"CẦM
TÙ" TUỔI THƠ, TƯỚC ĐOẠT QUYỀN "ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH" CỦA CON EM
MÌNH ĐẾN BAO GIỜ?!
Ngay buổi
cuối kỳ thi tốt nghiệp THPT, Tùng Chi, nhà thơ nhí khá nổi tiếng xưa chỉ sau chị
mình, Khánh Chi, lộ nỗi lòng và bí mật xưa của mình:
“Mình nhớ
ngày mình đi thi vào trường Lê Hồng Phong, sau môn thi văn buổi sáng, 2 bà chị
iu quí của mình cho mình lội bộ về nhà. Về tới nhà thấy hai bả đang ríu rít với
bà bạn tên Quỳnh, mình tức rớt nước mắt. Ơn giời, môn văn được 8, chiều môn
toán được 9… Sai có xíu mà bị trừ 1 điểm. Nhớ hoài cái lỗi: 1 bình phương kết
quả là +1 và -1, vì là người nên loại -1, mình ra thẳng =1 nên chi dc 9. Thui kệ,
17 là đã đủ đứng đầu năm ấy. Còn 4 môn tốt nghiệp mới hoành tráng: Văn 10, toán
10, lý 10, sử… 6. Lý do là sử có 10 câu thì học đúng câu đầu câu cuối, may
trúng tủ câu đầu. Cả trường ai cũng được 10 điểm môn sử, mình tui 6. Giờ con mới
thú thật với ba má, 12 năm phổ thông và sau đó mấy năm đại học, trừ giờ lên lớp,
ở nhà con chẳng bao giờ học bài. Hihi…”.
Thằng nhóc
làm thơ Tùng Chi ngày ấy - hồi 1978 là đội viên Câu lạc bộ sáng tác báo Khăn
Quàng Đỏ do tôi làm đội trưởng - không phải cá biệt mà thuộc tuyệt đại đa số thằng
nhóc, con nhỏ học trò ngày xưa: ngay cả học, dù giỏi hay dở, cũng được là chính
mình.
Tôi xưa
cũng vậy, bao bạn bè cùng lứa tôi cũng vậy: thi lớp 6, lớp 10, thi tốt nghiệp
phổ thông, thi đại học, tốt nghiệp đại học, bố mẹ chả hề hỏi một câu. Bố tôi
nói thẳng: “Mặc đời cua xáy cáy đào”. Kết quả học hành sao cũng kệ - cùng lắm
là “đầu óc con mình không thông minh như con người ta”, đành chịu. “Cuộc đời ai
giống ai”. Nhưng đánh nhau, trốn học, nói dối, quậy phá hàng xóm… là “lên giường,
nằm xuống” và rút roi mây, đánh "tuốt lươn" ngay.
Mình học lớp
4 trường Mai Khôi của cô giáo Bùi Mai Phương Phuong
Bui, cháu ruột giám mục Bùi Tuần, cách nhà cả cây số, lúc ấy chín mười tuổi,
vẫn đi bộ. Mà có bao giờ đến thẳng trường, học về thẳng nhà đâu. Đi "lung
tung xà bần" cả vùng Ông Tạ. Vậy nên giờ mới biết, nhớ và viết Ông Tạ.
Liệu truyền
thông bao lâu nay có mâu thuẫn với chính mình: mong học sinh tự lập, phản đối
thi cử nặng nề nhưng lại ồ ạt quan tâm thi cử, thậm chí ca ngợi xã hội, đoàn thể,
cha mẹ bám sát, chăm chút, “tiếp sức mùa thi” thí sinh, con cháu… ? Làm gì
không có chuyện điều này khiến thí sinh bị áp lực nặng nề trách nhiệm phải đậu
và đậu cao?
Bao nhiêu
học sinh đã tự lìa bỏ cõi đời này vì không chịu nổi áp lực học hành, do cha mẹ,
nhà trường và cả xã hội mà chưa khiến không ít người lớn "khôn ra"?
Cũng từ
góc chủ quan cá nhân, mình nghĩ: nên để học sinh được là chính mình, dù bất kỳ
đậu hay không và để các em tự chọn lối đi cho mình sau kỳ thi – không cần tuyên
tuyền “đại học không phải lối đi duy nhất”.
Truyền
thông bớt thông tin tôn vinh ngất trời thủ khoa, đậu mấy trường đại học…, áp lực
cho cha mẹ, học sinh và xã hội sẽ bớt nặng nề như bao năm nay.
Hai hôm
nay, đi qua các cổng trường có thi cử, nhìn hàng ngàn, hàng vạn phụ huynh chen
chúc trước cổng trường mà buồn cho học sinh lẫn phụ huynh, cho áp lực thi cử…
Xưa anh em mình đi thi, báo chí có thông tin ồ ạt như vậy? Cha mẹ có đeo bám dữ
thần như vậy để vô tình tạo áp lực?
Thật ra,
cũng nên nhìn toàn cảnh. Như nhiều trường học khu Ông Tạ, mời anh em mình đến
coi xem giờ đi học, về học, ngoài một số học sinh có cha mẹ đưa đón, đậu xe náo
loạn, kẹt cứng cổng trường, đa số vẫn tự đi bộ, đi xe đạp về nhà, theo nhóm,
theo tốp. Chúng ríu rít bên nhau, bày đủ trò với nhau, vui ơi là vui. Như cha mẹ
chúng từng được vui như vậy.
Ông bà dạy:
“Học thày không tày học bạn”. Với bạn bè, chúng có một tuổi thơ hoàn hảo và
khôn lớn rất nhanh từ những trả giá này nọ tất yếu trong cuộc sống.
Xin đừng
nói: xã hội bây giờ phức tạp nên phải theo sát con! Xã hội bao giờ chẳng phức tạp.
Cứ chăm chút, bồng bế con mãi đến bao giờ?
P/s: Ai
không cùng quan điểm, xin miễn cãi cọ, cứ thoải mái pan nick mình để về ôm con
tiếp, “cầm tù” tuổi thơ của nó và tước đoạt quyền “được là chính mình” của con
em mình, kể cả quyền “đầu óc không thông minh như con người ta”.
Ảnh: Một
nhóm học trò Ông Tạ "được là chính mình" với bạn bè sau một buổi học
- Ảnh: CMC
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1509980489447999&set=a.299824627130264
.
No comments:
Post a Comment