Trung
Quốc đang làm gì ở Tân Cương: Bên trong thuộc địa kiêm nhà tù thời kỹ thuật số
Nơi
những người vô tội trở thành “tội phạm tiềm tàng”.
Y CHAN - LUẬT KHOA
26/07/2022
Bìa
sách: Amazon. Ảnh nền: Những người Tân Cương bản địa trong một “trung tâm giáo
dục”. Nguồn: Human Rights Watch
Thử nhắm mắt
lại và tưởng tượng.
Ở nơi bạn
sinh sống, một ngày đẹp trời chính quyền huy động hàng triệu cán bộ từ nơi khác
đến để thẩm tra từng người, lọc ra những ai là “tội phạm tiềm tàng”. Họ tống
hàng triệu người địa phương vào các trại tập trung kiêm nhà tù để “giáo dục lại”.
Họ biến toàn bộ khu vực bạn sống thành một nhà tù khổng lồ, cứ vài trăm mét lại
có một trạm canh gác kiểm soát.
Sẽ hơi khó
hình dung, vì những chuyện như vậy chưa xảy ra tại Việt Nam.
Nhưng nếu
bạn đã hoặc đang sống tại Tân Cương, và không phải người gốc Hán, những điều
trên không cần phải tưởng tượng.
Đó là thực
tế đã diễn ra trong gần một thập niên qua.
Kể từ năm
2017, ước tính 1,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ (Uyghurs), người Kazakh và người Hồi
(Hui) đã bị đưa vào các nhà tù tập trung để “cải tạo”. Trong số đó, nhiều người
là “tội phạm tiềm tàng”, được lọc ra khi chính quyền huy động 1,1 triệu cán bộ
từ nơi khác đến, cho đi từng làng để thẩm tra những kẻ đáng nghi. Chính quyền
Tân Cương công bố trong ba năm từ 2017 đến 2020, họ đã truy tố hơn 533.000 người,
tỷ lệ cao gấp sáu lần so với con số bình quân của cả nước.
Các con số
này, cùng rất nhiều dữ kiện khác được tập hợp trong cuốn sách “In the Camps: China’s High-Tech Penal Colony” của
nhà nghiên cứu Darren Byler, là minh chứng cho chính sách đàn áp vô nhân đạo mà
chính quyền Trung Quốc áp đặt lên người bản địa ở Tân Cương. [1]
Darren
Byler gọi cách quản lý, hay chính xác hơn là cách chính quyền trung ương “cai
trị” nơi đây, là một kiểu thuộc địa kiêm nhà tù thời công nghệ cao.
Vùng đất mới hay thuộc địa điển hình
Lược sử của
khu vực này được Byler điểm qua trong phần đầu cuốn sách.
Không phải
ngẫu nhiên mà khu vực cực Tây Bắc của Trung Quốc này được gọi là “Tân Cương”,
có nghĩa là “biên giới mới”.
Suốt hai
ngàn năm qua, trong phần lớn thời gian, những người Duy Ngô Nhĩ và các tộc người
khác sinh sống độc lập tại đây. Đến thế kỷ 18, triều đình Mãn Thanh xâm chiếm một
phần lãnh thổ ở khu vực này. Sau Thế chiến II, số phận của Tân Cương vẫn chưa
được định đoạt: hoặc trở thành một quốc gia trong Liên bang Xô Viết, hoặc là một
phần của nước Trung Quốc mới. Đến năm 1949, các lãnh đạo cộng sản của Liên Xô
và Trung Quốc đạt được thỏa thuận để Trung Quốc “chiếm đóng” khu vực này. Hàng
triệu cựu quân nhân người Hán được chuyển lên Tân Cương để định cư.
Vào năm
1949, thời điểm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, những người Duy Ngô
Nhĩ chiếm đến 80% dân số tại Tân Cương. Người gốc Hán chỉ có khoảng 6%.
Ngày nay,
trong khi người Duy Ngô Nhĩ chỉ còn chiếm ít hơn 50% dân số của khu vực, tỷ lệ
người Hán đã lên đến hơn 40%.
Sự thay đổi
chóng mặt trong cơ cấu dân số là kết quả của chính sách đưa người Hán lên Tân
Cương, kết hợp với đàn áp người bản địa, bao gồm bắt bỏ tù và cấm sinh đẻ.
Trên thực
tế, vi phạm các quy định về kế hoạch hóa gia đình là một trong những lý do đẩy
người bản địa vào các trại tập trung. Những phụ nữ đến tuổi sinh đẻ không chủ động
thực hiện các biện pháp triệt sản sẽ không được xem là “công dân đáng tin”
(trustworthy citizen). Tài liệu của nhà nước cho thấy khoảng 10% những người bị
nhốt trong các trại cải tạo có “tội” không tuân thủ kế hoạch hóa gia đình.
Tác giả
cho biết, kể từ khi chính quyền áp dụng chính sách cải tạo tập trung và giới hạn
quyền sinh sản của cộng đồng theo đạo Hồi ở Tân Cương, tại một số khu vực, tỷ lệ
sinh của người Duy Ngô Nhĩ tụt giảm từ 50 đến 80%.
Vào thời
điểm ban đầu, dù số lượng người Hán di dân đến Tân Cương tăng lên, phần lớn họ
sinh sống ở phía Bắc của khu vực, tách biệt với những người bản địa tập trung ở
phía Nam.
Đến thập
niên 1990, khi Trung Quốc chuyển hướng sang kinh tế thị trường, tập trung cho
xuất khẩu, khu vực giàu tài nguyên ở phía Nam Tân Cương trở thành thỏi nam
châm. Hàng triệu người Hán tập trung về đây, xây dựng cơ sở hạ tầng để khai
thác tài nguyên.
Hình : https://2xjs7y10oiyz26vqxu2hok6y-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2022/07/Protest.jpg
Người
Duy Ngô Nhĩ biểu tình phản đối chính quyền vào tháng 7/2009. Ảnh: Peter Parks/
AFP/ Getty Images.
Những thay
đổi kinh tế – xã hội đẩy người bản địa vào tình cảnh khó khăn. Chính sách thiên
vị người Hán khiến sự bất mãn tăng cao. Các cuộc biểu tình nổ ra. Chính quyền
trả lời bằng vũ lực. Người bản địa tiếp tục phản đối. Vòng xoáy bạo lực lên đến
đỉnh điểm vào năm 2009 với các cuộc bạo loạn khiến hàng trăm người Hán và người
bản địa thiệt mạng.
Chính quyền
trung ương giải quyết các bất ổn xã hội – vốn dĩ do chính sách của họ gây ra –
bằng cách nâng cấp vũ lực và mức độ kiểm soát, biến toàn bộ khu vực này thành một
nhà tù khổng lồ.
Trại cải tạo hay nhà tù trá hình
Trọng tâm
của cuốn sách là các cuộc phỏng vấn trực tiếp mà Darren Byler thực hiện với những
người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh và người Hồi đã từng là nạn nhân của các trại tập
trung ở Tân Cương.
Chính quyền
gọi các cơ sở này là những “trung tâm giáo dục”. Còn qua lời kể của các nạn
nhân, cùng với vô số tài liệu và hình ảnh làm bằng chứng, những nơi này hiện
nguyên hình. Chúng không chỉ là các nhà tù hiện đại, kiên cố với lính canh dày
đặc được trang bị súng ống tận răng. Nếu đặt mình vào vị trí của các nạn nhân,
người đọc sẽ không khỏi có cảm giác đây là những nhà giam thời trung cổ.
Các phòng
giam nhồi nhét vài chục người (tối đa lên tới 60 người một phòng). Có phòng
giam vài chục người dùng chung một cái bô để đi vệ sinh, và chỉ được cho phép đổ
bô mỗi tuần một lần, bất kể nó tràn ra hôi thối đến đâu. Mỗi tuần, các “học
viên” cũng chỉ được phép tắm một lần trong vài phút. Cá biệt, có nơi “học viên”
mấy tháng liền không được tắm.
Thứ duy nhất
“hiện đại” về những nơi này là chiếc roi điện luôn sẵn sàng chích vào đầu các
“học viên” và hệ thống camera theo dõi dày đặc. Nhất cử nhất động của những người
bị giam đều trong tầm quan sát của camera, và mọi “sai phạm” lớn nhỏ đều bị trừng
phạt.
“Tội” của
họ? Một du học sinh bị bắt vì dùng phần mềm VPN vượt tường lửa để truy cập hộp
thư Gmail của trường. Một nông dân bị bắt vì điện thoại cài Facebook, Instagram
và Whatsapp. Một người bán sim bị bắt vì để khách hàng dùng chứng minh thư của
mình đăng ký. Người khác bị bắt vì đến nhà thờ quá nhiều lần. Người để râu dài
hoặc mặc quần ngắn. Người thì bỗng dưng bỏ thuốc hoặc bỏ rượu.
Chính quyền
xem tất cả những hành vi đó là dấu hiệu “pre-crime” (“tiền tội phạm” hay “dự
đoán hành vi phạm tội”). Họ thậm chí phát hành tài liệu ghi rõ “75 hoạt động
tôn giáo cực đoan”, trong đó bao gồm những “tội” như trên.
Những ai bị
phát hiện hoặc nghi ngờ có thực hiện các hoạt động trong danh sách đều được cho
vào trại để “giáo dục lại”.
Họ được
“giáo dục” những gì? Các “học viên” phải dành phần lớn thời gian để học tập những
điều Chủ tịch Tập Cận Bình dạy, xem các video tuyên truyền về thành tựu vĩ đại
của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và học các bài hát ca ngợi đảng.
Ảnh
vệ tinh cho thấy một trại tập trung ở Tân Cương được xây dựng chỉ trong thời
gian ngắn. Nguồn: ICIJ.
Ngay cả
sau khi “tốt nghiệp”, được cho ra khỏi trại, những người bản địa ở Tân Cương vẫn
không thoát khỏi nhà tù lớn.
Họ không
được phép ra khỏi khu vực sinh sống cố định. Các trạm kiểm soát được dựng lên
khắp nơi, chỉ cách nhau vài trăm mét với hệ thống camera hiện đại tự động truy
tìm và cảnh báo những ai trong danh sách “tiền tội phạm”.
Chỉ cần vô
tình bước chân ra khỏi ranh giới quy định, họ hoàn toàn có thể bị bắt trở lại
vào trại.
***
Tin tức về
Tân Cương có lẽ không mấy xa lạ với những người Việt Nam quan tâm đến tình hình
Trung Quốc.
Rất nhiều
người đã tố cáo các chính sách đàn áp người bản địa, vi phạm nhân quyền nghiêm
trọng mà chính quyền Trung Quốc thực hiện ở khu vực này.
Nhưng nghe
đi nghe lại những lời tố cáo “diệt chủng” cũng khó gợi cho chúng ta cảm xúc gì,
nếu như không thật sự sống trong hoàn cảnh của các nạn nhân.
Các nhân
chứng được kể lại trong quyển sách của Darren Byler cho người đọc thêm một góc
nhìn chân thật về thứ “xã
hội hài hòa” đáng sợ mà Trung Quốc đang xây dựng. [2]
Bạn có
thể mua quyển “In the Camps: China’s High-Tech Penal Colony” bản tiếng
Anh tại đây. Luật Khoa được hưởng chiết khấu nếu bạn mua
sách từ link của Amazon theo chương trình Amazon
Associates.
Bài viết
nằm trong mục Đọc sách cùng Đoan Trang, đăng vào tối thứ Ba hàng tuần. Bài cộng
tác xin gửi cho chúng tôi tại đây.
Ban
biên tập Luật Khoa tạp chí, bao gồm Đoan Trang, rất mong chờ bài viết của bạn.
Chú
thích
1. In
the Camps: China’s High-Tech Penal Colony: Byler, Darren: 9781735913629:
Amazon.com: Books. (2021). Amazon.
2. Y
Chan. (2022, July 19). Đọc “xã hội hài hòa” của Trung Quốc: Biết để soi
mình, hiểu để rùng mình. Luật Khoa Tạp Chí.
No comments:
Post a Comment