Đảng
với chính sách "bảo tồn văn hóa" để củng cố quyền lãnh đạo theo mô
hình "chủ nghĩa tân bảo thủ"
Bài bình luận của TS Phạm
Quý Thọ,
GS,TS., nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện
Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam
01-1-2023
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/party-culture-neo-conservatism-01012023075130.html
Sau khi giành thế "thượng phong" tại Đại
hội 13 Đảng Cộng sản năm 2021 Đảng Cộng sản triển khai nhiều chính sách quyết
đoán chưa từng có để củng cố quyền lực, và một trong số đó là chính sách bảo tồn
văn hoá. Sự cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề trên được khẳng định. Trong
Hội nghị Văn hóa toàn quốc tại Hà Nội triển khai Nghị quyết Đại hội trên ông Tổng
bí thư đã nhấn mạnh: “văn hoá còn thì dân tộc còn” và yêu cầu phải nâng cao nhận
thức và năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn
hóa.
Cờ CHXHCNVN và cờ đảng
cộng sản tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội ngày 27 tháng 1 năm 2021. AFP
Chủ quyền chính trị
Bảo tồn văn hoá chống lại bành trướng các giá trị tự do dân chủ của văn
hoá phương Tây thông qua thị trường trong quá trình toàn cầu hoá. Chính
sách bảo tồn văn hoá mang ý nghĩa khẳng định “chủ quyền văn hoá”, một dạng quyền
lực nhà nước phải được nuôi dưỡng và phát triển gắn với “chủ quyền chính trị”,
trong đó một chế độ chính trị có chủ quyền cần phải quan tâm đến việc bảo vệ
văn hóa của mình. Chính sách bảo tồn văn hoá quan trọng với các nước đang phát
triển nói chung và đặc biệt đối với các chế độ với ý thức hệ chủ nghĩa cộng sản
chuyển đổi sang kinh tế thị trường.
Vấn đề bảo tồn văn hoá mang tính lịch sử gắn với sự phát triển của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở phương Tây, thành công và thúc đẩy toàn
cầu hoá thông qua thị trường cùng với sự bành trướng về văn hoá ngày càng mạnh
mẽ. Sau khi chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống chính trị với ý thức hệ đối nghịch
kết thúc với sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản trước chủ nghĩa xã hội, chính
sách bảo tồn văn hoá trở nên cấp thiết cho các nước chuyển đổi thể chế từ tập
quyền cộng sản sang dân chủ trong sự bất định hình thành trật tự thế giới mới.
Các yếu tố văn hóa đã dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế khiến
cả thế giới quan tâm. Tồn tại hai quan điểm chủ yếu phản ánh những giải thích
khác nhau về vai trò thay đổi của văn hóa trong quan hệ quốc tế. Thứ nhất, lập
luận cốt lõi của nhà chính trị học Hoa Kỳ Francis Fukuyama (1952 - ) được thể
hiện trong cuốn “The end of history and the last man” (1989), rằng hệ tư tưởng
tự do phương Tây đã đánh bại tất cả các hệ tư tưởng khác, và các thể chế tự do
phương Tây rất có thể trở thành “điểm cuối cùng của sự tiến bộ của nhân loại
trên toàn thế giới” và “hình thức cai trị chính trị cuối cùng trên toàn thế giới”,
có nghĩa là chính xác là “sự kết thúc của lịch sử”, bởi vì lịch sử sẽ không còn
phát triển theo những hướng mới nữa.
Thứ hai, quan điểm về “sự đụng độ của các nền văn minh” (1993) của
giáo sư trường Harvard nổi tiếng Samuel T. Huntington (1927-2008) rằng
khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thời kỳ thống trị của phương Tây trong chính trị
quốc tế sẽ chấm dứt, và trung tâm của các mối quan hệ quốc tế sẽ chuyển sang
trò chơi ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn minh phương Tây và các nền văn
minh ngoài phương Tây, hoặc giữa các nền văn minh ngoài phương Tây. Ngoài ra, Vị
giáo sư Hoa Kỳ cho rằng trong các xã hội đang chuyển đổi sự phát triển hoặc hiện
đại hóa kinh tế không thể thay đổi chế độ chính trị “như một biến số của cái
trước”, và nêu điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ là thể chế hóa và ổn định.
Ông coi thước đo của một hệ thống chính trị là khả năng giữ trật tự của nó và từng
khuyên giới tinh hoa Đông Âu hậu Cộng sản nên áp dụng cách tiếp cận dần dần đối
với kinh tế thị trường và cải cách đa đảng.
Tứ trụ của Đảng cộng sản
Việt Nam (từ trái sang): Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, TBT Nguyễn Phú Trọng,
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh
AFP
.
"Chủ nghĩa tân bảo thủ"
Vấn đề bảo tồn văn hoá đặc biệt quan trọng đối với những nước có thể chế
chính trị do độc Đảng CS lãnh đạo đang tiến hành chuyển đổi kinh tế sang thị
trường trong bối cảnh toàn cầu hoá, điển hình là Trung Quốc. Khác với sự chuyển
đổi của các nước Đông Âu từng là xã hội chủ nghĩa, sự lựa chọn cách tiếp cận cải
cách của ĐCS Trung Quốc đã mang lại thành công kinh tế, và từng được coi là mô
hình chính trị “kiểu mẫu” cho nhiều nước đang phát triển. Giới lãnh đạo Trung Quốc
khẳng định sự thành công là do chính sách cải cách và mở cửa nhờ tư tưởng thực
dụng trong khi giới lãnh đạo phương Tây cho rằng nhờ họ mở rộng đầu tư và
thương mại trong “chính sách can dự” của Trung Quốc với triết lý tăng trưởng
kinh tế sẽ làm thay đổi chế độ độc đoán sang dân chủ, tự do.
Ở Trung Quốc chủ quyền văn hóa ở được nâng tầm lý luận và thực
hành, trong đó ông Vương Hộ Ninh, người được mệnh danh là nhà lý luận cung
đình, có vai trò đóng góp quan trọng. Bài luận “Mở rộng văn hóa và chủ quyền văn
hóa: Thách thức đối với khái niệm chủ quyền” (1994) được cho là lấy cảm hứng từ
quan điểm nêu trên của GS Samuel P. Huntington, và theo các nhà phân tích, góp
phần tạo ra “phiên bản lý thuyết hiện đại hóa dành riêng cho Trung Quốc”. Ngoài
ra, vị trí quyền lực của ông ta trong Thường trực Bộ Chính trị giúp ông có điều
kiện làm ‘quân sư’ cho ba đời Tổng Bí thư ĐCSTQ thực hành “công nghệ
chính trị” đặc thù này.
Với cách tiếp cận của tư tưởng thực dụng giới lãnh đạo Đảng CS Trung Quốc
thực hành quan điểm này, và kết quả là "chủ nghĩa độc tài mới", còn
được gọi là “chủ nghĩa tân bảo thủ” (tiếng Trung: 新保守主义) ra đời. Đó là một trào lưu tư tưởng chính trị,
trong đó Đảng CS Trung Quốc thiết lập một nhà nước hùng mạnh để tạo điều kiện cải
cách thị trường. Tuy nhiên, mô hình trên đang gặp thách thức từ khi Tập Cận
Bình nắm quyền tại Đại hội 18 Đảng CS (năm 2012). Trung Quốc đã trỗi dậy hung
hăng chống các giá trị văn hoá phương Tây, chiến lược Zero-Covid làm giảm mức
tăng trưởng kinh tế, “chính sách can dự” được cho là “ảo tưởng” và buộc phải điều
chỉnh để cạnh tranh.
Ấn vàng Triều Nguyễn bị rao đấu giá ở
Pháp
.
Phiên bản Việt Nam
Ở Việt Nam sau thời kỳ bất ổn kinh tế vĩ mô và thể chế khuynh hướng
"chủ nghĩa tân bảo thủ" dần chiếm ưu thế. Sau khi phá vỡ quy định giới
hạn tuổi và nhiệm kỳ của Tổng Bí thư như “trường hợp đặc biệt” tại Đại hội 13
ĐCS năm 2021 chủ trương xây dựng mô hình Đảng – Nhà nước mạnh được khẳng định,
phiên bản đặc thù theo "chủ nghĩa tân bảo thủ" có nguồn gốc Trung Quốc,
để theo đuổi tăng trưởng kinh tế nhanh nhờ thị trường. Đảng CS nỗ lực thực hành
bảo tồn văn hoá như một công cụ để củng cố “chủ quyền chính trị” của mình, nhấn mạnh tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin chống lại sự bành trướng của
các giá trị tự do dân chủ phương Tây.
Khuyến khích “cả hệ thống chính trị vào cuộc; Thúc đẩy đầu tư công,
tuyên truyền rầm rộ tỷ lệ tăng trưởng GDP cao 8,02% năm 2022; Đẩy mạnh văn hoá
chính trị được trong đối ngoại vượt qua khác biệt chế độ chính trị vì mục đích
kinh tế; Quyết liệt trừng phạt nhiều quan chức cao nhất vì tham nhũng và bất
tuân. Thực hiện bắt giữ ‘các đại gia’ làm rối loạn thị trường và lừa đảo các
nhà đầu tư trái phiếu bất động sản… Đảng CS đang thực hiện các động thái “quyết
đoán chưa từng có” nhằm củng cố mô hình chính trị mới, tuy nhiên liệu có thể
tránh được những thách thức mà mô hình chính trị Trung Quốc đang phải đương đầu?
-----------------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
.
Tin, bài liên quan
BLOG
·
Chỉ
đạo giao đấu trên sân Ba Đình là... “đỉnh của đỉnh”?
·
Ông
T’rạc cô đơn giữa đêm đông lạnh giá
·
Đảng
- Nhà nước không thể “mạnh” nếu thiếu mô hình kinh tế tương thích
·
Quan
hệ Việt – Mỹ sẽ về đâu sau chuyến công du Đông Nam Á của TT Biden?
·
Giải
mã vài hiện tượng trong “các buổi chầu” của ông Nguyễn Phú
Trọng
No comments:
Post a Comment