NỘI DUNG :
Trẻ
lọt ống bê tông trong công trình xây dựng: trách nhiệm ở khâu nào?
RFA
.
Đồng
Tháp: bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông vẫn chưa được cứu
Vụ
bé trai rơi xuống móng cọc 35m: Ít hy vọng dù thủ tướng Việt Nam vào cuộc
=====================================================
.
.
Trẻ
lọt ống bê tông trong công trình xây dựng: trách nhiệm ở khâu nào?
RFA
2023.01.03
Sáng 31 tháng 12 năm 2022, bé Hào Nam (10 tuổi) bị
lọt xuống trụ bê-tông đóng cừ thi công cầu có đường kính 25 cm, được đóng xuống
đất sâu 35 mét. Sự việc xảy ra tại công trình cầu Rọc Sen, xã Phú Lợi, huyện
Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Đến tối ngày 3 tháng 1 năm 2023, công tác cứu nạn
cháu bé vẫn tiếp tục.
Địa điểm bé trai 10 tuổi
bị cho là bị mắc kẹt trong ống bê-tông tại một công trình đang xây dựng. Ảnh chụp
hôm 2 tháng 1 năm 2023. AFP
Dự án này do Sở GTVT Đồng Tháp làm chủ đầu tư; Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp quản lý dự
án; Viện Khoa học và Công nghệ GTVT giám sát thi công xây dựng. Nhà thầu thi
công là liên danh Công ty cổ phần công trình cầu phà TP.HCM - Công ty TNHH
thương mại dịch vụ vận tải xây dựng giao thông T&T.
Vài ngày trước, đội thi công chuyển máy móc sang mố cầu bên kia nhưng
chưa lấp đất những trụ đã cắm xuống. Xung quanh mố cầu được rào tạm bằng dây.
Sau khi sự việc xảy ra, ông Lê Hoàng Bảo, Giám đốc Sở GTVT Đồng Tháp,
nói với truyền thông trong nước: “Trước mắt là phải làm sao cứu hộ cháu bé,
còn sai thì chúng tôi sẽ xử lý sau... Qua đây, chúng tôi phải chấn chỉnh việc đảm
bảo an toàn thi công công trình. Bên cạnh đó là trách nhiệm người dân quản lý
con em của mình… Còn trách nhiệm sai phạm các bên liên quan ra sao sẽ xử lý tiếp”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hôm 2 tháng 1 ra Công điện chỉ đạo
các cơ quan liên quan tập trung cứu nạn, khắc phục hậu quả tai nạn này. Ông Phạm
Minh Chính cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Công an, Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp và các cơ quan có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bảo đảm
an toàn trong hoạt động xây dựng tại công trình này để kịp thời chấn chỉnh, xử
lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tai nạn với trẻ
em tại những công trình đang xây dựng. Trước đó vài tuần, một bé gái 5 tuổi bị
rơi xuống hố ép cọc bê-tông sâu khoảng 15m tại khu vực công trường đang thi
công ở huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai. Rất may bé được cứu sống. Tháng 8 năm
2020, một đứa trẻ 7 tuổi rớt xuống cống không có nắp đậy tại khu vực công trình
đang san lấp mặt bằng thuộc dự án khu dân cư Bửu Long 3, thành phố Biên Hòa.
Khi được vớt lên bé đã tử vong.
Một số người cho rằng, khi những tai nạn tương tự xảy ra với trẻ em,
trách nhiệm đầu tiên thuộc về cha mẹ, sau đó mới đến đơn vị thi công. Một số
khác lại cho rằng, những đứa trẻ ở lứa tuổi chưa lường hết được hiểm nguy thì
trách nhiệm thuộc về những người liên quan đến công trình như nhà thầu, chủ đầu
tư…
Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với RFA sáng 3 tháng 1:
“Thứ nhất,
chủ đầu tư sẽ là bên chịu trách nhiệm về dân sự. Nếu có phát sinh thiệt hại thì
họ phải chịu trách nhiệm. Chẳng hạn như bồi thường cho cháu bé nếu bị thương
hay phải điều trị, chữa trị gì đó. Hoặc là cha mẹ cháu bị tổn hại do đau buồn,
bệnh tật do sự việc xảy ra.
Còn đối
với nhà thầu thi công thì nó có một trách nhiệm khác, đó là trách nhiệm hình sự,
nếu như nó tới mức độ như vậy. Lý do là họ thi công cẩu thả, không có biện pháp
bảo đảm an toàn cho những người đi vào khu vực đó. Nhưng trách nhiệm hình sự
nói là nói vậy thôi, nó còn tùy thuộc là có tới mức độ phải chịu trách nhiệm
hình sự hay không. Đơn giản nhất là nếu không bị xử phạt hình sự thì cũng bị xử
phạt về vi phạm hành chánh. Phải phân biệt rõ trách nhiệm dân sự và trách nhiệm
hình sự là như vậy.”
Trẻ em vui chơi ngay cạnh
bờ sông. Ảnh minh họa. AFP
Tai nạn cho thấy công tác quản lý, giám sát khu vực thi công, công trường
đang thi công không nghiêm túc, tồn tại nhiều rủi ro. Điều này có thể vi phạm
các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động về thực hiện các biện pháp an
toàn lao động trong phạm vi công trình xây dựng đang thi công.
Khoản 1, Điều 7 Nghị định 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ thi công xây dựng
quy định rõ việc phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong việc quản lý xây
dựng công trình, các chủ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng công
trình bao gồm: Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công xây dựng; Nhà thầu cung ứng sản phẩm
xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình; Các nhà
thầu tư vấn gồm: khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, giám sát, thí nghiệm, kiểm
định và các nhà thầu tư vấn khác.
Kỹ sư xây dựng Nguyễn Văn Quang ở TP.HCM nói với
RFA quan điểm của ông sáng 3 tháng 1:
“Đây có
thể coi là một sự cố trong công trình xây dựng, tuy đứa bé không phải là người
lao động trong công trình, bởi tai nạn này xảy ra trong phạm vi công trình đang
xây dựng. Do đó, theo luật mà nói thì trước hết nhà thầu phải chịu trách nhiệm
đầu tiên về những sự cố công trình. Bởi nhà thầu là người đứng ra tổ chức thi
công công trình theo hồ sơ thiết kế được duyệt. Trong quá trình thì công thì phải
bảo đảm tất cả các mặt công tác. Trong đó an toàn lao động là trên hết. Để những
đứa bé vào trong công trình mà không có rào chắn thì đó là liên quan đến an
toàn lao động.
Đơn vị
thứ hai chịu trách nhiệm là bên tư vấn - giám sát. Tư vấn là anh phải am hiểu
trong lĩnh vực đó và chỉ dẫn người ta thực hiện các công việc. Sau đó mới giám
sát coi nhà thầu có thực hiện đầy đủ hồ sơ thiết kế như dự toán không, và trong
quá trình thi công có bảo đảm an toàn lao động hay không. Chủ đầu tư là người
chịu trách nhiệm sau cùng.”
Ông Quang nói thêm, rất nhiều vụ tai nạn xảy ra cướp đi sinh mạng của
bao nhiêu trẻ là do sự cẩu thả, coi thường tính mạng người khác. Đã đến lúc phải
xử những vụ điển hình để răn đe và ngăn chặn những vụ tai nạn tương tự trong
tương lai.
Thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi
năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích. Trong đó, nhóm 15-19
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến nhóm tuổi 5-14, thấp nhất là nhóm tuổi 0-4.
Để giúp trẻ nhận thức những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường,
trong đó có sự thiếu ý thức của người lớn, trong Quyết định số 4501 ban hành
chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, học sinh giai đoạn
2021-2025, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh việc tăng cường giáo dục, trang bị cho trẻ
em, học sinh kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các
hoạt động giáo dục về kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa.
Mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có kế hoạch
và tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh kiến thức, kỹ
năng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và phối hợp chặt chẽ với gia
đình trong việc quản lý, giám sát trẻ em, học sinh trong thời gian các em học
trực tuyến, nghỉ học, nghỉ hè.
.
===================================================
.
Đồng Tháp: bé trai 10 tuổi rơi
xuống trụ bê tông vẫn chưa được cứu
RFA
03-01-2023
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/boy-trapped-concrete-pile-01032023080603.html
Cháu trai 10 tuổi tại Đồng Tháp bị rơi xuống ống trụ
bê tông từ trưa 31/12/2022 đến chiều ngày 3/1/2023 vẫn chưa được cứu.
Truyền thông Nhà nước cập nhật thông tin công tác cứu
hộ tính đến lúc gần 18:00 giờ chiều ngày 3/1.
Lực lượng cứu hộ và
người hiếu kỳ tại hiện trường vụ tai nạn ngày 2/1/2023. AFP
Theo thông báo của ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp, công tác cứu hộ gặp
khó khăn vì kết cấu đất chặt. Đơn vị thi công đang nghiên cứu áp dụng phương
pháp khoan xoáy nước để thúc đẩy hoạt động cứu cháu bé.
Tin cho biết vào sáng ngày 3/1, Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều- Phó Tư lệnh
Quân khu 9 thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đến hiện trường vụ cháu trai 10 tuổi
rơi xuống trụ bê tông sâu 35 mét tại công trình cầu Rọc Sen ở Xã Phú Lợi, huyện
Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Ông này cũng nói địa chất, địa hình nơi xảy ra vụ tai nạn có cấu trúc
phức tạp. Sau khi được tin về vụ việc, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đã chỉ đạo Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp đến hỗ trợ, cũng như chỉ đạo đặc công Quân khu 9
cùng tham gia công tác cứu nạn nhân.
Ông Nguyễn Minh Triều còn cho biết thêm Ban Thường Vụ Bộ Tư lệnh, Quân
khu 9 sẽ hỗ trợ một căn nhà cho gia đình nạn nhân.. Lý do vì thấy gia đình có
hoàn cảnh khó khăn, con nhỏ, ít đất, công việc không ổn định.
Vụ tai nạn xảy ra lúc khoảng 11:30’ ngày 31/12 khi cháu bé 10 tuổi cùng
một số bạn trong xóm đi vào công trình cầu Rọc Sen để nhặt sắt. Các bạn đi cùng
hô hoán để người lớn đến cứu nhưng bất thành. Lực lượng cứu hộ sau đó đã vào cuộc.
.
================================================
Vụ
bé trai rơi xuống móng cọc 35m: Ít hy vọng dù thủ tướng Việt Nam vào cuộc
03/01/2023
Trong khi hàng trăm nhân viên của lực lượng cứu hộ ở Việt Nam vẫn đang
tìm cách đưa lên mặt đất một bé trai bị rơi xuống một móng cọc bê tông tại một
công trường xây dựng ở Đồng Tháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phải ra lệnh cho
nhiều đơn vị vào cuộc sau hai ngày chưa cứu được nạn nhân bị mắc kẹt.
https://gdb.voanews.com/09410000-0a00-0242-b104-08daed90d5ab_cx0_cy8_cw0_w1023_r1_s.jpg
Lực lượng Cảnh sát
Phòng cháy Chữa cháy và Cứu nạn, Cứu hộ làm việc xuyên đêm để tìm cách giải cứu
bé trai bị rơi xuống ống trụ bê tông sâu 35m tại một công trường xây dựng ở Đồng
Tháp.
Theo truyền thông trong nước đưa tin, bé trai có tên Thái Lý Hạo Nam đã
rơi xuống một ống trụ bê tông đường kính 25cm được đóng xuống lòng đất sâu khoảng
35m trong khi cùng 3 người bạn tìm nhặt phế liệu trong khu vực thi công của
công trình cầu Rọc Sen tại xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, thuộc tỉnh ở Đồng bằng
Sông Cửu Long.
Các báo trong nước cho biết, bé Nam được nghe thấy khóc kêu cứu ngay
sau khi rơi xuống móng cọc ngày 31/12. Các bạn của bé đã hô hoán và nhờ người đến
cứu bé trai 10 tuổi.
Khoảng 350 người trong 60 giờ qua đã sử dụng nhiều phương án khác nhau
để cứu bé trai, theo Viet Nam
Net đưa tin sáng ngày 3/1, nhưng việc cứu nạn gặp nhiều khó khăn do
“địa chất, địa hình; phương tiện tham gia giải cứu phải điều động từ nơi xa tới”.
Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của công an tỉnh Đồng Tháp đã triển khai nhiều
phương án cứu hộ với việc bơm liên tiếp ô-xy và truyền nước xuống cho bé trai cầm
cự. Tuy nhiên các lực lượng cứu hộ không nhận được phản ứng từ bé trai, theo tờ
báo mạng.
“Nghe tin con trai gặp nạn, tôi chạy đến hiện trường thì nghe tiếng kêu
cứu của con”, ông Thái Văn Tấn Tài, bố của bé Nam, nói với Viet Nam Net. “Một
lúc sau thì không nghe gì nữa”.
Vẫn theo tờ báo này, lực lượng cứu hộ cũng đã thử nhiều phương án như
đưa ống nhòm chuyên dụng của quân đội, camera hồng ngoại xuống để quan sát nạn
nhân bị mắc kẹt trong ống nhưng không đem lại kết quả.
Sau hai ngày giải cứu không có kết quả, Thủ tướng Chính hôm 2/1 đã có
công điện chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung cứu nạn để giải cứu bé trai,
theo Dân
Việt.
Ông Chính yêu cầu chủ tịch tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các cơ quan chức năng
phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng
Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải “huy động mọi lực lượng,
phương tiện cần thiết” để tập trung cứu người bị nạn.
Theo ghi nhận của Tin Tức vào
chiều ngày 3/1, lực lượng chức năng đã điều động và chuyển đến hiện trường thêm
một số thiết bị nhưng vẫn chưa cứu được cháu bé sau mọi nỗ lực trong 75 tiếng đồng
hồ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu được Tuổi
Trẻ trích lời cho biết các lực lượng “vừa cứu hộ tại chỗ vừa trưng cầu
ý kiến chuyên gia vừa kêu gọi sự giúp đỡ của tuyến trên, để làm sao rút ngắn thời
gian cứu bé”. Ông Bửu còn nói rằng khi nào đủ điều kiện sẽ rút trụ bê tông lên
và thực hiện các biện pháp cứu hộ.
Tuy nhiên, ông Bửu tiên lượng “khả năng sống sót thấp” của bé trai do ở
trong ống hẹp sang ngày thứ 4.
“Cháu bé rơi trong lòng ống hẹp ở độ sâu khoảng 35m. Do rơi thẳng xuống
như vậy nên khả năng cháu bé bị đa chấn thương; cũng như không đảm bảo không
khí để thở, bị lạnh, không ăn uống… nên tiên lượng xấu”, ông Bửu được Viet Nam
Net trích lời nói và cho biết đã dự trù phương án cấp cứu tại hiện trường.
Theo Dân Việt, thủ tướng chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan chức
năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để bảo đảm an toàn trong quá trình
thi công các công trình, dự án để không xảy ra các sự cố, tai nạn tương tự.
No comments:
Post a Comment