Năm
nước Nhóm BRICS đề xuất việc không sử dụng đồng đôla Mỹ liệu có dễ thực hiện?
01/07/2022
Theo tin tức
báo chí loan tải, 5 nước thuộc Nhóm BRICS xây dựng một đồng tiền dự
trữ quốc tế dựa trên rổ tiền tệ của các nước trong Nhóm đang được thiết kế nhằm
thay thế đồng tiền của Mỹ. Tuy nhiên, việc thay thế này thực tế là lật đổ
vai trò của Mỹ và đồng USD, đồng nghĩa với việc thay đổi trật tự thế giới...
Đề xuất của nhóm BRICS nhằm loại bỏ đồng đô la tiến hành ra sao và liệu
có thành công? Để trả lời cho câu hỏi này tưởng nên lược
qua phần tóm lược trích đoạn sau dựa vào bản văn của các cơ quan
truyền thông từ Ấn Độ, Đức, Pháp, Trung Đông và Mỹ bàn về cuộc họp của
Nhóm BRICS được tổ chức vào ngày 23.6.2022 vừa qua, cùng với bản
nghiên cứu của Đại học Canbridge nước Anh và của cơ quan truyền
thông Sputnik nước Nga về tham vọng của Nhóm BRICS liên quan đến đề
xuất phát triển đồng tiền mới nhằm thay thế đồng đô la của Mỹ.
✱ Lịch sử hình thành Nhóm BRICS
Các Bộ trưởng
ngoại giao của bốn nước BRIC đã gặp nhau tại thành phố New York (Hoa Kỳ) trong
tháng 9 năm 2006, tổ chức hàng loạt cuộc họp cấp cao. Hai năm sau, cuộc họp ngoại
giao quy mô hơn đã được tổ chức tại Yekaterinburg, Nga, vào ngày 16 Tháng 5 năm
2008.
Bốn nước BRIC đã tiến hành họp Hội nghị thượng đỉnh chính thức vào ngày 16
tháng 6 năm 2009 tại Yekaterinburg thuộc Nga, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo
như Luiz Inacio Lula da Silva-Ba Tây, Dmitry Medvedev-Nga, Manmohan Singh-Ấn Độ,
và Hồ Cẩm Đào-Trung Quốc. Nội dung của Hội nghị thượng đỉnh nhằm cải thiện
tình hình kinh tế toàn cầu và cải cách các tổ chức tài chính, thảo luận về việc
bốn nước có thể hợp tác vào các hoạt động tốt hơn trong tương lai. Nhóm còn thảo
luận việc đóng góp của các nước đang phát triển, chẳng hạn như các thành viên
BRIC có thể tham gia nhiều hơn vào các vấn đề toàn cầu. Kết quả của
hội nghị thượng đỉnh Yekaterinburg, các quốc gia BRIC đã công bố sự cần thiết về
một đồng tiền dự trữ toàn cầu mới, trong đó sẽ có tính đa dạng, ổn định và nhiều
triển vọng. Mặc dù không trực tiếp đối đầu với sự thống trị của đồng đô
la Mỹ - nhưng họ muốn làm sụt giảm giá trị của đồng USD so với các
đồng tiền khác trên thế giới.
Theo
Goldman Sachs dự báo, nếu không có gì xảy ra dựa về dự tính của họ, 50 năm nữa
các nước BRIC sẽ là những thế lực kinh tế rất lớn của thế giới. Chỉ trong vòng
40 năm (kể từ lúc Goldman Sachs công bố nghiên cứu của mình năm 2003), quy mô
kinh tế của (GDP tính theo dollar Mỹ) các nước BRIC đều sẽ vượt qua các nước G6
(Anh, Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản, Pháp) về GDP. Theo dự tính quy mô nền kinh tế
của Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2032, còn của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm
2041. Năm 2003, tổng GDP tính bằng dollar Mỹ của BRIC bằng 15% của tổng GDP của
G6. Nhưng đến năm 2040 thì sẽ trở nên ngang bằng và đến năm 2050 sẽ lớn gấp rưỡi.
Năm 2050, sáu nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ,
Nhật Bản, Brasil và Nga. Đó là theo dự tính nếu không có các biến cố...
Vào năm
2011, BRIC trở thành BRICS (them Nam phi gia nhập) gồm có 5 thành viên. Với Nga
có thể là ngoại lệ, thì các thành viên BRICS được coi là các quốc gia công nghiệp
hóa mới phát triển, nhưng là các nền kinh tế lớn và có ảnh hưởng đáng kể về các
vấn đề khu vực và toàn cầu. Năm 2012, năm nước nhóm BRICS có dân số là 42% dân
số thế giới, với GDP chiếm khoảng 13,6 nghìn tỷ USD (25%), và khoảng 4 nghìn tỷ
USD trong dự trữ ngoại tệ. (Theo Bách khoa Toàn thư mở)
✱ Trung Quốc tổ chức cuộc họp BRICS trong bối cảnh lo
ngại kinh tế gia tăng
Theo Ấn Độ
Thời Báo - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức một hội nghị thượng đỉnh
trực tuyến (23.6.2022) với các nhà lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi được
gọi chung là "BRICS", trong bối cảnh gia tăng lo ngại về triển vọng
kinh tế toàn cầu và sự chia rẽ chính trị ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và New
Delhi. Trong khi không có chương trình nghị sự nào được đưa ra về cuộc họp này,
Ukraine có thể là điểm nổi bật trong cuộc họp. Trung Quốc đã từ chối lên án cuộc
xâm lược của Nga trong khi chỉ trích các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow. Ấn Độ
đã tăng mạnh lượng mua dầu của Nga và Nam Phi đã bỏ phiếu trắng trong một cuộc
bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc lên án hành động của Nga.
Cùng với
ông Tập, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống
Nam Phi Cyril Ramaphosa và Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro dự kiến sẽ tham gia
hai ngày thảo luận. Trung Quốc đã tìm cách sử dụng các cuộc họp BRICS để
nâng cao tầm nhìn về một liên minh mới nhằm chống lại trật tự thế giới dân chủ
tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo, đồng thời mở rộng dấu ấn kinh tế và chính trị của
mình - to counter the US-led liberal democratic world order while expanding its
economic and political footprint. Ông Tập cam kết với ý tưởng về một
phương thức quản trị toàn cầu thay thế - nhưng chủ yếu là độc tài - đầu tư mạnh
vào các quốc gia như Campuchia, trong khi đàn áp các quyền dân sự ở Hồng
Kông và tăng cường quân đội để khẳng định các yêu sách của mình ở Biển
Đông và các mối đe dọa thôn tính Đài Loan bằng vũ lực.
Trong bài
phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh tế BRICS hôm thứ Tư (22.6.2022), ông Tập
cho biết cuộc xung đột ở Ukraine đã "gióng lên hồi chuông cảnh báo cho
nhân loại," tiếp tục quan điểm trung lập chính thức trong khi ủng hộ đồng
minh Nga.
Ông Tập
cho biết việc áp đặt các biện pháp trừng phạt có thể dẫn đến việc "gậy ông
đập lưng ông" và là "con dao hai lưỡi", và cộng đồng toàn cầu sẽ
phải gánh chịu hậu quả khi xu hướng kinh tế và dòng tài chính toàn cầu bị
"chính trị hóa, cơ giới hóa và vũ khí hóa". Ông Tập nói: “Toàn cầu
hóa kinh tế là một yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của lực lượng sản
xuất và là một xu thế lịch sử không thể cưỡng lại".
Trong một
đoạn video được ghi lại, Bolsonaro (Ba Tây) không đề cập đến bất kỳ quốc gia
nào và nói rằng "bối cảnh quốc tế hiện tại là nguyên nhân đáng lo ngại vì
những rủi ro đối với dòng chảy thương mại và đầu tư đối với sự ổn định của chuỗi
cung ứng năng lượng và đầu tư." Ông nói thêm: “Phản ứng của Brazil đối
với những thách thức này không phải là tự đóng cửa".
Kể từ
khi BRICS được thành lập vào năm 2009, Nam Phi và Brazil đã chứng kiến nền kinh
tế của họ rơi vào khủng hoảng trong khi tăng trưởng của Trung Quốc giảm mạnh,
và Nga sau khi xâm lược Ukraine đã bị các nước phương Tây áp đặt các
biện pháp trừng phạt kinh tế.
Trong khi
đó, Trung Quốc và Ấn Độ có mối thù về tranh chấp biên giới và
quan hệ đối tác quốc phòng giữa New Delhi với Mỹ, Nhật Bản và Australia trong
cái được gọi là "Bộ tứ". Các cuộc giao tranh dọc biên giới
Ấn-Trung dẫn đến cuộc xung đột vào năm 2020, làm cho cho cả hai
bên đều bị tổn thương.[1]
✱ Putin
thề sẽ chuyển hướng xuất khẩu của Nga sang các quốc gia BRICS
Ông
Vladimir Putin đã phát biểu trước một cuộc họp của các nước BRICS, trong khi
ông Tập của Trung Quốc cảnh báo về việc “mở rộng các liên minh quân sự”.
Tổng thống
Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư (22.6.2022) cho biết Moscow đang trong tiến trình
chuyển hướng thương mại và xuất khẩu dầu sang các nước BRICS do các lệnh trừng
phạt của phương Tây. Nền kinh tế của Nhóm BRICS chiếm
hơn 40% dân số toàn cầu và gần 1/4 tổng sản phẩm quốc nội của thế giới. Sau
cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine ngày 24 tháng 2, phương Tây ðã áp đặt
các lệnh trừng phạt sâu rộng, bao gồm hạn chế nhập khẩu dầu của
Nga. Để vượt qua các lệnh trừng phạt, Nga đang cố gắng tăng cường
quan hệ chặt chẽ hơn với châu Á để thay thế các thị trường mà nước này đã mất ở
EU và Mỹ.
• Dầu
của Nga bán cho Trung Quốc và Ấn Độ
Phát biểu
qua video tại buổi khai mạc diễn đàn kinh doanh BRICS, Putin tố cáo "việc
thực thi vĩnh viễn các biện pháp trừng phạt có động cơ chính trị"
mâu thuẫn với "nhận thức chung và logic kinh tế cơ bản". Tổng thống Nga
cho biết: “Nhiều doanh nhân của các nước chúng ta buộc phải phát triển kinh
doanh trong những điều kiện khó khăn khi các đối tác phương Tây bỏ qua các
nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, thương mại tự do, cũng như quyền bất
khả xâm phạm về tài sản tư nhân”.
Ông Putin kêu
gọi tăng cường mối quan hệ trong Nhóm. Theo ông Putin, Nga đang đàm phán về việc
tăng cường sự hiện diện xe hơi của Trung Quốc trên thị trường Nga cũng như việc
mở các chuỗi siêu thị của Ấn Độ. Ông Putin nói: “Việc Nga cung cấp dầu cho
Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng lên. Hợp tác nông nghiệp đang phát triển ,”
cũng như việc xuất khẩu phân bón của Nga sang các nước BRICS.
Nga cũng
đang phát triển "các cơ chế trao đổi tiền quốc tế thay thế" với các đối
tác BRICS về loại "đồng tiền dự trữ quốc tế" được thành lập để
giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la và đồng euro, ông nói thêm - Russia is also
developing "alternative international transfer mechanisms" with BRICS
partners and an "international reserve currency" to reduce dependence
on the dollar and euro.
• Cách
Trung Quốc nhận xét về cuộc chiến ở Ukraine
Trong bài
phát biểu khai mạc diễn đàn, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết :
"Các quốc gia chắc chắn sẽ gặp khó khăn về an ninh nếu họ đặt niềm tin mù
quáng vào vị trí sức mạnh của họ, mở rộng liên minh quân sự và tìm kiếm sự an
toàn của chính họ với cái giá phải trả của người khác", ông Tập nói trên
diễn đàn thông qua video. Ông nói: “Lịch sử đã chỉ ra rằng bá quyền,
chính trị nhóm và đối đầu giữa các khối không mang lại hòa bình hay ổn định, mà
là chiến tranh và xung đột. Trung Quốc đã từ chối chỉ trích cuộc
chiến của Nga tại Ukraine , đồng thời lên án các lệnh trừng phạt do Mỹ dẫn đầu
nhằm vào Nga và cáo buộc phương Tây khiêu khích Moscow. - Theo Cơ quan truyền
thông nước Đức, DW. [2]
✱ Tại
hội nghị BRICS Ông Tập cảnh báo về việc “mở rộng liên minh quân sự"
Bắc Kinh tổ chức cuộc họp của nhóm BRICS có ảnh hưởng đến các nền
kinh tế mới nổi. Ông Tập nói trên diễn đàn kinh doanh BRICS rằng
"cuộc khủng hoảng Ukraine là ... một hồi chuông cảnh tỉnh" và cảnh
báo chống lại "việc mở rộng liên minh quân sự và tìm kiếm an ninh của
chính họ với cái giá là an ninh của các nước khác". Trong một
cuộc điện thoại vào tuần trước, ông Tập đã đảm bảo với người đồng cấp Nga
Vladimir Putin rằng Trung Quốc sẽ ủng hộ các lợi ích cốt lõi của Moscow về
"chủ quyền và an ninh" - đã khiến Hoa Kỳ cảnh báo Bắc Kinh về nguy
cơ "sai lầm của lịch sử". Các nhà lãnh đạo của Nhóm
7 quốc gia (G7) sẽ gặp nhau vào tuần tới tại Đức để thảo luận về cách thức tiến
hành các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
• Thế
giới bị chia rẽ
Hội nghị
thượng đỉnh BRICS diễn ra trong bối cảnh quân đội Nga tiếp tục tấn công miền
đông Ukraine sau khi xâm lược nước này 4 tháng trước. Theo dữ liệu từ
công ty nghiên cứu Rystad Energy cho thấy, Ấn Độ đã mua lượng dầu của Nga nhiều
gấp 6 lần từ tháng 3 đến tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu
của Trung Quốc trong thời gian đó tăng gấp 3 lần. Từng là đối thủ gay gắt
trong Chiến tranh Lạnh, Bắc Kinh và Moscow đã tăng cường hợp tác trong những
năm gần đây. Bắc Kinh và Moscow cũng đã điều máy bay ném bom qua Biển
Nhật Bản và Biển Hoa Đông trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Tokyo vào cuối
tháng 5 - báo hiệu mối quan hệ quân sự bền chặt giữa hai nước. Manoj
Joshi, một tác giả và nhà bình luận địa chính trị ở New Delhi, nói với AFP: “Thế
giới đã bị chia thành Đông và Tây sau cuộc chiến Ukraine".
Ông nói
thêm rằng BRICS tạo ra một cơ chế để Putin sát cánh cùng các nhà lãnh đạo từ
các nền kinh tế mới nổi. Ông nói: “Nó gửi một thông điệp tới Mỹ và EU, rằng
họ đã không thành công trong việc cô lập Nga". Các nhà phân tích cho
rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh để thúc đẩy mô hình quản trị và
phát triển của mình vào thời điểm bất ổn toàn cầu.
Tại cuộc họp
ngoại trưởng BRICS hồi tháng 5, Trung Quốc cho biết họ muốn các nền kinh tế mới
nổi khác tham gia vào nhóm này, Madhu Bhalla, giáo sư và biên tập viên của tạp
chí India Quarterly cho biết. "Sự gia nhập của các thành viên khác
... những người theo đường lối Trung Quốc sẽ giúp chuyển hướng chương trình nghị
sự của Nhóm gần với chương trình nghị sự của Trung Quốc". Theo hãng
tin Pháp AFP ngày 22.6.2022.[3]
✱ Tâm
lý Chiến tranh Lạnh: Ông Tập tố cáo ‘lạm dụng các biện pháp trừng phạt’
Theo bản
văn của hãng tin Qatar, Al Jazeera -Tại cuộc họp của các quốc gia BRICS, nhà
lãnh đạo Trung Quốc nói rằng thế giới phải rời xa bá quyền do Mỹ dẫn đầu và hướng
tới một "tương lai hòa hợp". Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình cho biết thế giới nên phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương của một
số quốc gia nhằm duy trì sức mạnh chính trị và quân sự của họ. Các quốc
gia cần “từ chối tâm lý Chiến tranh Lạnh và sự đối đầu giữa các khối, phản đối
các biện pháp trừng phạt đơn phương và lạm dụng các biện pháp trừng phạt, đồng
thời hình thành một đại gia đình thuộc một cộng đồng với một tương lai chung
cho nhân loại”, ông Tập nói.
Trong khi
đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổ lỗi cho “hành động thiếu suy nghĩ và
ích kỷ của một số quốc gia” gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đồng thời
nói thêm, “hợp tác trung thực và cùng có lợi” là cách duy nhất để giải quyết
tình trạng này. “Tình trạng khủng hoảng này đã xảy ra trong nền kinh tế
toàn cầu bởi những hành động thiếu suy nghĩ và ích kỷ của một số quốc
gia, những người sử dụng các cơ chế tài chính, về cơ bản đã phạm những sai lầm
trong chính sách kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến toàn thế giới,” Putin
nói . Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết uy tín của BRICS
trên toàn cầu đang “tăng đều” khi các nước thành viên hợp tác sâu rộng hơn và
hướng tới “một hệ thống quan hệ giữa các quốc gia thực sự đa cực”.
• Chống
lại các chính sách do Hoa Kỳ lãnh đạo
Trung Quốc
đã tìm cách sử dụng các cuộc họp BRICS để nâng cao tầm nhìn về một liên minh nhằm
chống lại trật tự thế giới dân chủ tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo, đồng thời mở rộng
dấu ấn kinh tế và chính trị của mình. Ông Tập cam kết với ý tưởng về
một phương thức quản trị toàn cầu thay thế - tuy nhiên về cơ bản là độc tài, đầu
tư mạnh vào các quốc gia như Campuchia, trong khi đàn áp dân quyền ở Hồng Kông
và tăng cường quân đội để khẳng định yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông và đe dọa
thôn tính Đài Loan bằng vũ lực. Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh
kinh tế BRICS hôm thứ Tư (22.6.2022), ông Tập cho biết “toàn cầu
hóa kinh tế là một yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của lực lượng sản
xuất và là một xu hướng lịch sử không thể cưỡng lại. [4]
✱ Ukraine
là đề tài hàng đầu của Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Trung Quốc
Theo VOA
News - Tên nước Ukraine hầu như không được đề cập công khai nhưng thường được
ám chỉ khi các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS phát biểu tại buổi khai mạc hội nghị thượng
đỉnh trực tuyến do Bắc Kinh tổ chức (23.6.2022). Trong số các quốc gia
thành viên BRICS - Nhóm bàn thảo về một cơ chế nhằm thay thế cho trật tự thế giới
tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo. Nhận xét của ông Tập hôm thứ Tư
(22.6.2022) tại diễn đàn kinh doanh BRICS trước hội nghị thượng đỉnh thậm chí
còn phiến diện hơn. Ông nói: “Chúng ta trong cộng đồng quốc tế nên từ chối các
trò chơi có tổng bằng không và cùng nhau chống lại chủ nghĩa bá quyền và cường
quyền”.
• Tránh chính
sách tiêu cực lan tỏa
Ông Tập
nói, các nước phát triển lớn nên áp dụng các chính sách kinh tế có trách
nhiệm và tránh các chính sách tiêu cực lan tỏa có thể gây thiệt hại nặng nề cho
các nước đang phát triển. Khi đề cập đến Ukraine, không giống
như những người khác muốn tránh né, ông Tập đã trực tiếp nói: “Sự kết
hợp của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng Ukraine đã dẫn đến sự gián đoạn đối
với chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu… các thị trường mới nổi và các nước
đang phát triển đã phải chịu gánh nặng.”
Về phía
Nga, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (23.6.2022) đã gửi lời cảm ơn
đến ông Tập và “tất cả những người bạn Trung Quốc của chúng tôi” và nhắm vào
“những hành động ích kỷ của một số quốc gia” mà ông ta cho rằng đã đẩy nền kinh
tế toàn cầu vào một cuộc khủng hoảng, khi đề cập đến các lệnh trừng phạt chống
lại chính phủ của ông. Các quốc gia ở miền Nam địa cầu đã bị ảnh hưởng nặng
nề bởi tình trạng mất an ninh lương thực và giá dầu tăng do cuộc khủng hoảng
Ukraine gây ra, và ông Putin lưu ý rằng Nga có thể “trông đợi vào sự ủng hộ của
nhiều quốc gia châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đang nỗ lực theo đuổi chính
sách độc lập”.
Nam Phi, một
trong những nền dân chủ trong nhóm BRICS, đã bị chỉ trích rộng rãi vì có lập
trường trung lập về cuộc xung đột Ukraine. Tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ
Năm (23.6.2022), Tổng thống Cyril Ramaphosa ít cứng rắn hơn các nhà lãnh đạo
khác. Ông nói: “Phù hợp với các nguyên tắc về chính sách đối ngoại của
chúng tôi, Nam Phi tiếp tục kêu gọi đối thoại và thảo luận hướng tới giải quyết
hòa bình các xung đột trên toàn thế giới".
• Những
tầm nhìn khác nhau
Tuyên bố
chung của Nhóm được cho là mơ hồ, nhấn mạnh quan điểm khác nhau của các quốc
gia BRICS về vấn đề này. "Chúng tôi đã thảo luận về tình hình ở
Ukraine và nhắc lại các lập trường quốc gia của chúng tôi như đã bày tỏ tại các
diễn đàn thích hợp, đó là UNSC [Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc] và UNGA [Đại hội
đồng Liên hợp quốc]. Chúng tôi ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Nga và
Ukraine", tuyên bố cho biết thêm. BRICS đã ủng hộ Liên Hợp Quốc hỗ trợ
nhân đạo cho khu vực.
Về vấn đề tăng
cường hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống COVID -19, Ramaphosa (Nam
phi) lên tiếng phương Tây đã không tuân thủ “các nguyên tắc đoàn kết
và hợp tác khi nói đến việc tiếp cận công bằng với vắc xin”. Ông nói:
“Chúng tôi kêu gọi các nền kinh tế phát triển, các cơ quan quốc tế và các nhà hảo
tâm mua vắc xin từ các nhà sản xuất tại các nền kinh tế đang phát triển, bao gồm
cả ở châu Phi. Mặc dù hướng tới mục tiêu thể hiện một mặt trận thống nhất chống
lại Mỹ và các đồng minh, các quốc gia thành viên BRICS cũng có những bất đồng
giữa họ. Bolsonaro trước đây đã đưa ra các tuyên bố chống Trung Quốc,
trong khi Ấn Độ thách thức Bắc Kinh ở biên giới Ladakh nơi đang xẩy ra các cuộc
tranh chấp. Vào thứ Tư, trước hội nghị thượng đỉnh BRICS, Bộ trưởng Ngoại
giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, Pradeep Kumar
Rawat. Trong bản tóm tắt về cuộc họp, Bắc Kinh tuyên bố hai nước nên
tiếp tục tìm kiếm “giải pháp thông qua đối thoại và trao đổi ý kiến ” về “vấn đề
ranh giới” và rằng “lợi ích chung giữa Trung Quốc và Ấn Độ vượt xa sự khác biệt”.
• Mở
rộng BRICS
Ngoài ra,
Trung Quốc đã hỗ trợ việc mở rộng BRICS nhằm bao gồm các quốc gia
khác. Ông Tập nói trong phát biểu của mình tại hội nghị: “Mang trong mình
dòng máu tươi mới sẽ tiếp thêm sức sống mới cho sự hợp tác BRICS và nâng cao
tính đại diện cũng như ảnh hưởng của BRICS". Phát ngôn viên họ Triệu
của BNG Trung Quốc nói rằng “để tăng cường đoàn kết và hợp tác giữa các thị trường
mới nổi và các nước đang phát triển”, lần đầu tiên các quan chức và ngoại trưởng
của Argentina, Ai Cập, Indonesia, Kazakhstan, Nigeria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất, Ả Rập Saudi, Senegal, và Thái Lan, được mô tả là các nước
BRICS Plus, đã được mời tham dự cuộc họp trực tuyến vào tháng 5 của các bộ trưởng
ngoại giao thuộc Nhóm BRICS. Tuyên bố chung của BRICS ủng
hộ các cuộc thảo luận thêm về việc mở rộng thành viên của khối nhưng "nhấn
mạnh sự cần thiết phải làm rõ" các chi tiết của tiến trình này. [5]
✱ Liệu
nhóm BRICS có thể loại bỏ đồng đô la trong hệ thống tài chính toàn cầu không?
Theo tài
liệu liên quan đến cuộc nghiên cứu của Viện Đại học Cambridge, Anh quốc -
Nhiều học giả nhận xét về nhóm BRICS (Brazil-Nga-Ấn Độ-Trung Quốc-Nam
Phi) hiện nay chưa sẵn sàng như là một liên minh nhằm phi đô la hóa ,
mặc dù nhóm này đã đề xuất nhiều sáng kiến nhằm vào việc phi đô la hóa để
giảm rủi ro tiền tệ và bỏ qua các lệnh trừng phạt của Mỹ. Bản nghiên cứu
này viết về khuôn khổ " Con đường dẫn đến việc phi đô la hóa - Pathways to
De-dollarization", áp dụng, phân tích các cơ chế thị trường và thể chế mà
các nước BRICS đã tạo ra ở nhiều cấp độ của BRICS và BRICS Plus. Trong khuôn khổ
này xác định các nhà lãnh đạo và tín đồ của liên minh muốn phi đô la hóa,
BRICS đánh giá mức độ mạnh mẽ và cách thức BRICS huy động các bên liên
quan khác. Để hoàn thành bản nghiên cứu này, các tác giả truy tìm,
phân tích nội dung, phỏng vấn, và phân tích thống kê dữ liệu thị trường về
các hoạt động của BRICS trong giai đoạn 2009-2021. Họ nhận thấy rằng các sáng
kiến về phi đô la hóa của BRICS đã thiết lập cơ sở hạ tầng cho một hệ thống tài
chính toàn cầu để nhằm thay thế đồng đô la trong tương
lai. "..." (Ghi chú của người viết: Theo
chuyên gia Jayant Menon, thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á – ADB, sự phụ thuộc
vào đồng đô la được gọi là « đô la hóa », phản ánh sự thiếu tin tưởng vào
đồng tiền quốc gia của họ).
Nghiên cứu
này sử dụng dữ liệu hợp tác BRICS mới và tiến trình phi đô la hóa của Nhóm
BRICS như một nghiên cứu điển hình, các sáng kiến “cải cách hiện trạng” của
nó cho đến nay hầu hết chỉ ở cấp nhóm, tiểu nhóm và đơn phương và chưa đạt được
những thành tựu cụ thể ngoài cấp nhóm. Nhóm BRICS đã thể hiện sức mạnh
liên minh ở mức độ tương đối cao trong việc theo đuổi các sáng kiến “tự thực hiện”,
bằng chứng là việc sử dụng Ngân Hàng Phát Triển mới để việc phi đô la hóa
tài chính được phát triển; cam kết của các thành viên đối với một BRICS tương
lai hy vọng sẽ thay thế cho SWIFT; lập kế hoạch chung cho một loại tiền kỹ
thuật số BRICS; và các nỗ lực tiếp cận BRICS Plus rộng lớn hơn, giúp các
thành viên BRICS đạt được quyền tự chủ cao hơn. Hơn nữa, họ cũng mở rộng ảnh hưởng
của BRICS bằng cách giúp tạo ra phạm vi ảnh hưởng phi đô la hóa của BRICS. Do
đó, họ cung cấp các thành phần quan trọng để có thể phát triển một hệ thống tài
chính không đồng đô la được thay thế do BRICS quản lý.
Phân tích
của chúng tôi (Cambridge) cho thấy rằng mặc dù Nga là nước cương quyết nhất
và tích cực nhất trong việc theo đuổi phi đô la hóa, nhưng Trung Quốc có năng lực
nhất và đưa ra các thách thức đáng tin cậy hơn đối với quyền bá chủ của đồng
đô la trong các thành viên BRICS. Các thành viên khác ít nhiệt tình hơn đối
với việc phi đô la hóa, nhưng họ vẫn tham gia. Điều đó nói lên rằng, giả định
ban đầu của chúng tôi rằng các sáng kiến phi đô la hóa của BRICS không nhằm vào
việc buôn bán đồng đô la mà là một phản ứng chống lại quyền bá
chủ của đồng đô la. Mặc dù Nga có thể là một đối thủ chiến lược duy nhất,
nhưng hành vi của nước này khiến người ta nhớ đến lời cảnh báo của cựu Bộ trưởng
Tài chính Mỹ Jack Lew vào năm 2016 rằng “chúng ta càng tạo điều kiện cho việc sử
dụng đồng đô la và hệ thống tài chính của chúng ta tuân thủ chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ, thì càng có nhiều rủi ro sự chuyển dịch sang các loại tiền tệ khác
và các hệ thống tài chính khác trong trung hạn tăng lên ” (Tham khảo LewLew,
2016). Chúng tôi nhận thấy rằng rủi ro tài chính toàn cầu chuyển sang một hệ thống
tài chính thay thế là có thật. Trong khi hậu quả trước mắt của sự thay đổi này
là khả năng Mỹ sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với các đối thủ chiến lược
như Nga suy giảm, thì những thách thức lâu dài là rất lớn, vì quyền trừng phạt
là một công cụ quan trọng giúp tăng cường khả năng lãnh đạo của Mỹ mà
không cần sử dụng biện pháp quân sự. Hơn nữa, nó đặt ra câu hỏi về khả
năng của Hoa Kỳ trong việc nâng cao các giá trị kinh tế và chính trị của mình
trong hệ thống toàn cầu và duy trì lợi thế quyền lực mềm.
Trong hiện
tại, đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền thống trị tại hầu hết mọi khu vực
của hệ thống tài chính toàn cầu, cho nên một loại tiền tệ khác sẽ không có
khả năng sớm thay thế đồng đô la bất cứ thời gian nào. Tuy nhiên, lịch
sử nhắc nhở chúng ta rằng vị thế thống trị của đồng đô la Mỹ không nên được cho
là sẽ kéo dài mãi mãi. Việc phi đô la hóa là một xu hướng thế tục liên
quan đến việc tích lũy nhiều sáng kiến chính sách gia tăng nhằm khuyến khích
các khu vực không đồng đô la.
Phân tích
của chúng tôi gợi ý ba lĩnh vực đầy hứa hẹn cho việc nghiên cứu trong tương
lai. Thứ nhất, chúng tôi đề xuất kiểm tra các ứng cử viên cá nhân hoặc
liên minh không thuộc BRICS về quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ và cách họ
tương tác với hoặc bổ sung cho BRICS. Chúng tôi đã đề cập đến việc huy động
“BRICS Plus”, nhưng cần phải chú ý nhiều hơn đến tính năng động của các mối
quan hệ giữa các nhà lãnh đạo, đặc biệt là quan hệ đối tác
Nga-Trung trong không gian này và sự phổ biến các chính sách của họ. Thứ
hai, nghiên cứu trong tương lai nên khám phá cách các đồng minh của Hoa Kỳ
(ví dụ, EU) hợp tác với các đối thủ của Hoa Kỳ (ví dụ, Nga và Iran) về các sáng
kiến phi đô la hóa và các tác động liên quan đến Hoa Kỳ. EU đã và đang phát triển
các giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán dựa trên đồng đô la và cơ sở hạ
tầng tài chính. Khi chính quyền Trump áp dụng lại các biện pháp trừng phạt đối
với Iran vào năm 2019, EU không chỉ phát triển cơ chế của riêng mình để cho phép
thanh toán vào việc mua dầu hỏa của Iran mà còn hợp tác với Nga về cơ sở hạ tầng
thanh toán xuyên biên giới. Việc Nga loại bỏ đồng đô la Mỹ trong những năm gần
đây cũng dẫn đến sự tích lũy dự trữ đồng euro của nước này. Thứ
ba, điều quan trọng là phải nghiên cứu huy động rộng hơn từ đồng đô la Mỹ
diễn ra trong không gian kỹ thuật số, xem xét vai trò của cả các tác nhân nhà
nước và phi nhà nước. Chúng tôi đã thảo luận về BRICS Pay - một loại tiền kỹ
thuật số BRICS đã phát triển, các lựa chọn BRICS thay thế cho SWIFT -
và sự phát triển tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương BRICS riêng lẻ.
Do đó, việc kiểm tra vai trò tiềm năng của tiền điện tử được tài trợ bởi các tổ
chức tư nhân trong việc phi đô la hóa là rất quan trọng. Một số thành viên
BRICS, chẳng hạn như Trung Quốc, đang dẫn đầu trong lĩnh vực này và tìm cách trở
thành nhà hoạch định chương trình nghị sự và nhà hoạch định các chuẩn mực toàn
cầu mới. Trong khi yếu tố này bắt đầu nảy sinh các thách thức về việc
liệu Hoa Kỳ có thể thiết lập các tiêu chuẩn tài chính kỹ thuật số toàn cầu và
duy trì vị trí dẫn đầu toàn cầu trong kỷ nguyên kỹ thuật số hay không là một hướng
quan trọng cho các nghiên cứu trong tương lai.[6]
✱ Nhu
cầu nhằm thay USD không chỉ riêng của BRICS
Theo cơ quan truyền
thông quốc tế Sputnik nước Nga loan tải bản văn ngày
23.6.2022, về việc xây dựng một loại tiền dự trữ quốc tế mới và nêu
ra những điều kiện cần thiết khi muốn trở thành công cụ dự
trữ phổ biến.
• Về việc
xây dựng một loại tiền dự trữ quốc tế mới - theo Sputnik:
Đồng USD
có vai trò đồng tiền chung của thế giới. * Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là
Ngân hàng Trung ương (NHTW) thế giới thực hiện chính sách tiền tệ chung. Quyền
biểu quyết (Voting power- VP) lớn nhất của Mỹ (17%). Cùng đồng minh họ chi phối
(VP trên 48%). Rổ tiền tệ (SDR) USD chiếm: 42%, EUR 31%. Ngân hàng Thế giới
(WB) - Bộ Tài chính Thế giới là Ngân hàng Phát triển chung. Quyền biểu quyết lớn
nhất cũng là của Mỹ gần 30%. Cùng đồng minh họ chi phối gần 50%. Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) là bước đi tạo lập một thị trường chung, chính là nền
tảng của kinh tế toàn cầu và là một trong các trụ cột của trật tự thế giới.
Chúng ta có thể thấy rất rõ: Mỹ và USD là lõi của nền tảng này. Hệ thống
thanh toán quốc tế chủ yếu dựa trên hệ thống SWIFT cũng do Mỹ và châu Âu nắm giữ
và chủ yếu dùng cho đồng USD và EURO. Việc thay thế đồng USD, vì thế, thực tế
là lật đổ vai trò của Mỹ và đồng USD, tức là thay đổi trật tự thế giới.
• Về
việc phát triển một loại tiền tệ muốn trở thành công cụ dự trữ phổ
biến cần có những điều kiện, theo Sputnik:
(1) Có hệ
thống thanh toán xuyên biên giới an toàn, hiệu quả và rộng khắp được công nhận;
(2) Nền kinh tế sản xuất ra hàng hoá mà nó là đại diện cũng như thước đo cần phải
đủ lớn, bền vững, có mức độ giao dịch thương mại mở, bao phủ và ảnh hưởng toàn
cầu rộng; (3)Thị trường tự do, cơ chế chính sách quản lý kinh tế công bằng,
minh bạch, ít rào cản bảo hộ và có niềm tin; (4) Chính sách tiền tệ minh bạch,
không bị đầu cơ, có tính dự báo cao và khả năng quản lý, năng lực giữ gìn giá
trị đồng tiền ổn định; (5)Tự do chuyển đổi sang các loại tiền khác; (6)Tự do
luân chuyển, ít nhất với các tài khoản vãng lai, tức tài khoản thanh toán cho
các hoạt động, giao dịch thương mại; (7) Ít bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính
trị.
Tạo ra loại
tiền tệ mang những yếu tố như thế không hề dễ. Thực tế đã cho chúng ta thấy, Mỹ
và đồng minh đang là các quốc gia có nền kinh tế mạnh dẫn dắt kinh tế thế giới
nên việc thay đổi trật tự ấy không hề dễ dàng.
Phần trên
theo VOA News " các quốc gia thành viên BRICS cũng có những bất đồng
giữa họ. Bolsonaro trước đây đã đưa ra các tuyên bố chống Trung Quốc,
trong khi Ấn Độ thách thức Bắc Kinh ở biên giới Ladakh nơi đang xảy ra các cuộc
tranh chấp"... Qua sự kiện này cho thấy nhóm BRICKS khó tránh khỏi
tình trạng "đồng sàng dị mộng". Và theo các nhận
xét nêu trên của Viện ĐH Cambridge rằng "một loại tiền tệ
khác sẽ không có khả năng sớm thay thế đồng đô la", và của cơ quan
truyền thông Nga Sputnik, rằng việc phi đô la hóa " không hề dễ
dàng".
Ngoài ra,
còn phải kể đến sự hiện diện của quân đội Mỹ tại 750 căn cứ quân sự Mỹ đồn trú
tại hơn 80 quốc gia trên khắp 5 Châu lục (nước Anh có 145 căn cứ, nước Nga
có trên 30 căn cứ, và Trung quốc có 5 căn cứ quân sự ở nước ngoài) (Theo
The Soldiers Project). Với sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khắp 5 Châu lục
đã đóng vai trò tích cực trong việc ổn định trật tự thế giới và” tăng cường khả
năng lãnh đạo của Mỹ”, cho nên đề xuất của Nhóm BRICS về triển vọng “lật đổ
vai trò của Mỹ và đồng USD” xem ra khó trở thành hiện thực trong
tương lai gần.
– Đào Văn
-----------------------------
Nguồn:
[1]
India Times:China hosts BRICS meeting amid rising
economic concerns
[2]
DW Media , Germany: Putin vows to reroute Russian
exports to BRICS nations
[3]
AFP/France24: Xi warns about 'expanding military
alliances' at BRICS summit: state media
[4]
Al Jazeera,Qatar: ‘Cold War mentality’: China’s Xi
denounces ‘abuse of sanctions’
[5]
VOA News:Ukraine Tops Agenda at China’s BRICS
Summit
[6] Cambridge
Org.::Can BRICS De-dollarize the Global Financial System?
No comments:
Post a Comment