NỘI DUNG :
Ukraina:
OSCE báo động về các trại “thanh lọc” của Nga
Thanh Phương
- RFI
.
===================================================
.
Khái niệm
“Diệt chủng” (Genocide) lần đầu tiên được sử dụng bởi luật sư quốc tế người Ba
Lan Raphäel Lemkin vào năm 1944 trong quyển sách của ông có tên gọi Axis Rule
in Occupied Europe (Sự thống trị của phe Trục ở Châu Âu bị chiếm đóng).
Genocide sử
dụng gốc Hy Lạp, kết hợp Genos- (chỉ sắc tộc, chủng tộc) và -cide (giết hại), từ
đó dùng để mô tả chính sách giết hại có hệ thống một sắc dân của một chính quyền
nhất định.
Năm 1948,
Công ước Quốc tế về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng được thông qua với hầu
hết các quốc gia trên thế giới là thành viên (bao gồm cả Nga, Ukraine, Trung Quốc,
Việt Nam, Hoa Kỳ…)
Trong Công
ước 1948 thì khái niệm Diệt chủng được mở rộng ra làm năm nhóm, nhưng rõ ràng
nhất vẫn là giết hại các nhóm dân cư vì chủng tộc, tôn giáo, màu da và danh
tính nói chung của họ.
Để gọi một
nhóm hành vi và chính sách là diệt chủng, các cấu thành cần chứng minh có thể
bao gồm:
(1) Tính hệ
thống của chính sách và các hành vi liên quan;
(2) Biểu
hiện của chính sách, hành vi cho thấy việc nhắm đến sự huỷ diệt của toàn bộ một
nhóm dân cư (group destruction - như sát hại diện rộng); hoặc huỷ hoại sự phát
triển sinh học bình thường của nhóm dân cư (biological destruction - như cấm
sinh sản, bắt buộc chuyển giao trẻ em, bắt buộc inter-racial marriage…)
(3) Động
cơ diệt chủng được chứng minh…
***
Những số
liệu mà BBC đưa ra thật ra hoàn toàn trùng khớp với các con số mà đại đa số các
tổ chức quan sát và OHCHR đưa ra.
Trong buổi
phỏng vấn thì Ngoại trưởng Nga cũng không phủ nhận những con số này.
Một năm bảy
người chết thì còn chưa bằng cái ‘móng chân’ của số người chết vì tai nạn giao
thông tại Việt Nam (và thật ra cũng tại Hoa Kỳ).
Khả năng
chứng minh “tính hệ thống” hay “group destruction” nhắm đến “người gốc Nga” của
chính quyền Ukraine là không thể.
Ngược lại,
với hàng nghìn thường dân Ukraine đã bị Nga giết hại thông qua cuộc xâm lược, cộng
với những tuyên bố hùng hồn từ phía chính khách Nga như: “Ukraine không phải là
một quốc gia; Ukraine không phải một dân tộc; Sẽ không có Ukraine của ngày xưa
(đang thể hiện động cơ diệt chủng)”… cáo buộc diệt chủng nhắm vào Nga sẽ dễ chứng
minh hơn rất nhiều cho các luật sư quốc tế.
***
Buổi phỏng
vấn thì đã thực hiện từ khá lâu (tháng 6, năm 2022), nay lôi lên lại để các bác
Putinistas bớt đi đâu cũng rao Ukraine diệt chủng mà không hiểu ý nghĩa pháp lý
của nó là gì.
Meme là
editor tự chế, Trung không liên quan.
Tan
Trung Nguyen Quoc đã
thêm một video mới vào album: Thông
tin bỏ túi [Russo-Ukrainian War].
.
.
====================================================
Ukraina:
OSCE báo động về các trại “thanh lọc” của Nga
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 15/07/2022 - 12:15
Trong một
báo cáo được công bố hôm qua, 14/07/2022, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
(OSCE) bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" về các trại "thanh
lọc" của Nga, được xây dựng để xác định những thường dân
Ukraina nào bị nghi có liên hệ với chính quyền Kiev.
Dòng
người chen chúc lên tàu đến lánh nạn ở Dnipro và Lviv, rời khỏi vùng Donetsk,
miền đông Ukraina, ngày 18/06/2022. REUTERS - GLEB GARANICH
Theo bản
báo cáo dày 115 trang mà hãng tin AFP có được, những thường dân Ukraina được
di tản từ những thành phố bị quân Nga bao vây, như Mariupol, cũng như từ những
vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, đều bị chuyển đến các trại thanh lọc này. Tại
đây, người di tản Ukraina bị lấy dấu vân tay. Giấy tờ căn cước của họ được
sao chép lại và các dữ liệu cá nhân của họ được ghi lại.
Theo lời kể
của các nhân chứng, trong quá trình thanh lọc, thường dân Ukraina bị tra khảo rất
thô bạo và thân thể bị khám xét một cách rất nhục nhã. Mục tiêu của việc thanh
lọc là phát hiện những người đã từng chiến đấu trong hành ngũ lực lượng Ukraina
và hoặc có liên hệ với chính quyền Kiev.
Theo các
chuyên gia tác giả bản báo cáo của OSCE, trong đó có hai chuyên gia đã đến
Ukraina để điều tra trong tháng Sáu, ngay sau khi bị phát hiện, những người này
bị tách riêng ra và thường là mất dấu hoàn toàn. Một số người được chuyển đến
các nước Cộng Hòa tự phong Luhansk và Donetsk, bị giam giữ, thậm chí bị giết ở
những nơi đó.
Cũng theo
báo cáo của OSCE, những người qua được trại "thanh lọc", thường
được đưa đến Nga, dù họ có đồng ý hay không. Khi đến nơi, họ được hứa cấp nhà ở
miễn phí và sẽ có việc làm. Trên nguyên tắc, họ được tự do đi lại,
nhưng thường không có thông tin, không tiền bạc, không điện thoại, để có thể tự
mình rời khỏi nước Nga.
Bảo cáo của
OSCE trích lời đại sứ Ukraina bên cạnh tổ chức này cho biết có khoảng 20 trại
thanh lọc như vậy.
Đây là báo
cáo thứ hai của OSCE kể từ đầu cuộc chiến Ukraina trong khuôn khổ một cơ chế gọi
là “cơ chế Matxcơva” nhưng Nga vẫn từ chối hợp tác. Báo cáo
xác nhận phát hiện “các vụ vi phạm nhân quyền” có thể cấu
thành tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại.
Từ nhiều
tuần qua, chính quyền Kiev
vẫn tố cáo đã có hơn một triệu người Ukraina bị đày sang Nga, nhưng
Matxcơva khẳng định mục đích của họ chỉ là “sơ tán” thường dân
Ukraina khỏi các “vùng nguy hiểm”.
---------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Chiến
tranh Ukraina : Quân Nga dồn dập oanh kích nhằm chiếm toàn bộ vùng Donbass
Ít
nhất 23 người chết trong các vụ oanh kích của Nga vào một thành phố miền trung
Ukraina
Nga
- Ukraina có thể đạt được thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc
No comments:
Post a Comment