11 tháng
7, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/bong-da-nga-da-voi-ma/
Bị cô lập và khủng hoảng bởi cuộc chiến Ukraine, nền
công nghiệp túc cầu Nga đang bị hủy hoại gần như toàn bộ…
Hình : https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/rr.png
Giải Ngoại hạng Nga 2022 gặp khó
Cố gắng tự
đánh lừa đây là “ngày trọng đại của bóng đá Nga”, đội Zenit Saint Petersburg đã
chào đón đội Spartak Moscow tại sân vận động Gazprom vào tối thứ Bảy ngày 9
Tháng Bảy. Vé gần như bán hết và hơn 60,000 khán giả theo dõi hai câu lạc bộ hàng
đầu tranh Siêu cúp Nga, cũng là mở đầu mùa giải Ngoại hạng mới trong nước. Chiến
thắng 4-0 nghiêng về đội Zenit.
Tuy nhiên,
dù có đầy đủ nghi thức như hàng năm nhưng trận đấu không thể che lấp cuộc khủng
hoảng không thể che giấu: Bóng đá ở Nga đang sụp đổ! Cuộc xâm lược tàn bạo vào
Ukraine do Tổng thống Vladimir Putin biên kịch và đạo diễn đã khiến Nga trở
thành “một quốc gia đáng sợ”. Và thể thao cũng phải trả giá. Bốn năm sau khi
Nga đăng cai Vòng chung kết World Cup, bóng đá Nga đang mất dần sức mạnh của
mình. Các câu lạc bộ không được phép tham gia ba giải đấu lớn của châu Âu trong
mùa giải này và các đội tuyển quốc gia bị loại khỏi World Cup 2022 ở Qatar và
giải Bóng đá nữ thế giới.
Ngày 9
Tháng Bảy lẽ ra phải là trận đấu mở màn của đội tuyển Nga với đội Thụy Sĩ ở
Leigh nhưng không có. Liên đoàn bóng đá Nga (RFU) phản đối kịch liệt các lệnh
trừng phạt của FIFA và UEFA, nhưng chẳng ai buồn nghe! Không ai muốn các đội
bóng Nga tham gia bất kỳ cuộc thi đấu nào khi Nga vẫn tiếp tục cuộc chiến chống
lại một quốc gia láng giềng có chủ quyền. Sự cô lập này tác động rất sâu sắc đến
cả đội ngũ cầu thủ và huấn luyện viên. Sự ra đi của nhiều cầu thủ ngoại đã dẫn
đến sự mất mát tài năng ở giải Ngoại hạng Nga.
FIFA cho
phép các cầu thủ nước ngoài hoãn thực thi hợp đồng đã ký với các đội Nga đến
mùa hè năm sau mà không sợ bị phạt. RFU cảnh báo “sự ra đi của các cầu thủ ngoại
sẽ gây ra thiệt hại không thể khắc phục cho bóng đá Nga”. Những thách thức tài
chính cũng bắt đầu lộ diện. Khi các nhà tài trợ nước ngoài không còn nữa do tẩy
chay, chiến tranh, nguồn thu bóng đá cũng giảm dần. Các câu lạc bộ và các đội
tuyển Nga có rất ít sự lựa chọn ngoài việc cắt giảm ngân sách. Trong tương lai,
bóng đá Nga có thể tự xoay sở để tồn tại, nhưng trong tương lai gần, chẳng ai
chơi với “nó”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/Screenshot-2022-07-11-160558.jpg
Nike
đã ngưng tài trợ cho một số đội tuyển quốc gia Nga (Twitter)
Các ngoại binh ra đi
Đầu năm
nay, FIFA thông báo các cầu thủ ngoại sống ở Nga và Ukraine được phép tạm hoãn
thực hiện hợp đồng đến cuối Tháng Sáu với các câu lạc bộ địa phương. Nhưng chiến
tranh chưa có dấu hiệu kết thúc nên tiếp tục được hoãn thêm 12 tháng, qua Tháng
Sáu, 2023. Hệ quả, đội Krasnodar mất tám cầu thủ ngoại trong đội hình đa quốc
gia; đội Rubin Kazan mất bảy, kể cả đội trưởng, tuyển thủ Croatia Filip
Uremovic (chuyển đến Hertha Berlin) và cầu thủ biên Đan Mạch Anders Dreyer (chuyển
đến Midtjylland). Rubin, được dẫn dắt bởi Leonid Slutsky, cựu huấn luyện viên đội
Hull City, đã tụt hạng sau khi phong độ xuống dốc thảm hại vì mất cầu thủ.
Đội ngũ cầu
thủ chuyên nghiệp Nga gần như bị xé nát. Số cầu thủ ngoại rời khỏi Nga lên đến
hàng chục, kể cả Khvicha Kvaratskhelia được đánh giá cao. Cầu thủ biên 21 tuổi
người Georgia đã rời đội Kazan để đá cho Dinamo Batumi ở quê nhà và vừa ký hợp
đồng 9 triệu bảng Anh với đội Napoli của Ý. Mùa hè này chứng kiến nhiều sự ra
đi hơn. Chidera Ejuke, tiền đạo người Nigeria, đã rời CSKA Moscow để đầu quân
Hertha Berlin, cùng với đồng đội Arnor Sigurdsson, tuyển thủ Iceland, người đã
dành nửa cuối mùa giải trước đấu cho câu lạc bộ Ý Venezia dưới hình thức cho mượn
cầu thủ.
Phán quyết của FIFA
Hiện đội CSKA
Moscow lên kế hoạch kiện phán quyết của FIFA việc cho phép cầu thủ nước ngoài tạm
ngưng thực thi hợp đồng với các câu lạc bộ Nga đến mùa hè năm 2023. CSKA Moscow
mất bốn đến năm cầu thủ ngoại nên rơi vào tình thế rất khó khăn. “Chúng tôi sẽ
khởi kiện để bảo vệ lợi ích của mình trước quyết định phân biệt đối xử và trái
với các quy chế do FIFA đặt ra” – thông báo khởi kiện viết.
“Vấn đề
chính đối với các câu lạc bộ Nga là quyết định của FIFA cho phép các cầu thủ tạm
hoãn thực thi hợp đồng đã ký với họ – Alexey Kirichek, cựu giám đốc phát triển
kinh doanh của câu lạc bộ Lokomotiv Moscow nói với The
Athletic – Một câu lạc bộ Nga đã trả 10 triệu bảng cho một cầu thủ cách đây
12 tháng nay không nhận lại được tiền do quyết định của FIFA. Các câu lạc bộ
Nga đang mất tất cả tiền của họ. Một số liên đoàn bóng đá quốc gia châu Âu còn
nói thẳng với các cầu thủ là họ không được thi đấu ở Nga”. Hiện còn tổng cộng
102 cầu thủ nước ngoài tham gia mùa giải tại các câu lạc bộ Nga, dù đã giảm so
với 162 ở mùa giải trước.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/07/pexels-juan-salamanca-61135-1024x683.jpg
Ảnh:
pexels-juan-salamanca
Ai đi, ai ở?
Tuyển thủ
Maciej Rybus vừa nhận được thông báo sẽ không có chân trong đội tuyển quốc gia
Ba Lan dự World Cup ở Qatar, sau khi anh không về nước mà quyết định chuyển
sang đội Spartak vào mùa hè này, sau năm năm đấu cho Lokomotiv Moscow. Tuy
nhiên, “sự phản bội quốc gia” gây ồn ào nhất lại thuộc về Anatoliy Tymoshchuk,
cựu đội trưởng Ukraine nổi tiếng quốc tế khi anh ta chọn ở lại làm trợ lý giám
đốc cho đội Zenit, dẫn đến sự phẫn nộ của người dân Ukraine đang khốn khổ vì đạn
pháo Nga. Việc Tymoshchuk từ chối phản đối cuộc xâm lược của Nga khiến anh ta bị
tước giấy phép huấn luyện viên Ukraine, bị tẩy chay và khép tội phản quốc.
Tuy nhiên,
nhìn chung, hầu hết đều không muốn dính đến Nga. Nhiều huấn luyện viên ngoại đã
chọn rời Nga, giảm còn ba người vào mùa giải Ngoại hạng này so với tám người của
mùa giải trước. Markus Gisdol, người Đức, không còn huấn luyện cho Lokomotiv
Moscow; và Daniel Farke, cựu ông chủ của Norwich City, rời đội Krasnodar trước
mùa giải. Huấn luyện viên người Ý Paolo Vanoli cũng bỏ Spartak vào mùa hè này.
Tiếp quản là Guille Abascal, cầu thủ 33 tuổi người Tây Ban Nha, huấn luyện viên
đội Basel vào mùa trước.
Trong số ở
lại có Slavisa Jokanovic, huấn luyện đội Dynamo Moscow, sau khi chia tay
Sheffield United vào mùa trước. Zenit Saint Petersburg, được hậu thuẫn bởi khối
tài sản khổng lồ của tập đoàn dầu khí Nga Gazprom (làm chủ đội bóng từ 2005),
đã trở thành “cường quốc” bóng đá Nga trong thập niên qua với thành tích thắng
bảy trong 12 danh hiệu gần đây nhất (có bốn danh hiệu liên tiếp). Doanh thu
hàng năm của đội lên đến 187 triệu bảng (phần của quảng cáo là 76%), chiếm vị
trí 20 trong danh sách kiếm tiền “Deloitte’s Football Money League” của mùa giải
2020-21.
Mất “mỏ vàng châu Âu”
Đội Zenit
sẽ vượt qua cơn bão nhưng một mùa giải không được thi đấu tại châu Âu vẫn ảnh
hưởng nặng nề đến đội. Trung bình Zenit kiếm được khoảng 20 triệu bảng mỗi mùa
khi chơi ở vòng bảng Champions League và từ những khoản khác. Các số liệu chính
thức mới nhất từ UEFA, được công bố thông qua báo cáo tài chính 2020-21, cho thấy
97 triệu euro (83 triệu bảng Anh) đã được trả cho các câu lạc bộ Nga dưới dạng
tiền thưởng cho mùa giải, trong đó Zenit, Krasnador và Lokomotiv Moscow – mỗi đội
bỏ túi 20 triệu bảng Anh khi chơi ở vòng bảng Champions League.
CSKA
Moscow kiếm được 8 triệu bảng Anh trong thời gian thi đấu tại Europa League.
Sochi, một câu lạc bộ mới thành lập năm 2018, bị từ chối chơi ở Champions
League 2022-23 sau khi đạt á quân giải Ngoại hạng Nga; trong khi Dynamo Moscow,
Krasnodar và Spartak Moscow sẽ chơi tại Europa League hoặc Europa Conference
League nếu không có chiến tranh. Nhưng tất cả “mỏ vàng tài chính” cho bóng đá
Nga tại châu Âu đã bị cạn do các lệnh trừng phạt của châu Âu. Một mùa giải mới
bóng đá trong nước cũng không còn sức hấp dẫn như xưa. Một Cúp Liên đoàn Ngoại
hạng Nga mới, được thế vào với hy vọng vớt vát tài chính cho các câu lạc bộ,
cũng không mấy hấp dẫn.
Ảnh:
travel-nomades-unsplash
Mất cả tài trợ quảng cáo
Các tác động
tài chính không chỉ đến từ châu Âu và UEFA. Đội Spartak đã mất Nike, nhà cung cấp
trang phục thi đấu cho đội kể từ năm 2005. Thỏa thuận của Nike với Zenit cũng bấp
bênh sau mùa giải mới. Có tin từ Nga là Bigser Sport (nhà sản xuất quần áo bóng
đá có trụ sở tại Kyrgyzstan) sẽ thế chỗ Nike ở Zenit. Liên đoàn bóng đá Nga còn
mất hợp đồng với Adidas ngay trong những tuần đầu chiến tranh.
Ngân hàng
Tinkoff là nhà tài trợ chính giải Ngoại hạng Nga trong ba năm qua nhưng người
sáng lập ngân hàng Oleg Tinkov cho biết mối quan hệ đó đã chấm dứt. Trong vòng
vài ngày sau khi chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine trong một bài đăng trên
Instagram, Tinkov nói ông đã bị Điện Kremlin buộc phải bán cho nhà nước 35% cổ
phần trong ngân hàng. “Những ngân hàng mà tôi hy vọng tài trợ như Sberbank cũng
không quan tâm” – cựu chủ tịch giải Ngoại hạng Nga Ashot Khachaturyants phân trần
với các phóng viên vào cuối Tháng Năm.
Hiện công
nghiệp túc cầu Nga phụ thuộc vào tài trợ của các công ty trong nước, nhờ vậy,
ngân sách của hầu hết đội bóng sẽ được bảo đảm cho mùa giải này nhưng những
thách thức sẽ đến trong năm 2023. Nếu các công ty Nga giảm hay không còn tài trợ
do làm ăn thất bại, tác động sẽ rất lớn cho bóng đá Nga. Và nếu Putin tiếp tục
mở rộng biên giới quốc gia, bất chấp luật pháp quốc tế, công nghiệp bóng đá của
Nga sẽ còn thu hẹp hơn nữa.
__________
Trong số
cầu thủ ngưng đá cho Nga có ngôi sao người Georgia 21 tuổi Khvicha
Kvaratskhelia
__________
Cầu thủ
Nigeria Chidera Ejuke ngưng hợp đồng với CSKA Moscow
No comments:
Post a Comment