Lê Tây Sơn -
Saigon Nhỏ
14 tháng 7, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/lam-phat-bung-no-toan-cau/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1408441704.jpg
Thị
trường chứng khoán Mỹ phản ứng trước tỉ lệ lạm phát cao nhất trong gần 41 năm (ảnh:
Michael M. Santiago/Getty Images)
Tỷ lệ lạm phát đã tăng lên hơn 50% ở một
số quốc gia. Người dân Mỹ đang cảm thấy sức ép của lạm phát, nhưng ở một số nơi
trên thế giới, tỷ lệ này còn cao hơn và giá mọi mặt hàng đều tăng vọt.
Giá thực
phẩm, năng lượng và nhà cửa đã “móc túi” người tiêu dùng Mỹ trong Tháng Sáu, đẩy
lạm phát tiêu dùng lên 9.1%, cao nhất trong gần 41 năm. Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ,
hơn phân nửa chi tiêu của một gia đình Mỹ trung bình đổ vào ba khoản trên. Nhiều
chuyên gia kinh tế cho biết các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi
lạm phát.
Kinh tế
Úc, Hàn Quốc, Đức, Canada cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi lạm phát. Theo Cục Thống
kê Úc, tỷ lệ lạm phát của nước này đã vượt 5%. “Thổ Nhĩ Kỳ thuộc số quốc gia có
mức lạm phát cao nhất thế giới” – Fariborz Moshirian, Giám đốc Viện tài chính
toàn cầu (Institute of Global Finance) tại Đại học New South Wales (Úc) nói.
Sri Lanka, nơi các cuộc biểu tình bột phát dữ dội bởi thảm hoạ thiếu lương thực
và nhiên liệu khiến tổng thống phải từ chức và tháo chạy khỏi đất nước bằng máy
bay quân sự, có mức lạm phát gần 55%.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1408521718.jpg
Tháng
Sáu 2022, chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng đến 9.1%, mức tăng nhanh nhất đối với
lạm phát kể từ Tháng Mười Một 1981 (ảnh: Joe Raedle/Getty Images)
Cũng theo
Fariborz Moshirian, lạm phát ở Brazil khoảng 12%; và ở Nga, lạm phát từ 10 đến
14%. Một số nước không có số liệu hay số liệu lạm phát không chính xác như tại
châu Phi khiến việc ứng phó xảy ra chậm hoặc sai lệch. Tỷ lệ lạm phát ở
Argentina đã trên 60% và dự kiến sẽ lên tới 70% vào cuối năm nay. Trong
nhiều năm, quốc gia Nam Mỹ này phải chật vật chống đỡ tình trạng lạm phát cao
nhưng không mấy thành công.
Theo
Moshirian, hầu hết các nước châu Âu có lạm phát dao động từ 5% đến 7.5%. Ông nhận
định: “Hy Lạp và Ý có tỷ lệ lạm phát cao, 12% và 7%. Trong khi các nước
Scandinavia cố gắng giữ lạm phát từ 2.5 đến 5%, các nước đang phát triển hoặc có
thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ví dụ thu nhập của bạn chỉ $200 một
tuần và phải chi tiêu tất cả cho các nhu cầu cơ bản, khi lạm phát 10% hay 20%,
bạn sẽ thiếu $10-$20 để chi tiêu. Còn nếu bạn có thu nhập $2,000 một tuần, lạm
phát không ảnh hưởng nhiều đến các nhu cầu chi tiêu cơ bản như người có thu nhập
$200”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1241865602.jpg
Lạm
phát tại khu vực EU là hơn 8% (ảnh: Artur Widak/NurPhoto via Getty Images)
Nhìn
chung, gần như không có nước nào là ngoại lệ và các nước đang phát triển chịu
nhiều tác động từ các cú sốc bên ngoài hơn. Chuỗi cung ứng đứt gẫy, cuộc chiến ở
Ukraine đã đẩy giá cả tăng nhanh chóng. Tờ Fortune
đã ghi nhận vài nước chứng kiến tình trạng lạm phát chóng mặt:
Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ
là một trong những quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới. Vào Tháng
Sáu, giá tiêu dùng đã tăng 78.6% so với cùng kỳ năm trước, theo Viện Thống kê
Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này đang chứng kiến tình trạng lạm phát trên diện rộng. Việc
tăng chi phí thực phẩm và giao thông gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Ghi nhận vào
Tháng Sáu cho thấy giá thực phẩm tăng 93.9% so với một năm trước, trong khi chi
phí vận chuyển tăng vọt 123.4% so với cùng kỳ. Lạm phát có thể trở nên trầm trọng
hơn do một loạt đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương. Đồng lira của
Thổ đã giảm giá vài năm qua và nó gần như “sụp đổ” kể từ đầu năm 2022, mất hơn
23% giá trị so với đôla Mỹ.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1241170612.jpg
Thổ
Nhĩ Kỳ gần như đứng đầu thế giới về tỉ lệ lạm phát (ảnh: Umit Turhan
Coskun/NurPhoto via Getty Images)
Argentina
Tháng Năm,
lạm phát ở Argentina đã tăng đến 60.7%, theo Cơ quan thống kê INDEC của nước
này. Chỉ riêng giá thực phẩm đã tăng 33.7% trong năm tháng đầu năm và các nhà
kinh tế được khảo sát bởi Ngân hàng Trung ương nước này dự báo lạm phát sẽ chạm
mức gần 73% vào cuối năm 2022 – theo một bài viết trên Bloomberg vào
Tháng Sáu. Ngày 2 Tháng Bảy, tình hình Argentina thậm chí tồi tệ hơn sau khi Bộ
trưởng Kinh tế Martin Guzman bất ngờ từ chức, khiến tỷ giá hối đoái của
Argentina, vốn định giá đồng peso của Argentina so với đôla Mỹ, giảm 17%.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1402173012.jpg
Theo
Ngân hàng Trung ương Argentina, tỉ lệ lạm phát tại nước này có thể vọt lên khoảng
70% vào cuối năm 2022 (ảnh: Tomas Cuesta/Getty Images)
Vương quốc Anh
Lạm phát ở
Vương quốc Anh đã đạt mức cao nhất trong 40 năm vào Tháng Năm, với 9.1%. Anh tiếp
tục đối mặt cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, với giá thực phẩm tăng vọt 8.7%
vào Tháng Năm và hóa đơn điện vọt lên 50% vào Tháng Tư. Tháng Sáu, Ngân hàng
Trung ương Anh dự kiến lạm phát sẽ đạt đỉnh 11% trong năm nay
trước khi giảm xuống vào năm 2023.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu
Theo
Eurostat, văn phòng thống kê EU, châu Âu đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng
năng lượng do cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với
Nga. Giá năng lượng đã tăng 39.2% so với một năm trước vào Tháng Năm, khi EU cố
cắt giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga. Giá thực phẩm, rượu
và thuốc lá tăng 7.5% so với cùng kỳ năm ngoái vào Tháng Năm.
Hàn Quốc
Tháng Sáu,
lạm phát Hàn Quốc đã đạt mức cao nhất trong 24 năm, với 6%. Nước này đang đối mặt
với việc tăng giá sinh hoạt trên diện rộng. Chi phí năng lượng tăng cao nhất. Dữ
liệu chính thức mới công bố cho biết, giá sản phẩm dầu mỏ đã tăng 39.6% so với
cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất năm lần kể từ
Tháng Tám năm ngoái (lên 1.75%) và Thống đốc Rhee Chang-yong cho biết một đợt
tăng lãi suất khác có thể được thực hiện nếu lạm phát tiếp tục leo thang.
Ethiopia
Tháng Năm,
lạm phát ở Ethiopia đã tăng lên mức 37%, trong đó lạm phát lương thực tăng 38%
so với cùng kỳ. Theo Liên Hợp Quốc, hậu quả lạm phát ở Ethiopia ngày càng tàn
khốc, đẩy đất nước này vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Những cuộc đụng độ giữa
các nhóm chiến binh, trong đó có Quân đội Giải phóng Oromo (OLA) và Chính phủ
Ethiopia khiến hàng trăm người thiệt mạng, đã làm tình hình kinh tế trở nên tồi
tệ hơn.
Nhật Bản
Lạm phát
không phải là một vấn đề lớn đối với Nhật; trong nhiều năm, quốc gia này quan
tâm nhiều hơn đến tỉ lệ tăng trưởng thấp và giảm phát. Từ năm 2010 đến năm
2020, lạm phát ở Nhật Bản trung bình khoảng 0.42%. Tuy nhiên, vào Tháng Năm, quốc
gia này đã chứng kiến tỷ lệ lạm phát hàng năm tăng lên 2.5%,
cao hơn một chút so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương.
__________
Mỹ:
Lạm phát tháng Sáu lên 9.1%, Fed sắp tăng lãi suất
Lạm
phát biến nhiều người thành vô gia cư
Hiệu
ứng “gợn sóng” của lạm phát
No comments:
Post a Comment