Đả
đảo chủ nghĩa Quốc xã là quân bài ‘xâm lược một quốc gia miễn phí’ của Nga
Juris Pupcenoks
Biên dịch: GaD
Tháng Bảy 22, 2022
https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2022/07/1-6.png?w=551&h=367
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) với Tổng thống Belarus Alexander
Lukashenko, người từng cáo buộc phương Tây ủng hộ các ý tưởng Quốc xã. Ảnh:
AFP/Mikhail Klimentyev
Ở Ukraina và có thể xa hơn nữa, không quan trọng nếu ‘Quốc xã’ được nhắm
mục tiêu thực sự tồn tại
Oleg Morozov, một thành
viên của Quốc hội Nga và là đồng minh của Tổng thống Vladimir Putin, đã đưa ra
lời đe dọa vào tháng Năm. Ông nói, Ba Lan nên “ở vị trí đầu tiên trong
hàng đợi phi phát-xít hóa sau Ukraina.”
Chỉ vài ngày trước đó, một
thành viên ủng hộ Putin của hội đồng thành phố Moscow, Sergey Savostyanov, khẳng
định rằng sau Ukraina, Nga cần phải loại bỏ quyền lực của Quốc xã ở sáu quốc
gia nữa: Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Moldova và Kazakhstan.
Chỉ vài tháng sau cuộc
xâm lược của Nga vào Ukraina, một phần được thực hiện với mục đích giả mạo nhằm
hạ bệ chính phủ của quốc gia đó, những tuyên bố như vậy có thể khiến người dân ở
các quốc gia đó cũng như của nhiều nhà quan sát quan tâm trong khu vực, ớn lạnh.
Có thể lập luận rằng những
tuyên bố phi phát-xít hóa như vậy “có thể bị bác bỏ như là biểu hiện cường điệu
của một cá nhân trong bầu không khí quá nóng của nước Nga ngày nay,” như học giả
và cựu nhà ngoại giao Paul Goble đã mô tả gần đây. Tuy nhiên, bằng chứng là
trong hơn một thập kỷ, Nga đã sử dụng những lời nói dối và thông tin sai lệch,
bao gồm nhiều tài liệu tham khảo nhằm hạ bệ Ukraina, để xây dựng một trường hợp
cụ thể cho cuộc xâm lược Ukraina.
Và những tuyên bố phi
phát-xít hóa không được ủng hộ đã là cái cớ cho sự xâm lược quốc tế của Nga kể
từ Thế chiến 2.
Putin và các đồng minh của
ông đã cố gắng mở rộng ý nghĩa của “Chủ nghĩa Quốc xã” về bản chất để biến nó
thành vô nghĩa – nhưng vẫn hữu ích đối với họ. Bất kỳ ai chống lại chính
phủ của Putin đều có thể bị gán cho là một tên Quốc xã, đại diện cho những kẻ
thù tồi tệ nhất và khủng khiếp nhất mà Nga từng phải đối mặt trong lịch sử của
mình, trận chiến chống lại kẻ đã khiến gần 1/6 dân Liên Xô thiệt mạng, cả dân sự
và quân sự.
Phe đối lập là phát xít
Là một học giả về truyền
thông ngoại giao của Nga, tôi đã nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ của Nga để biện
minh cho các hành động can thiệp quân sự của họ. Tôi nhận thấy rằng các nhà ngoại
giao Nga thường xuyên sử dụng và lạm dụng các cách diễn đạt luật pháp quốc tế để
biện minh cho các hành động của Nga nhằm đạt được thêm ảnh hưởng hoặc lãnh thổ.
Và nhãn hiệu “Quốc xã” đã
được sử dụng một cách có chọn lọc và bị lạm dụng để nhắm vào các đối thủ được
nhận thức là chế độ Putin, đôi khi đã đạt được một số thành công. Thật vậy,
theo một thái cực, theo những người theo thuyết tiên tri của Putin, chủ nghĩa
Quốc xã thậm chí không cần phải bài Do Thái.
Đối với các quan chức
Nga, bất kỳ ai thể hiện tình cảm chống Nga đều có thể bị cáo buộc là Quốc xã.
Điều đó cho phép Nga tuyên bố rằng Ukraina
Tháng 5, Tổng thống
Belarus Alexander Lukashenko, một đồng minh mạnh mẽ của Putin, cáo buộc phương
Tây ủng hộ các ý tưởng của Quốc xã. Cũng trong tháng 5, Bộ Ngoại giao Nga
tuyên bố rằng chính phủ Israel đang hỗ trợ những người theo chủ nghĩa tân phát
xít ở Ukraina. Khẳng định này được đưa ra ngay sau khi Israel yêu cầu xin
lỗi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Adolf Hitler có nguồn gốc Do Thái.
Những lời buộc tội kéo dài
Không nơi nào Nga kiên
trì với những cáo buộc về chủ nghĩa Quốc xã hơn ở Estonia và Latvia, hai quốc
gia có dân số khá lớn nói tiếng Nga và là thành viên của EU và NATO.
Trong nhiều thập niên,
Nga cáo buộc rằng các tư tưởng phát xít đã lưu hành ở các nước này trên quy mô
lớn và đã trở thành xu hướng chủ đạo. Năm 2007, Putin nói rằng ông cảm thấy thất
vọng trước sự tôn kính của Estonia và Latvia đối với chủ nghĩa Quốc xã: “Các hoạt
động của chính quyền Latvia và Estonia công khai lừa dối sự tôn vinh Quốc xã và
đồng bọn của chúng. Nhưng những sự thật này vẫn không được EU chú ý.”
Năm 2012, Nga đã phản ứng
giận dữ trước một cuộc tụ tập vừa xảy ra của các cựu chiến binh Thế chiến 2 ở
Estonia và tuyên bố rằng hoạt động này nhằm “tôn vinh những cựu binh SS và những
người cộng tác tại địa phương.”
Năm nay, Latvia đã chỉ định
ngày 9 tháng 5 là Ngày tưởng niệm những người thiệt mạng ở Ukraina do hậu quả của
cuộc xâm lược của Nga. Động thái này chắc chắn sẽ gây khó chịu cho một số
người ở Nga, khi Nga kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Quốc xã trong Thế
chiến 2 vào cùng ngày. Latvia vào thời điểm đó cũng đang tranh luận về việc
dỡ bỏ các tượng đài lính Soviet.
Đáp lại, phát ngôn viên
Maria Zakharova của Putin nói rằng “chế độ cầm quyền ở Latvia từ lâu đã nổi tiếng
với những ưu tiên tân Quốc xã.”
Chó chê mèo lắm lông
Trong khi đó, một cuộc
tranh luận khác lại diễn ra sôi nổi về việc liệu bản thân nước Nga dưới thời
Putin có thể được coi là một quốc gia phát xít hay không. Một mặt, chế độ
độc tài của Putin đã chấp nhận chủ nghĩa quân phiệt bành trướng, đè bẹp phe đối
lập trong nước, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc độc hại và làm sống lại chủ nghĩa
yêu nước Nga bằng cách xây dựng bản sắc dân tộc xung quanh việc Nga đánh bại Đức
Quốc xã.
Mặt khác, những người cho
rằng Nga có thể là một chế độ độc tài đàn áp và hung hãn, nhưng không phải là một
nhà nước phát xít, lưu ý rằng chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng cách mạng về
cơ bản và có xu hướng đi kèm với công tác vận động quần chúng.
Trong khi đó, Putin bị
nhiều người coi là một nhà độc tài cánh hữu phản động, người không được hướng dẫn
bởi các tư tưởng cách mạng, không có nhiều sức hút và đang quản lý một phần lớn
dân chúng thụ động.
Những người ủng hộ ông có
thể sẽ tiếp tục dán nhãn những kẻ thù được coi là Quốc xã. Cơ sở khoa
trương như vậy cuối cùng có thể dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh bên ngoài lãnh
thổ Ukraina.
-------------
NGUỒN :
Decrying
Nazism is Russia’s ‘invade a country for free’ card
In Ukraine and possibly
beyond, it doesn’t matter if the targeted ‘Nazis’ actually exist
July 19, 2022
No comments:
Post a Comment