Tuesday, October 19, 2021

TRUMP KIỆN ỦY BAN ĐIỀU TRA 6 THÁNG GIÊNG CỦA HẠ VIỆN (tổng hợp)

 


Trump kiện Ủy Ban Điều Tra 6 Tháng Giêng của Hạ Viện

Người Việt

October 18, 2021

https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/trump-kien-uy-ban-ha-vien-dieu-tra-vu-bao-loan-tai-quoc-hoi/

 

WASHINGTON, DC (NV) – Cựu Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Hai, 18 Tháng Mười, đệ đơn kiện Ủy Ban Điều Tra Ngày 6 Tháng Giêng của Hạ Viện, cáo buộc ủy ban này đã đưa ra một yêu cầu “bất hợp pháp, vô căn cứ, và quá mức” khi đòi giao nộp hồ sơ ghi chép lại những hoạt động và liên lạc tại Tòa Bạch Ốc trong ngày xảy ra vụ bạo loạn tại Quốc Hội.

 

Trong đơn kiện nộp tại Tòa Liên Bang Địa Hạt Washington DC, ông Trump cho rằng các tài liệu mà ủy ban đòi hỏi là đụng đến đặc quyền hành pháp, vốn được bảo vệ sự bí mật hoạt động của Tòa Bạch Ốc và yêu cầu tòa ra lệnh cấm yêu cầu đòi hồ sơ của ủy ban, theo Reuters.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/10/TS-trump-kien-uy-ban-1-1068x713.jpeg

Cựu Tổng Thống Donald Trump kiện đòi ngăn cấm việc Ủy Ban Điều Tra Hạ Viện đòi giao nộp tài liệu ghi lại những hoạt động và liên lạc tại Toà Bạch Ốc ngày 6 Tháng Giêng. (Hình: Scott Olson/Getty Images)

 

Ủy Ban Điều Tra 6 Tháng Giêng của Hạ Viện đòi Cơ Quan Lưu Trữ Quốc Gia cung cấp mọi thứ từ tin nhắn Twitter, nhật ký điện thoại và sổ ghi tên khách vào Tòa Bạch Ốc, cũng như bất kỳ video và hình ảnh nào về các sự kiện mà ông Trump tham gia.

 

Đồng thời, Ủy Ban Điều Tra cũng yêu cầu gửi các tài liệu và thông tin liên lạc liên quan đến các hoạt động và bảo mật của ông Mike Pence, cựu phó tổng thống, và nói chung là bất kỳ tài liệu nào đề cập đến cuộc tập hợp tại Tòa Bạch Ốc trước giờ bạo loạn và khi diễn ra cuộc bạo loạn tại điện Capitol, cũng như các cuộc họp, kế hoạch về sự kiện kiểm phiếu đại cử tri tại Quốc Hội.

 

Cựu Tổng Thống Trump nhân danh đặc quyền hành pháp yêu cầu Cơ Quan Lưu Trữ Quốc Gia giữ lại những tài liệu liên quan, không giao nộp cho Ủy Ban Điều Tra.

 

Tuy nhiên, vào ngày Thứ Sáu, 8 Tháng Mười, Luật Sư Dana Remus, cố vấn pháp lý Tòa Bạch Ốc, gửi thư đến cơ quan lưu trữ cho biết: “Tổng Thống Joe Biden xác định rằng nhân danh đặc quyền hành pháp trong trường hợp này không mang lại lợi ích tốt nhất cho nước Mỹ, và do đó, không thể áp dụng quyền này cho bất kỳ tài liệu nào có liên quan.”

 

Theo luật liên bang, các cựu tổng thống có thể yêu cầu tổng thống đương nhiệm giữ lại bất kỳ tài liệu nào được tạo ra trong các chính quyền trước.

 

Nhưng, các tòa án chưa bao giờ nói rõ rằng các cựu tổng thống có bao nhiêu thẩm quyền để khẳng định đặc quyền khi họ mãn nhiệm.


https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/10/TS-trump-kien-uy-ban-2-1068x713.jpeg

Người ủng hộ cựu Tổng Thống Trump tấn công cảnh sát bảo vệ Quốc Hội ngày 6 Tháng Giêng. (Hình: Brent Stirton/Getty Images)

 

Nhưng trên thực tế, quan điểm của tổng thống đương nhiệm có sức nặng đáng kể.

 

Tối Cao Pháp Viện hồi năm 1977 ra phán quyết vào rằng tổng thống đương nhiệm “ở vị trí tốt nhất để đánh giá nhu cầu hiện tại và tương lai của nhánh Hành Pháp.”

 

Hơn nữa, đặc quyền không phải là tuyệt đối.

 

Tối Cao Pháp Viện cho biết đặc quyền này chỉ giới hạn trong việc liên lạc “ở việc thực hành trách nhiệm của một tổng thống, chứ không thể bao gồm các cuộc thảo luận để Bộ Tư Pháp làm suy yếu niềm tin của công chúng vào kết quả bầu cử.” (MPL) [kn]

.

=====================================

.

.

Trump khởi kiện Uỷ ban 6/1, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia, tìm cách giữ kín tài liệu 

Cali Today  (Theo Politico)

October 18, 2021

https://www.baocalitoday.com/hoa-ky/trump-khoi-kien-uy-ban-6-1-co-quan-luu-tru-quoc-gia-tim-cach-giu-kin-tai-lieu.html

 

(Politico) – Cựu Tổng thống Donald Trump chính thức khởi kiện Ủy ban Đặc biệt Hạ viện và Cơ quan Lưu trữ Quốc gia,  tìm cách ngăn chặn công bố hồ sơ Toà Bạch Ốc của ông ta liên quan đến vụ tấn công Điện Capitol. 

 

Toán luật sư đại diện ông Trump vào thứ Hai đệ đơn kiện 26 trang lên toà liên bang D.C, tuyên bố cuộc điều tra của Uỷ ban Đặc biệt “moi móc thông tin bất hợp pháp và nhũng nhiễu.” Vụ kiện nêu danh Uỷ ban Đặc biệt Hạ viện, Chủ tịch Bennie Thompson (Dân chủ -Mississippi), và Cơ quan Lưu trữ Quốc gia, và Giám đốc cơ quan David Ferriero.

 

Đơn kiện lập luận rằng, việc Uỷ ban điều tra 6/1 đòi hỏi một số lượng lớn hồ sơ từ chính phủ Donald Trump như,  những trao đổi nội bộ của ông ta với luật sư, chiến dịch vận động tranh cử và các viên chức cao cấp khác, vi phạm đặc quyền hành pháp. Trong vụ kiện, nguyên đơn yêu cầu toà liên bang vô hiệu hoá toàn bộ yêu cầu từ Uỷ ban, ngăn chặn Cơ quan Lưu trữ Quốc gia giao nộp bất cứ tài liệu nào cho Quốc hội theo yêu cầu của Uỷ ban vì chúng được đặc quyền hành pháp bảo vệ. 

 

Toán luật sư đại diện cựu Tổng thống cũng yêu cầu toà buộc Lưu trữ Quốc gia trước hết phải xác định tất cả những tài liệu nào từ Toà Bạch Ốc của Trump liên quan đến yêu cầu từ Uỷ ban, rồi sau đó, họ sẽ xem xét lại toàn bộ trước khi chia sẻ chúng với Quốc hội. Thủ tục này có thể mất vài năm trời. 

 

Vụ kiện khởi sự một cuộc chiến pháp lý phức tạp và quan trọng về những cuộc điều tra của Quốc hội và đặc quyền hành pháp. Dưới thời cựu Tổng thống Nixon, Tối cao Pháp viện thừa nhận, các cựu tổng thống có thể quan tâm đến việc che giấu tài liệu khỏi con mắt công chúng. Nhưng đây là tranh chấp pháp lý công khai đầu tiên giữa một đương kim tổng thống và người tiền nhiệm về việc liệu có khẳng định đặc quyền hành pháp hay không. 

 

Trump lập luận một cách mạnh mẽ rằng, yêu cầu tài liệu của Uỷ ban 6 tháng 1 quá rộng lớn đến nỗi vi hiến. Thêm nữa, vụ kiện khẳng định Uỷ ban thiếu “mục đích lập pháp” hợp pháp khi đòi số tài liệu này. Cả hai lập luận này đều được ông Trump đưa ra trong vụ kiện Dân chủ đòi hồ sơ tài chánh của ông ta từ công ty kế toán Mazar USA vào năm 2019. Vụ kiện này cuối cùng lên Tối cao Pháp viện và Tòa Tối cao nhận thấy những hạn chế của các quốc điều tra Quốc hội liên quan đối với đương kim tổng thống, không phải cựu tổng thống, nhưng các vị thẩm phán cũng nhấn mạnh thẩm quyền rộng lớn của Quốc hội trong những yêu cầu thông tin liên quan đến nỗ lực lập pháp. 

 

Trong lập luận Uỷ ban 6/1 thiếu mục đích pháp lý hợp lệ trong việc tìm kiếm hồ sơ, các luật sư của ông Trump dựa vào một quy định đối với các nhà điều tra quốc hội là phải chứng minh được tài liệu họ đang tìm kiếm phục vụ công tác lập pháp. 

 

Uỷ ban Đặc biệt nhiều lần bác bỏ những tuyên bố cho rằng họ đang thực hiện một cuộc điều tra không có mục tiêu lập pháp. Nghị quyết thành lập uỷ ban xác định một loạt những mảng mà họ có thể đưa ra chính sách, từ việc những phần tử cực đoan trong nước sử dụng mạng xã hội đến việc các cơ quan tình báo giải quyết thông tin đe doạ tình hình an ninh tại Điện Capitol. 

 

Vụ kiện cũng tập trung vào Đạo luật Hồ sơ Tổng thống – Presidential Records Act, luật liên bang quản trị việc truy cập vào hồ sơ Toà Bạch Ốc. Toán luật sư  của ông Trump cho rằng, nếu Đạo luật cho phép một đương kim tổng thống phủ quyết đặc quyền của một cựu tổng thống thì điều này vi hiến. Câu hỏi này chưa bao giờ được đưa ra đầy đủ trước toà. 

 

Đơn kiện cũng yêu cầu toà ngăn chặn Cơ quan Lưu trữ Quốc gia chia sẻ số tài liệu mà cựu Tổng thống cho rằng thuộc đặc quyền. Nhiều chuyên viên pháp lý chỉ ra, chỉ có đương kim tổng thống mới có thể khẳng định đặc quyền hành pháp, nhưng cho đến nay chưa có toà nào phán quyết về vấn đề liệu đặc quyền hành pháp sẽ mở rộng bao xa sau khi tổng thống rời nhiệm kỳ. 

 

Vụ kiện cũng yêu cầu toà làm chậm lại thủ tục chia sẻ tài liệu với Quốc hội, vì nguyên đơn cần thêm thời gian để xem xét số tài liệu trên trước khi xác định tài liệu nào thuộc phạm vi đặc quyền. 

 

Uỷ ban Đặc biệt điều tra vụ bạo động 6 tháng 1 vào cuối tháng 8 tống trát đòi Lưu trữ Quốc gia hàng loạt hồ sơ liên quan đến những trao đổi của chính phủ ông Trump trong ngày vụ tấn công xảy ra. Uỷ ban cũng yêu cầu tài liệu từ ngày 1 tháng 4 năm 2020 liên quan đến những kế hoạch chiến dịch tranh cử  tổng thống của ông Trump, gồm hồ sơ liên quan đến thăm dò và tài liệu dự đoán Trump có thể thất cử. 

 

Theo trát đòi và theo trình tự, lãnh đạo cơ quan lưu trữ đã  giao giao đợt đầu gồm hàng trăm trang những tài liệu đó cho ông Trump và luật sư xem xét. Cơ quan sẽ tiếp tục  gởi cho họ những tài liệu khác phục vụ yêu cầu theo từng đợt.

 

Cựu Tổng thống và luật sư xác định ít nhất hơn 30 hồ sơ đợt đầu nằm trong phạm vi đặc quyền hành pháp, có nghĩa là, theo quan điểm của họ, ông Trump có quyền giữ kín. Cựu Tổng thống vào ngày 8 tháng 10 gởi thư do hãnh đạo lưu trữ, nêu rõ quan điểm và yêu cầu cơ quan giữ kín số tài liệu này. 

 

Tuy nhiên, Toà Bạch Ốc của Tổng thống Joe Biden lại có cái nhìn hoàn toàn khác. Vào 13 tháng 10, ông Biden chính thức thông báo không khẳng định đặc quyền hành pháp đối với số tài liệu trên. Đương kim Tổng thống Mỹ muốn trao chúng cho Quốc hội.

 

Vụ kiện sẽ củng cố một số nhân chứng khác đang đối mặt với trát đòi từ Uỷ ban 6/1. Cựu Chiến lược gia Toà Bạch Ốc Steve Bannon cũng viện dẫn tuyên bố đặc quyền hành pháp của ông Trump để chống lại trát đòi, từ chối giao nộp tài liệu và ra lấy lời khai. Uỷ ban Đặc biệt vào thứ  Ba ngày 19 tháng 10 sẽ bỏ phiếu buộc Bannon tội khinh thường Quốc hội. 

 

Hương Giang (Theo Politico)

.

================================================

.

.

Uỷ ban điều tra 6/1 công bố báo cáo Steve Bannon khinh thường Quốc hội

Cali Today  (Theo CNN) 

October 18, 2021

https://www.baocalitoday.com/hoa-ky/uy-ban-dieu-tra-6-1-cong-bo-bao-cao-steve-bannon-khinh-thuong-quoc-hoi.html

 

(CNN) – Uỷ ban Đặc biệt Điều tra bạo động Điện Capitol ngày 6 tháng 1 vào tối thứ Hai công bố báo cáo cáo buộc Steve Bannon khinh thường Quốc hội, trong đó nêu rõ những nỗ lực Uỷ ban đã thực hiện nhằm có được sự hợp tác của cựu Chiến lược  gia Toà Bạch Ốc đối với những trát đòi giao nộp tài liệu và điều trần nhưng đều thất bại. 

Bản báo cáo là chủ đề cuộc họp được Uỷ ban tổ chức vào thứ Ba, đánh dấu bước đầu tiên trong một loạt những bước đi cần thiết để buộc đồng minh thân cận với ông Donald Trump tội hình sự khinh thường Quốc hội vì đã chống đối trát đòi. 

Nếu được Uỷ ban thông qua vào thứ Ba, báo cáo sẽ được chuyển sang Hạ viện bỏ phiếu, và nếu thành công, Chủ tịch Nancy Pelosi sẽ chứng nhận báo cáo với Biện lý Hoa Kỳ Washington D.C. Theo luật, chứng nhận này yêu cầu Biện lý Hoa Kỳ “đưa sự việc ra trước đại bồi thẩm đoàn xét xử.” Tuy nhiên, Bộ Tư pháp sẽ tự đưa ra quyết định độc lập đối với việc  truy tố. 

Bất cứ ai bị truy tố tội khinh thường Quốc hội sẽ phải đối mặt với khung hình phạt tiền và  phạt tù lên đến 12 tháng. Nhưng thủ tục này rất hiếm khi xảy ra, và hiếm khi dẫn đến phạt tù. 

Hạ viện chuyển cáo buộc tội khinh thường sang cho Bộ Tư pháp có lẽ là lựa chọn cảnh cáo hơn là một giải pháp. Truy tố Bannon tội khinh thường có thể mất nhiều năm, và các hồ sơ khinh thường Quốc hội trong lịch sử đều bị trật đường ray qua quá trình kháng án hay được tha bổng. 

Uỷ viên Elaine Luria (Dân chủ – Virginia) cho biết, mục tiêu theo đuổi tội khinh thường là buộc Bannon ra khai. “Mục tiêu của chúng tôi là có lời khai của ông ta. Tôi nghĩ, điều đó sẽ gởi ra một thông điệp mạnh mẽ về hậu quả của việc không ra khai,” Luria cho CNN hay vào thứ Sáu tuần trước. “Lời khai của ông ta rất quan trọng đối với Uỷ ban.”

“Ông Bannon đang “trốn đằng sau những tuyên bố mơ hồ, chung chung, không đầy đủ về đặc quyền mà cựu Tổng thống dự tính sẽ sử dụng. Chúng tôi hoàn toàn phản đối quan điểm này,” Chủ tịch Bennie G. Thompson (Dân chủ – Mississippi) tuyên bố vào ngày 14  tháng 10. “Các nhân chứng tìm cách cản trở Uỷ ban Đặc biệt sẽ không thành công.” 

Vào ngày trước khi Bannon ra lấy lời khai trước Uỷ ban, toán luật sư của ông ta gởi lá thư thứ hai cho các nhà lập pháp, khẳng định sẽ không hợp tác. “Quan điểm của ông Bannon không phải chống lại trát đòi của Uỷ ban quý vị, mà thay vào đó, ông Bannon lưu ý, cố vấn pháp lý của Tổng thống tuyên bố họ đang dùng đặc quyền hành pháp và những đặc quyền khác, vì vậy họ yêu cầu chúng tôi không giao nộp tài liệu hay ra lấy lời khai có thể tiết lộ những thông tin mà các luật sư của Tổng thống Trump tin được bảo vệ hợp pháp,” luật sư Robert J. Costello ghi trong thư. 

 

Hương Giang (Theo CNN) 




No comments: