Tại
sao Ngoại trưởng Mỹ Blinken hủy chuyến đi Việt Nam?
07/07/2022
https://gdb.voanews.com/10050000-0aff-0242-794c-08da5f0c5c8f_w650_r1_s.jpg
Ngày 9 và 10 tới đây, đáng ra Ngoại
trưởng Blinken đến Hà Nội, theo các nguồn tin ẩn danh của cả Mỹ lẫn Việt Nam từ
cuối tuần trước. Giờ đây, chuyến thăm đã bị “đình hoãn” (postpone) hay “hủy hẳn”
(cancel).
Dù có
truyền thống “ai cũng làm bạn” bao nhiêu đi nữa, sẽ đến lúc Việt Nam không thể
chấp nhận việc mình chẳng giống ai trong thế giới ngày nay…
Ngày 9
và 10 tới đây, đáng ra Ngoại trưởng Blinken đến Hà Nội, theo các nguồn tin ẩn
danh của cả Mỹ lẫn Việt Nam từ cuối tuần trước. Giờ đây, chuyến thăm đã bị
“đình hoãn” (postpone) hay “hủy hẳn” (cancel), giới phân tích cũng chưa thể biết
một cách chắc chắn. Có phải vì “tuần lễ ngoại giao con thoi” quá nhiều các sự
kiện đến mức Ngoại trưởng Antony Blinken buộc phải hoãn chuyến thăm vốn đã được
lên kế hoạch từ trước, hay vì những nguyên nhân khác?
*
Các sự kiện
trong “tuần lễ ngoại giao mắc cửi” đã diễn ra với nhịp độ chóng mặt đối với giới
quan sát. Ngoại trưởng Nga, Trung Quốc và nhiều quan chức ngoại giao các nước
khác đi lại nhộn nhịp giữa các thủ đô ASEAN. Đáng chú ý là lịch trình châu Á của
Ngoại trưởng Blinken. Hai chặng dừng chân quan trọng nhất của ông là ở Bali
(Indonesia) và Bangkok (Thái Lan) từ mồng 6 đến 11/7. Tại Bali ông tham gia cuộc
họp các Ngoại trưởng G-20. Còn ở Bangkok, Blinken sẽ thảo
luận với các nhà lãnh đạo Thái Lan về các vấn đề của năm APEC 2022, do Thái Lan
làm Chủ tịch. Chặng ghé Hà Nội được lên kế hoạch từ trước bị hủy đặt
ra khá nhiều suy đoán theo các chiều hướng lẫn lộn. Những người lạc quan đối với
tương lai quan hệ Mỹ – Việt thì cho rằng, sẽ chẳng có xáo trộn gì lớn trong
bang giao hai nước. Ông Blinken không ghé qua Hà Nội lần này chẳng qua là do lịch
trình. Từ này đến trước tháng 11, thế nào Blinken cũng còn có dịp quay lại châu
Á (nhân dịp họp Cấp cao Đông Á chẳng hạn) và ông sẽ gặp các nhà lãnh đạo Việt
Nam để chuẩn bị cho chuyến thăm cấp Nguyên thủ của Tổng thống Biden vào dịp cuối
năm.
Những người
thận trọng hơn đối với mối bang giao đầy duyên nợ Việt – Mỹ không nhìn nhận vấn
đề đơn giản như thế. Ít nhất là vì các lý do có thể kiểm chứng. Thứ nhất, chuyến đi Việt Nam
của Ngoại trưởng Blinken đã được hai Bộ Ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ bắt tay
chuẩn bị ngay sau khi nhân vật số hai ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – bà Thứ trưởng
Wendy Sherman – kết thúc các buổi làm việc với các đối tác. Sau hơn 3
ngày ở Việt Nam, các bên dường như đi đến được thỏa thuận quan trọng, bà
Thứ trưởng đồng ý phối hợp thúc đẩy chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden
trong năm 2022, còn Hà Nội cam kết sẽ nâng tầm quan hệ lên mức cao hơn.
Tuy ý tứ được đánh tráo lắt léo để truyền thông Việt Nam dịp ấy “show-up” một
ngoại lệ. Các trang mạng chính thức trong nước đều nhấn mạnh đến chủ đề “thúc
đẩy chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden trong năm 2022”. Nói
ngoại lệ là vì, nếu không có phép từ cấp cao thì “nền báo chí tự do” của Hà Nội
không đời nào dám “cầm đèn chạy trước ô tô” như thế. Để có thể thúc đẩy một nghị
trình “Ngoại giao Nguyên thủ”, Ngoại trưởng hai nước phải đứng ra dàn xếp nội
dung là chuyện hiển nhiên. Trong trường hợp Mỹ – Việt có khi phải cần đến vài
đoàn “tiền trạm” (Third Party) là ít.
Thứ hai, thời điểm truyền thông Việt Nam
“chơi kiểu cha nội” như trên, dư luận ngầm hiểu, sau hậu trưởng đã có sự mặc cả. Tổng thống Mỹ không thể thăm Việt
Nam mà ra về tay không, nếu như Hà Nội không cam kết một vài nội dung thực chất: Việt
Nam “can dự” đến mức nào đối với các “trụ cột chính sách” của ông Biden, đặc biệt
là sự liên đới của Việt Nam đối với “Khung khổ Kinh tế của Indo-Pacific” (IPEF)
và với các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu (COP-26). Mỹ đủ
kiên nhẫn chiến lược để chưa nói tới “Bộ Tứ”, hay “Bộ Ngũ” của “Không gian Ấn Độ
– Thái Bình dương Tự do và Rộng mở” (FOIP). Nhưng nếu Việt Nam cam kết sẽ là một
trong 14 thành viên của IPEF, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu nhiều lần phía Mỹ nêu
ra, nâng quan hệ hai nước lên tầm “đối tác chiến lược” (SP) thì mọi chuyện sẽ
là “happy-ending”. Một cách ngắn gọn, “Kinh tế – Môi trường – Chiến lược” là ba
trong nhiều thỏa thuận then chốt khác (như thay thế vũ khí, giúp xây dựng cơ sở
hạ tầng và phát triển bền vững…) để quan hệ Mỹ – Việt có thể mở ra một chương mới
về chất.
Thứ ba, thỏa thuận ngầm nói trên mới ở dạng
sơ bộ, bỗng dưng bị “xóa sổ”. Vấn đề ở đây là thỏa thuận nào bị hủy: kinh tế,
môi trường hay chiến lược? Kinh
tế thì chắc là không rồi! Thủ tướng Phạm Minh Chính đã “bôn ba” trên đất Mỹ 7
ngày (từ 11 – 17/5/2022) để vận động nhiều tập đoàn Mỹ vào Việt Nam và đã
thu được một số kết quả thực chất, tạo động lực cho quan hệ hai nước tiếp tục
phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư,
theo như đánh giá của bà Sherman. Hay tại vì Việt Nam đàn áp những
người đấu tranh vì môi trường? Việc Việt Nam mới đây bắt bỏ tù nhà hoạt động
môi trường nổi tiếng Ngụy Thị Khanh gây làn sóng phản đối khắp nơi. Anh cùng Mỹ
và nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho bà.
Michael Sutton, Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường Goldman phát biểu: “Đã
đến lúc Hoa Kỳ nên thực sự ‘vứt găng tay xuống sàn’ và tuyên bố rõ với Việt Nam
rằng, những việc làm như thế từ nay chúng ta sẽ không thể dung thứ”. Nhưng
có lẽ quan trọng nhất là việc nâng cấp quan hệ lên SP bị chối bỏ. Mặc dù, khi
hai Bộ Ngoại giao bắt tay chuẩn bị cho chuyến thăm cấp cao, dường như Việt Nam
đã chấp thuận vấn đề này sau nhiều năm đình hoãn. Tuy nhiên, đến phút chót, trước
ngày Blinken từ Jakarrta lên đường sang Hà Nội, “bàn
tay vô hình” nào đó đã “postpone” các thỏa thuận khó khăn lắm mới đạt được
trong bang giao Việt – Mỹ.
Thứ tư, một nguyên nhân khác, cũng có thể góp
phần quan trọng vào việc hủy bỏ chuyến thăm: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nắm khá rõ
nghị trình làm việc của Ngoại trưởng Nga ở Hà Nội từ ngày 5 – 6/7 trong bối cảnh
Moscow bị nhiều nước phương Tây cô lập, trừng phạt do gây ra chiến tranh xâm lược
Ukraine. Ngoại
trưởng Lavrov “khoe” trong cuộc họp báo hôm 6/7 tại Hà Nội, hai bên đã bàn thảo
về “các vấn đề do Mỹ và đồng minh phương Tây của Mỹ gây ra cho nền kinh
tế toàn cầu”. Ông Lavrov nhấn mạnh: “Chúng tôi đàm thoại chi tiết về
các vấn đề quốc tế, sự hợp tác của chúng tôi trong khuôn khổ Liên hiệp quốc, về
các diễn biến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương... Chúng tôi cũng đối
thoại về các vấn đề kinh tế toàn cầu gây ra bởi các nước phương Tây mà đứng đầu
là Hoa Kỳ”. Ông Lavrov còn lên tiếng bày tỏ sự biết ơn của Nga về những
lần Việt Nam bỏ phiếu trắng và phiếu chống tại Liên hiệp quốc liên quan cuộc
chiến Nga xâm lược Ukraine. Ngang nhiên hơn, Lavrov công khai việc Nga và Việt
Nam có chung nhận thức về cách thức tiếp tục các quan hệ thương mại, kinh tế và
đầu tư trong môi trường hiện nay để các quan hệ này “không bị tổn hại từ các lệnh
trừng phạt đơn phương và phi pháp do Mỹ, Liên hiệp châu Âu và các đồng minh của
họ ở khu vực công bố”. Về
phần mình, TBT Nguyễn Phú Trọng lắng nghe quan điểm của Ngoại trưởng Lavrov về
Ukraine. Chữ “lắng nghe” truyền thông trong nước dùng thật “điệu nghệ”! Tuy
nhiên, trái với hình ảnh tay bắt mặt mừng mà lãnh đạo và các quan chức Việt Nam
dành cho ông Lavrov, Ngoại trưởng Mỹ Blinken dự kiến sẽ không khoan nhượng với
Lavrov ở Bali, khi Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng “không
thể có chuyện vẫn cứ giao dịch, làm việc bình thường với Liên bang Nga được”.
Thứ năm, Ngoại trưởng Blinken có thể đã “xem
giỏ bỏ thóc” khi nhìn lại mối bang giao Trung – Việt gần đây. Tại cuộc tiếp xúc
giữa hai Ngoại trưởng Trung Quốc và Việt Nam hôm 4/7 tại Bagan (Myanmar) trong
khuôn khổ Hội nghị Mekong – Lan Thương (MLC), ông Vương Nghị khẳng định, Trung
Quốc mong muốn thông qua đối thoại và hiệp thương để giải quyết bất đồng trên
Biển Đông (Ý là loại các cường bên ngoài khu vực). Ngoại
trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang (ở Myanmar và trước
đó tại “Đối thoại Shangri-La”) đã phản ứng quá yếu ớt thậm chí là mâu thuẫn trước
các đòi hỏi và khiêu khích của Bắc Kinh. Trong khi đó, trước mắt, chính quyền
Biden muốn hợp tác với Việt Nam để chống đánh bắt cá trái phép, trong bối cảnh
đội tàu cá hùng hậu “không nể mặt ai” của Trung Quốc đang vơ vét sạch cá ở Biển
Đông cũng như tận diệt tài nguyên biển khắp thế giới. Lập trường của Mỹ về Biển
Đông ngày càng trở nên cứng rắn và điều này có lợi cho Việt Nam. Trước đây mấy
năm, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng tham gia RIMPAC, coi đấy là bước phát triển mới
trong quan hệ quân sự giữa hai nước. Năm 2012 Mỹ đã mời Việt Nam làm quan sát
viên và Hà Nội đã cử 6 sĩ quan đến quan sát diễn tập quân y. Năm
2016, 2018, Việt Nam đều cử quan sát viên. Nhưng năm nay, Việt Nam lại từ chối
không tham dự.
Sau cùng, tuy liệt kê vào cuối bài nhưng lại
quan trọng hàng đầu (last but not least), đó là mối quan hệ Việt – Mỹ – Trung
trong trận giáp la cà khốc liệt giữa các phe phái đang tỷ thí ở trong nước. Mặc dù Trung Quốc có ảnh hưởng tương đối
nhiều hơn ở Việt Nam, nhưng nhìn chung, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt
Nam không phải là tích cực. Dựa trên dữ liệu gần đây của “Asian Barometer
Survey” (ABS), chỉ 25% người Việt Nam được hỏi tin rằng Trung Quốc đã tạo ra
tác động tích cực đến đất nước của mình, nhưng đối với Hoa Kỳ, con số này lên tới
85%. Nói cách khác, tuyệt đại đa số người được hỏi ủng hộ Hoa Kỳ và hoan nghênh
Washington đến và mở rộng ảnh hưởng tại Việt Nam. Nhưng thành công của Trung Quốc
là đã tạo ra được một lobby khá mạnh trong nội bộ lãnh đạo ở hàng ngũ trung –
cao cấp, những người “chống Mỹ, bám Tàu” không phải xuất phát từ ý thức hệ mà
là từ kim tiền, chính xác hơn là để giành giật các vị trí quyền lực đẻ ra tiền
(Số này biết rõ hơn ai hết, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đâu còn tý gì là cộng sản
nữa đâu). Sự trồi sụt trong quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ do chính các đám
này, có khi ở ngay trên thượng tầng “Tứ Trụ” thao túng một cách tinh vi. Nay
mai, khi cái ghế Tổng Bí thư “clear”, mọi chuyện có khi sẽ trở nên “smooth” và
rõ ràng hơn.
*
Tóm lại,
sáu nguyên nhân liệt kê ở trên có thể chưa phải là tất cả những gì đang tạo nên
những cơn sóng “ly gián” hai con tàu Việt – Mỹ đang xích gần nhau hơn. Tuy
nhiên, nếu nhìn vào việc Mỹ bắt đầu trừng phạt các công ty Trung Quốc và Việt
Nam do làm ăn với Nga thì việc hủy chuyến thăm Hà Nội của ông Blinken và không
khí “tay bắt mặt mừng” của ông Trọng dành cho Lavrov là những tín hiệu đáng lo
ngại. Với đà này, “ngoại giao cây tre” của Việt Nam dễ bị “bão táp” của thời tiết
“hậu Ukraine” đánh cho tơi tả. Thật ra, Việt Nam cũng như một vài thành viên
ASEAN khác như Indonesia hay Singapore đều có các nguồn tài nguyên địa-chính trị
rất dồi dào mà nước lớn nào – Mỹ, Trung hay Nga – cũng đều cần đến trong việc
triển khai chính sách của họ. Nhưng phải thừa nhận, Singapore và Indonesia tận
dụng tài nguyên địa-chính trị ấy tốt hơn Việt Nam nhiều lần. Họ không bị nước lớn
bắt nạt hay coi thường (như trường hợp Trung Quốc đối với Việt Nam). Dù có truyền
thống “ai cũng làm bạn” bao nhiêu đi nữa, sẽ đến lúc Việt Nam không thể chấp nhận
việc mình chẳng giống ai trong thế giới ngày nay… Nếu ông Blinken không trở lại
Hà Nội như dự đoán của những người lạc quan, liệu sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước
của Tổng thống Biden cuối năm? Và nếu tới đây, quan hệ Việt – Mỹ vẫn giậm chân
tại chỗ, liệu Trung Quốc có tính toán lại việc lựa chọn mục tiêu Đài Loan hay
Việt Nam để khởi binh trước?
No comments:
Post a Comment