'Gia
Tài Của Mẹ' và cơn 'sang chấn thần kinh’ xứ Đông Lào
05/07/2022
https://gdb.voanews.com/923DDCB6-70A6-47BA-9AF8-7742055C1CCF_w650_r1_s.jpg
Trịnh Công
Sơn tự họa
Hơn nửa thế kỷ trước, khi viết "Gia tài của mẹ",
chắc hẳn Trịnh Công Sơn chưa biết trong di sản của "Mẹ Việt Nam" để lại
còn có… "một lũ" mà sự ngạo mạn, độc đoán sẽ vượt xa tiền nhân, hơn hẳn
anh em, đồng bào.
Không ai cấm nổi "Gia tài Mẹ" để lại cho
con cháu ! Sự thật lịch sử là "Mẹ Việt Nam" đã để lại một "Nước
Việt Buồn" – "một lũ lai căng". Sự thật đáng tiếc ấy, đang trở
thành "di sản" của dân Đông Lào, khiến cả Việt tộc, lâu lâu lại lên
những "cơn co giật tập thể", một dạng "sang chấn thần kinh"
chưa tìm được thuốc chữa
Cuối tuần qua, Đại diện Sở Văn – Thể – Du tỉnh Lâm Đồng đã xử lý đối với
việc Ban tổ chức (BTC) “sơ suất” để cho danh ca Khánh Ly hát một bài trong “Gia
tài Mẹ” không nằm trong danh mục cho phép. Sở
đã mời Giám đốc Công ty Mây Lang Thang, đơn vị tổ chức đêm nhạc “Dấu chân địa
đàng” lên làm việc và đã xử lý bằng hình thức cảnh cáo! Vậy là, “tội”
của BTC ở đây là đã cho biểu diễn một ca khúc trong “Gia tài Mẹ” của cố nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn không nằm trong danh mục cho phép hôm 25/6 tại Đà Lạt, chứ không
phải là “tội”, vì đã cho biểu diễn bài hát nổi tiếng của một nhạc sỹ thiên tài,
nhưng lại bị trong nước cấm. Không một ai có thể cấm nổi bài hát ấy! Không ai đủ
uy quyền để cấm nói về “Gia tài Mẹ” để lại cho con cháu! Sự thật lịch sử là “Mẹ
Việt Nam” đã để lại một “Nước Việt Buồn” – “một lũ lai căng”. Sự thật đáng tiếc
ấy, đã trở thành “di sản” của dân Đông Lào, đang khiến cả Việt tộc, lâu lâu lại
lên những “cơn co giật tập thể”, một dạng “sang chấn thấn kinh” chưa tìm được
thuốc chữa.
Hơn nửa thế kỷ trước, khi viết “Gia tài của mẹ”, chắc hẳn Trịnh Công Sơn
chưa biết trong di sản của “Mẹ Việt Nam” để lại còn có… “một lũ” mà sự ngạo mạn,
độc đoán sẽ vượt xa tiền nhân, hơn hẳn anh em, đồng bào. Sự ngạo mạn, độc đoán ấy
khiến não trạng của “lũ” này đặc biệt nhạy cảm, y học cũng đành chịu bó tay.
Người Việt đành chấp nhận chuyện “lũ” này… “tự ngứa” và chúng buộc toàn dân
Đông Lào phải cùng gãi theo, bất kể anh em, đồng bào, đồng chí có ngứa hay
không! Paragraph kết của bài viết trên “Blog Trân Văn” thật
chí lý chí tình, khẳng định bài học để đời cho ngành Văn – Thể – Du. Vấn
đề là họ có chịu học hay không? Học xong liệu có tìm được thuốc chữa không, hay
đành để bị “handicapped” suốt cả một đời?
Mà đừng nghĩ đơn giản là đội quân “Tuyên giáo” chỉ hành mỗi dân đen thôi
đâu nhé! Kể cả “Tể tướng của Triều đình”, nếu chạm vào nọc độc của họ, họ cũng
ngay lập tức dãy lên đành đạch, phản ứng quyết liệt, kiểu “đồng loạt ra quân”.
Còn nhớ thời Nguyễn Khoa Điểm còn làm Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương,
đã chỉ thị “miệng” cho Tổng Biên tập một tờ báo của Bộ Ngoại giao, đang nửa
đêm, phải vào tận Nhà in, rút bài viết của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt định
đăng trên số Tết, cổ súy cho hòa hợp và hòa giải dân tộc. Ông Sáu Dân đã phải nổi
xung, chất vấn lại ông Khoa Điềm: “Đã
có bao nhiêu trường hợp khác bị các đồng chí đối xử tương tự như vậy, hay các đồng
chí tự cho mình cái quyền ấy, quyền đứng trên luật pháp, quyền cho ai nói cái
gì, viết cái gì là theo sự áp đặt chủ quan, phiến diện của một số rất ít người,
song lại nhân danh Đảng! Đây là một cách làm không minh bạch, gây phản ứng ngầm
không ít trong giới cầm bút, kể cả cán bộ, đảng viên trung kiên của Đảng”.
Ôi chao, “cơn sang chấn” không tha cho cả cựu Thủ tướng “vượt rào”. Nói
chi đến một Phan Ni Tấn 24 tuổi viết trên “Bài hát Học trò” năm 1972, tại Sài
Gòn. Mỗi chữ, mỗi câu trong bài thơ của chàng trai trẻ tứa máu bi kịch thời đại: “Chiến
tranh và thân phận người Việt”. Kể cũng “lạ”, báo chí của Việt Nam Cộng
hòa dân chủ “kém gấp vạn lần báo chí” của ta vẫn vô tư cho đăng bài thơ ấy! Hãy
cùng nhau đọc thật chậm và lắng ngân một đoạn của bài thơ – Lưu Trọng Văn
khuyên chúng ta như thế: “Tổ quốc Việt Nam bốn ngàn năm văn hiến/ Một
trăm năm Pháp thuộc/ hai mươi năm đọa đày/ Làm sao con thuộc được truyện Kiều
Nguyễn Du/ Kính thưa thầy, đây là quyển vở của con/ suốt một năm không hề có chữ/
con để dành ép khô những giòng nước mắt”. Lưu Trọng Văn muốn bó lại “những
vết thương rách nát” ấy, anh nhắc lại những gì mà Trịnh Công Sơn, Phan Ni Tấn,
Lưu Quang Vũ đã từng viết 50 năm trước đây thế mà cho đến hôm nay vẫn còn làm
thời đại giật mình. Sao con tàu thời đại “bất nhẫn” với Việt tộc đến nhường ấy? Sao nó cứ
rì rì lê lết trên đường ray nhấp nhổm thế này?
Thì mới đây thôi, chiều 29/6/2022, tại Hội nghị bàn về người Việt Nam ở
nước ngoài, Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn đã đề nghị mỗi ngành, mỗi địa phương cần
quan tâm đến người Việt ở nước ngoài hơn nữa. Cụ thể, khi xây dựng và triển
khai các chính sách, quy định thì cần thực hiện sao cho mang lại lợi ích và tạo
thuận lợi cho bà con Việt Nam ở nước ngoài. Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn cũng đề
nghị phải vận dụng linh hoạt, không rập khuôn, cứng nhắc các chủ trương, chính
sách nhằm thể hiện sự quan tâm đến người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình
mới. Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada cho rằng, các chính sách của Bộ Chính trị
(Nghị quyết 36 về Công tác Kiều vận) đã thất bại hoàn toàn trong việc thu phục
nhân tâm người Việt hải ngoại. Ông Vũ Đức Khanh phân tích: “Bộ Chính trị
đã phải chấp nhận một thực tế phũ phàng rằng, Nghị quyết 36 đã thất bại hoàn
toàn trong việc thu phục nhân tâm người Việt hải ngoại. Việc vận động người Việt
hải ngoại về thăm quê hương, sinh sống, làm việc, đóng góp và cống hiến cho đất
nước chẳng những không có kết quả như mong đợi, mà còn gây sự phản cảm của người
Việt hải ngoại với chính quyền trong nước”.
Vấn đề chính là ở chỗ, ĐCSVN vẫn chưa chịu nhìn nhận lịch sử Việt Nam
trong thời kỳ 1945 – 1975 một cách khách quan. ĐCSVN vẫn cố tình không chấp nhận
rằng, đã từng có một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng người Việt không có cùng
quan điểm chính trị với họ, và cũng đã từng có một cuộc nội chiến Nam – Bắc kéo
dài trên 20 năm giữa những người Quốc gia và Cộng sản. Vẫn theo ông Vũ Đức
Khanh, với tư tưởng độc tôn, độc quyền và không tôn trọng nhân quyền, ĐCSVN đã
đi ngược lại tâm tư, nguyện vọng cũng như quyền lợi tối thượng của dân tộc. Nghị
quyết 36 sẽ không bao giờ thành công vì đã loại bỏ một bộ phận không nhỏ cộng đồng
người Việt quốc gia tự do, không thực hiện đúng tinh thần hòa giải, hòa hợp,
đoàn kết dân tộc.
Trở lại câu chuyện Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị các ban ngành phải
quan tâm, tạo thuận lợi cho người Việt ở nước ngoài, Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy
Vũ từ Na Uy nêu một số điều mà theo ông, phía Việt Nam phải thay đổi để tận dụng
được sự hỗ trợ của người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển đất nước. Trong những
điều nhà kinh tế học ấy khuyến nghị, vấn đề phải tạo ra một cơ chế để người Việt
ở nước ngoài có tiếng nói trong việc giúp quốc gia phát triển cũng như hỗ trợ cộng
đồng người Việt ở nước ngoài là nỗi ưu tư lớn nhất hiện nay. Ngoài ra, chính
quyền trong nước nên có một lộ trình rõ ràng để thay đổi thể chế chính trị hướng
về một thể chế dân chủ. Đại đa số người Việt nước ngoài sống tại các nước dân
chủ. Họ quen lối sống tự do. Muốn có một sự hợp tác đúng nghĩa với họ và nhận lại
một sự tôn trọng từ họ, thì ít nhất chính quyền cộng sản phải đưa ra một lộ
trình rõ ràng để hướng về một thể chế dân chủ và tự do. Còn
nếu vẫn bám mô hình toàn trị, xứ Đông Lào này còn lâu mới hết những “cơn sang
chấn thần kinh” như từ trước tới nay.
No comments:
Post a Comment