Việt
Nam lại in ‘Nơi sinh’ vào hộ chiếu sau các rắc rối với một số nước
03/01/2023
Từ ngày 1/1/2023, Bộ Công an và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài triển khai cấp hộ chiếu có bổ sung thông tin “Nơi sinh”, theo cổng thông
tin của bộ này.
https://gdb.voanews.com/09410000-0a00-0242-e31a-08daed878f78_cx0_cy33_cw0_w1023_r1_s.jpg
Mẫu hộ chiếu có ghi
"Nơi sinh" của Việt Nam, áp dụng từ ngày 1/1/2023. Photo Bo Cong an.
Việc đưa lại thông tin về nơi sinh này diễn ra sau
khi hàng loạt các quốc gia, trong đó có Đức, Tây Ban Nha, Pháp, và Hoa Kỳ, từ
chối tiếp nhận đơn xin thị thực nhập cảnh sử dụng hộ chiếu mới màu tím than của
công dân Việt Nam trong đó không có ghi nơi sinh.
Khác với hộ chiếu màu xanh lá cây trước đó, hộ chiếu mới của Việt Nam,
có hiệu lực từ đầu tháng 7/2022, không có mục “Nơi sinh” vì Bộ Công an nói
thông tin này “không bắt buộc phải có”, căn cứ theo quy định của Tổ chức Hàng
không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Vụ việc rắc rối này khiến Bộ trưởng Bộ Công an Tô lâm vào tháng 8/2022
“nhận trách nhiệm” trước quốc hội. Sau đó, Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Quản lý xuất
nhập cảnh in thông tin “Nơi sinh” vào mục bị chú của hộ chiếu mới kể từ ngày
15/9/2022.
Đến tháng 11/2022, Quốc hội Việt Nam “đồng ý” việc bổ sung này, vì rằng
các thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam là do Luật xuất
cảnh, nhập cảnh quy định.
Ngoài việc bổ sung thêm “Nơi sinh”, từ ngày 1/1/2023, hộ chiếu mới của
Việt Nam còn tách riêng “họ” và “chữ đệm và tên” trên 2 dòng riêng biệt, so với
hộ chiếu cũ chỉ có một dòng duy nhất là “Họ và tên”.
Động thái này được Bộ Công an cho là “tạo điều kiện thuận lợi cho công
dân Việt Nam khi làm thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú ở nước ngoài, giúp các cơ
quan chức năng nước ngoài phân định được “họ” và “tên” của công dân, hoặc tránh
nhầm lẫn trong việc giao dịch cũng như cấp giấy tờ cho công dân Việt Nam”.
Tuy nhiên, theo các ý kiến trong công chúng mà VOA
ghi nhận, thông tin giữa tiếng Việt Nam và tiếng Anh về mục này vẫn chưa rõ
ràng. Việc “Chữ đệm và tên” trong mẫu hộ chiếu mới được Bộ Công an dịch sang tiếng
Anh là “Given names” (tên gọi) vẫn không thể giúp người nước ngoài phân biệt
đâu là “Chữ đệm” và đâu là “tên”. Do đó, vô hình trung, người nước ngoài có
khả năng sẽ tiếp tục dùng “Chữ đệm” để chỉ tên gọi người Việt trong các giấy tờ
di trú.
No comments:
Post a Comment