di chuyển giữa các tàu
trong quá trình vận chuyển – chủ yếu là hàng từ Trung Quốc.
Dữ
liệu từ Mỹ và Việt Nam cho thấy lượng hàng Việt Nam xuất sang Mỹ và lượng hàng
Việt Nam nhập từ Trung Quốc gần như tương đương nhau. Cả hai con số này đều đạt
khoảng 140 tỷ USD vào năm 2024.
Các
quan chức Mỹ cáo buộc đôi khi hàng hóa có nhãn "Sản xuất tại Việt
Nam" mặc dù không được gia công hoặc chỉ được gia công rất ít ở Việt Nam.
Điều này giúp người bán Trung Quốc né thuế nhập khẩu cao của Mỹ.
Việt
Nam cũng đã bày tỏ sẵn sàng giảm các rào cản phi thuế quan và tăng nhập khẩu
hàng hóa của Mỹ như máy bay, nông sản và năng lượng, mặc dù chưa có thỏa thuận
mua bán nào đến nay được công bố.
Tuy
nhiên, một trong những người tham gia đàm phán từng nói với Reuters rằng điều
đó có thể không đủ, vì các nhà đàm phán Mỹ muốn thấy những hợp đồng thật sự
thay cho các lời hứa.
Trong
diễn biến liên quan, một lãnh đạo của Vietnam Airlines tiết lộ với Reuters vào
đầu tháng Sáu rằng hãng hàng không quốc gia này sẽ chốt đơn mua 50
máy bay Boeing 737 MAX trong thời gian "rất sớm".
-----------------------------
Tin
liên quan
·
Gần đến hạn thuế
ông Trump, Vietnam Airlines sắp chốt đơn 50 chiếc Boeing
3
tháng 6 năm 2025
·
Việt Nam được gì
khi trở thành 'quốc gia đối tác' của BRICS?
14
tháng 6 năm 2025
·
Thương chiến Mỹ-Trung
có tiến triển trước thềm Mỹ đàm phán với Việt Nam
11
tháng 6 năm 2025
No comments:
Post a Comment