Chính
phủ được Đảng lựa chọn và lãnh đạo, vì sao vẫn suy thoái nghiêm trọng?
Bài
phân tích của TS. Phạm Quý Thọ
2022.07.17
Tạo môi trường thể
chế để Chính phủ ‘tìm về’ bản sắc cần có là chính sách cốt lõi trong cải cách
chuyển đổi.
Đảng Cộng sản thực sự đã không ‘hài lòng’ về
thực trạng suy thoái "từ Chính phủ" và, nỗ lực phòng chống "tự
diễn biến", tăng cường lãnh đạo bằng nghị quyết, sàng lọc cán bộ đồng thời
với răn đe và trừng phạt "chưa từng có". Tuy nhiên, chuyển đổi thị
trường đang đòi hỏi môi trường thể chế để Chính phủ ‘tìm về’ bản sắc cần có là
"chính quyền của dân, do dân và vì dân".
https://live.staticflickr.com/65535/52223043789_4a232baceb.jpg
Tấm biển cổ động
cho Đảng Cộng sản Việt Nam trên đường phố Hà Nội hôm
19/1/2021 - Reuters
Suy thoái chính trị
Suy thoái chính trị chủ yếu trong chuyển đổi
sang thị trường là xu hướng tách rời tương đối quyền lực của Chính phủ khỏi sự
"lãnh đạo toàn diện và tuyệt đổi" của Đảng Cộng sản. Hình thức
biểu hiện đặc trưng là "suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống" của cán
bộ lãnh đạo, đảng viên, xuất phát và trước hết, từ quan chức Chính phủ - những
cán bộ kỹ trị, họ "có quyền và gần tiền" cho nên dễ bị cám dỗ.
Tuy nhiên, Đảng quyết định lựa chọn Chính phủ,
nhưng khi vận hành cùng với chuyển đổi thị trường thì sự suy thoái diễn ra, và
ngày càng nghiêm trọng. Mặc dù đó là một thực tế nhưng Đảng khó chấp nhận. Bởi
vậy, Đảng quyết tâm bằng mọi cách chống lại.
Sự suy thoái chính trị là cả một quá trình
thay đổi không thể lường trước qua các nhiệm kỳ Chính phủ sau Đổi mới. Trong thời
kỳ đầu, hai nhiệm kỳ của hai cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải tương đối
"bình yên" dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng CS. Trong
bối cảnh đất nước còn nghèo nàn lạc hậu việc điều hành nền kinh tế của chính phủ
chủ yếu tập trung vào khôi phục hậu quả sót lại sau chiến tranh, gỡ bỏ sự trì
trệ thời kỳ bao cấp và giải phóng tiềm năng thiên nhiên và lao động cho phát
triển. Với quán tính của nghị lực và ý chí "cách mạng" các lãnh đạo
đã tạo nên dấu ấn bằng những công trình đột phá như Dự án đường dây điện 500 kv
Bắc – Nam và những bộ luật mang tính thị trường như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu
tư, Bộ luật Lao động… Sức bật khỏi sự kìm nén bởi cơ chế "bao cấp" đã
huy động sức người sức của tạo nên tăng trưởng cao và nhờ đó, đất nước và người
dân đã có "của ăn của để"…
Giới lãnh đạo nhận thấy động lực tăng trưởng từ
thị trường, nhưng đã không có kinh nghiệm với nó, và hơn thế, còn bị níu kéo bởi
ý thức hệ chủ nghĩa xã hội, cho nên suy thoái chính trị đã diễn ra. Những hậu
quả từ việc điều hành bởi Chính phủ do ông nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trong suốt 10 năm (2006 -2016) là nghiêm trọng là minh chứng cho nhận định này.
Sai lầm của chính sách tăng trưởng nóng vội dựa vào các Tập đoàn kinh tế Nhà nước,
được coi là "những quả đấm thép" của nền kinh tế, đã gây ra "thập
kỷ mất mát", không những làm suy giảm tăng trưởng kinh tế mà còn gây bất ổn
thể chế. Mặc dù thừa nhận do sai lầm chính sách, nhưng Đảng cho rằng "sự
suy thoái tư tưởng, đạo đức lối sống" của cán bộ lãnh đạo, đảng viên xuất
phát từ sự điều hành của Chính phủ. Người dân phải trả giá, nhưng đã không có
hình thức kỷ luật nào cho các sai lầm!
Nỗ lực khó khăn
Từ Đại hội 12 đầu năm 2016 "phe" Đảng
đã giành ưu thế quyền lực và, tại Đại hội 13 đầu năm 2021 đặt ra nhiệm vụ xây dựng
"Đảng mạnh, Nhà nước mạnh", Đảng đã nỗ lực khó khăn để kiểm soát
Chính phủ bằng cách sàng lọc cán bộ và chống suy thoái trên diện rộng. Trong
nhiệm kỳ (2016-2021), như giai đoạn "chuyển tiếp", ông Nguyễn Xuân
Phúc được lựa chọn làm Thủ tướng bởi sự thoả hiệp theo nguyên tắc tập thể lãnh
đạo. Ông ấy đã thực hành "Chính phủ kiến tạo" với ưu tiên sử dụng bộ
máy sẵn có của hệ thống chính trị để cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy
khởi nghiệp, cải cách hành chính để thúc đẩy tăng trưởng mà không gây xáo trộn
hay hiệu ứng "phụ" cho sự ổn định chế độ. Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng
đương nhiệm (2021-2026), gốc là thứ trưởng Bộ Công an, từng là Bí thư tỉnh Quảng
Ninh và từng "chủ trì" đề án Đặc khu hành chính kinh tế theo kinh
nghiệm của Trung Quốc, Trưởng ban Tổ chức Trung ương (TW). Được cho là người của
Đảng và chưa trực tiếp điều hành cả nền kinh tế, ông ấy đang thể hiện như một
"tư lệnh" của các sự kiện và các điểm "nóng" trong bối cảnh
bùng phát dữ dội đại dịch ở TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy phục hồi kinh tế và chống
tham nhũng không vùng cấm.
Chiến dịch chống suy thoái ngày càng quyết liệt
và trên diện rộng với hàng chục nghìn lãnh đạo và các tổ chức đảng bị trừng phạt.
Ông Tổng Bí thư Đảng, Trưởng Ban chống tham nhũng TW trong thời gan gần đây đã
nhấn mạnh nhiều hơn và cam kết quyết tâm chống tham nhũng, suy thoái "đến
cùng". Tuy nhiên chiến dịch "đốt lò" do ông ấy phát động từ hơn
10 năm trước đến nay vẫn "chưa đạt kết quả mong muốn" và "các hiện
tượng tiêu cực vẫn xảy ra tinh vi và phức tạp". Mới đây, trong đại án Việt
Á, hai Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch TP. Hà Nội
và hàng loạt quan chức cấp tỉnh vừa bị bắt và, "các ghế" trên vẫn còn
bỏ ngỏ với nỗi hoài nghi "liệu có còn ai là người xứng đáng ?".
Ngoài ra, sự lãnh đạo bằng các văn kiện, nghị
quyết của Đảng được đẩy mạnh và "làm mới". Những động thái Đảng rà
soát từ các nghị quyết của nhiệm kỳ trước để làm "khung khổ" ràng buộc
việc hoạch định chính sách có liên quan điều hành kinh tế trong nhiệm kỳ này là
đặc điểm được chú ý. Chẳng hạn, Nghị quyết số 19-NQ/TW của BCHTW Đảng khóa XI
được rà soát thận trọng, trên cơ sở đó ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày
16/6/2022 cho quá trình chuẩn bị sửa Luật đất đai 2013 hay các Nghị quyết về
phát triển các vùng kinh tế trọng điểm tạo hành lang cho việc điều hành của
Chính phủ...
Bản sắc chính phủ
Tất cả những "chuyển biến" nêu trên
cần có thời gian để kiểm chứng trong thực tế về hiệu quả của sự kiểm soát của Đảng
với Chính phủ cũng như phản ứng của thị trường bởi vì chúng không thể tạo ra niềm
tin một cách thuyết phục khi không được "dẫn đường" bởi các luận cứ
khoa học. Những nỗ lực nêu trên đã phản ánh sự quyết tâm duy trì chế độ Đảng Cộng
sản toàn trị thay vì tạo lập môi trường thể chế cho Chính phủ, đang không được
tin tưởng hay đang chịu sự kiểm soát của Đảng, tìm về bản sắc cần có trong chuyển
đổi thị trường. Đó là "Nhà nước của dân, do dân và vì dân".
Hệ thống xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô-viết,
nhân danh ý thức hệ này Đảng cộng sản đã đứng trên nhà nước và pháp luật, đã sụp
đổ hoàn toàn từ đầu những năm 1990. Các nước thành viên của hệ thống đã chuyển
đổi sang thị trường theo hai cách, thay đổi và duy trì chế độ chính trị. Khác với
các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu, ở đó chế độ dân chủ được thiết lập và dần
hoàn thiện, Việt Nam học theo Trung Quốc chọn cách thứ hai, duy trì chế độ Đảng
toàn trị. Mô hình sau là biến thể lai tạp mô hình Xô-viết đã lỗi thời với thị
trường chuyển đổi, mặc dù đã "gặt hái" thành công về tăng trưởng cao
kéo dài, nhưng nay một "nhà nước tư bản thân hữu" đã bành trướng và
đang dung dưỡng các quan hệ trục lợi - nguồn cơn của tình hình "suy thoái
tư tưởng, đạo đức lối sống" của cán bộ lãnh đạo, đảng viên thêm trầm trọng.
Tạo môi trường thể chế để Chính phủ ‘tìm về’ bản
sắc cần phải là chính sách cốt lõi trong cải cách chuyển đổi. "Nhà nước của
dân, do dân và vì dân", một sản phẩm của nhà nước hiện đại, dân chủ, cần
phải được trở lại trong cải cách chính trị ở Việt Nam thay vì "Đảng mạnh,
nhà nước mạnh". Thực tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang thị trường
đang đòi hỏi sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương và trao quyền thực
chất và rộng rãi hơn cho người dân không chỉ để kiểm soát sự tha hoá quyền lực
mà còn hoàn thiện Chính phủ theo hướng dân chủ.
-----------------------------------------------------------
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
*
Tin, bài liên quan
Đảng
viên (Việt Nam) có phải là người không?
Hội
nghị Trung ương 5: Nghị quyết vẫn là công cụ lãnh đạo của Đảng, tính khả thi có
vấn đề
Đảng
thừa nhận công tác phòng chống tham nhũng không hiệu quả
Bài
học cải cách cho Việt Nam rút ra từ mô hình Trung Quốc
Từ “đòn gió” đến những “đòn thật” đáng mong đợi
No comments:
Post a Comment