Trăm
năm Phạm Duy và ‘Mẹ Việt Nam’ còn lưu vong
05/10/2021
https://www.voatiengviet.com/a/pham-duy-con-duong-cai-quan-me-viet-nam/6257500.html
https://gdb.voanews.com/49D73AC7-8313-474B-BC4B-C6BC589625B5_w650_r1_s.jpg
Giới thiệu Phạm Duy
trong một chương trình âm nhạc. (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Ngày 5/10/2021 đánh dấu tròn 100 năm ngày sinh
nhạc sỹ Phạm Duy, chủ nhân của gần 1,000 ca khúc đa
dạng và độc đáo, người được coi là đã “đi sớm nhất trong hội nhập với thế giới
về âm nhạc”.
Phạm Duy đã, như lời bản Tình ca của ông,
“khóc cười theo vận nước nổi trôi” và vẫn còn vậy ngay cả khi đã đi xa từ đầu
năm 2013.
Mong ước cuối
đời của ông
về chuyện một loạt các ca khúc còn lại trong đó có hai trường ca Con Đường Cái Quan và Mẹ Việt Nam sẽ được
phép lưu hành ở Việt Nam cuối cùng vẫn chỉ là mong ước cho tới tận hôm nay.
Chính quyền hiện tại, dù đã chấp nhận để ông về
sống ở quê hương từ năm 2005 cho tới khi qua đời, họ vẫn giữ luật chơi của họ.
Thay vì người dân được phép làm những gì hiến pháp và luật pháp không cấm thì họ
chỉ được làm những gì có quy định trong luật; kể cả các quyền tự do đã có trong
hiến pháp nhưng chưa được luật hoá thì dân cũng không được làm. Cũng tương tự,
thay vì cho lưu hành tất cả các tác phẩm của Phạm Duy trừ những gì bị cấm đoán
thì họ lại chỉ cho phép tồn tại chính thống những gì họ đã cấp phép.
Phạm Duy từng nói trong triển lãm “tội ác Mỹ
nguỵ” sau 1975, những người cộng sản đưa vào đó cả ảnh “to tổ bố” của chính
ông. Tư duy thù ghét những người không cùng phe búa liềm khiến cả một thế hệ lớn
lên ở miền bắc trong 30 năm sau chiến tranh không biết tới Phạm Duy. Ngay cả những
người trẻ ở miền nam cũng không thuộc ca khúc nổi tiếng ‘Việt Nam, Việt Nam’ của
người nhạc sỹ tài hoa.
Vậy có lời giải thích nào không cho việc chính
quyền còn cấm cả một kho tác phẩm của Phạm Duy trong đó có trường ca Mẹ Việt
Nam?
Theo một bài
viết công phu của cây viết Lê Hữu về bản Việt Nam, Việt Nam, bài
cuối trong trường ca Mẹ Việt Nam, dường như chẳng có lý do gì chính đáng. Những
thư của Phạm Duy lúc sinh thời cùng thư của nhiều người yêu nhạc của ông gửi
cho các quan chức Việt Nam đã không được hồi âm. Chính
quyền vẫn hành xử theo kiểu “luật là tao, tao là luật”, tao chưa thích thì tao
chưa cấp. Vậy thôi.
Trường ca Mẹ Việt Nam, theo lời giới thiệu
trong băng ghi âm của Phạm Duy thời trước năm 1975, được bắt đầu viết hồi tháng
11/1963, đúng tháng Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát ở Sài Gòn. Phạm Duy hoàn
thành trường ca vào tháng 5/1964.
Phạm Duy nói: “Nếu Con
Đường Cái Quan là một hành ca ghi lại bước tiến của dân tộc ta trên một
sinh lộ nhất quyết không chịu chia cắt thì Mẹ Việt Nam là một âu ca, ca
tụng mẹ tổ quốc và như mẹ điển hình trong truyền kỳ lịch sử nước nhà. Đề tài và
cảm hứng nhắm dựa vào tình thương yêu và tính hiếu hoà. Tính tình này đã sinh tồn
rất mạnh mẽ trong đất ta và phải được truyền đi trong thế giới hiện tại.”
Nhưng nếu để tình yêu thương và tính hiếu hoà
được truyền đi khắp hai miền năm bắc thì đã không có cuộc tắm máu Mậu Thân 1968
và cũng không có cuộc chiến huynh đệ tương tàn trong bảy năm tiếp theo để Trung
Quốc lợi dụng chiếm luôn phần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hoà hồi năm
1974.
Bài Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy còn được
cho là xứng đáng được dùng làm quốc ca cho một nước Việt Nam nhiều tình người.
Bản Việt Nam, Việt Nam có
đoạn:
Việt Nam đây miền xinh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự Do, Công Bình, Bác Ái muôn đời
Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
Việt Nam trên đường tương lai
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời
Tình Yêu đây là khí giới
Tình Thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người
Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam muôn đời!
Phe cộng sản đã chấp nhận sự trở về của Phạm Duy,
người từng bỏ Chiến khu Việt Bắc về Hà Nội rồi di cư vào nam, để sau đó lại từ
Sài Gòn tới Quận Cam, nhưng họ chưa chấp nhận nhìn lại lịch sử và suy nghĩ về
cái chết của hàng triệu người Việt khiến lòng người còn ly tán tới hôm nay. Phạm
Duy rời cộng đồng về với cộng sản nhưng mong muốn cuối đời của ông cũng không
được toại nguyện nhiều năm sau khi ông nằm xuống.
Các quan chức cộng sản không giải thích tại
sao họ không cho hát Việt Nam, Việt Nam nhưng lời giải thích của Phạm Duy về tựa
bài hát đã ẩn chứa lý do nó chưa được cấp phép. Ông nói thời điểm ông sáng tác
bài hát, có hai Việt Nam, một ở miền bắc, một ở miền nam. Người cộng sản cho tới
giờ vẫn còn dị ứng với cờ vàng ba sọc đỏ và chẳng tờ báo nào ở Việt Nam dám đưa
cờ vàng lên mặt báo. Cực chẳng đã có lúc chính quyền Hà Nội phải thừa nhận có
Việt Nam Cộng hoà để khẳng định lãnh thổ và lãnh hải mà chế độ ở miền nam từng
quản lý trong tranh chấp với Trung Quốc. Nhưng cộng sản chẳng bao giờ thích “cộng
hoà”.
Sự không thừa
nhận bài hát cũng đồng nghĩa với việc gián tiếp thừa nhận ở Việt Nam ngày nay
chẳng có chuyện “tình yêu đây là khí giới, tình thương đem về muôn nơi, Việt Nam đây tiếng
nói đi xây tình người”.
No comments:
Post a Comment