https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10160007861116122
Tôi viết vội bài này trên đường tiếp
tục đi thăm các cháu học sinh mồ côi vì Covid, hôm nay là quận 7. Sáng sớm, các
số liệu tôi nhận được từ tỉnh Đồng Tháp (vừa công bố chiều qua) lại thôi thúc
tôi chia sẻ nhanh ở đây.
Đồng Tháp tiếp nhận 22.000 người về,
không phải là tỉnh tiếp nhận nhiều nhất lao động về đồng bằng trong mấy ngày
qua. Nhiều nhất vẫn là Sóc Trăng (50.000 người) và An Giang (37.000 người).
Trong số 22.000 người về Đồng Tháp, có 65% là công nhân, từ 18 tới 40 tuổi và
26% là lao động tự do. Đáng chú ý, số người từ TPHCM về không phải là đông nhất
(có 30%) trong khi đó, người về từ Bình Dương mới là nhiều nhất (36,5%) còn lại
là từ Long An( là 15%) và từ Đồng nai (9%).
Nguyện vọng về quê, họ cho biết ngay
lúc tới quê nhà là: 34,7% muốn ở lại địa phương làm việc và 60,3% sẽ quay lại
các tỉnh thành (mà họ ra đi) tìm việc làm tiếp khi dịch ổn định.
Cũng trong số này, 17% đã tiêm 2 mũi
vac xin, 46% đã tiêm một mũi; còn số chưa được tiêm mũi nào: 29% và có 8% là F0
đã điều trị xong. Và cũng có 151 người dương tính, tức 0,6% tổng số người về.
Tôi chú ý tỷ lệ người về từ Bình Dương
và nhớ lại câu nói cửa miệng của người dồng bằng: đi Bình Dương. Tôi cũng rất
chú ý dự định thẳng thắn của hơn 60% số người - vừa bằng mọi cách trở về- là
khi ổn dịch, thì sẽ trở lại tìm việc làm ở các tỉnh thành phố họ ra đi.
Cách đây mấy ngày tôi đọc một bài của
một nhà báo kinh tế của Đồng Tháp, anh viết: dân Đồng Tháp di bán mồ hôi kiếm
sống, phải ở nhà trọ chật chội cuộc sống thiếu thốn mà tỷ lệ được tiêm vac xin
chưa được 10% (theo anh ghi nhận lúc đầu, chưa có thống kê của nhà chức trách)
thì cũng chỉ là công dân hạng 2 như vậy thì “người ơi, đừng ở, hãy về”. Tôi đọc
vậy thì rất đau lòng và cũng tự hỏi, liệu có nhầm lẫn gì ở đây khi tỷ lệ tiêm
chủng cho công nhân ở TPHCM khá cao. Bây giờ thì thấy rõ hơn...
Mấy ngày qua, tôi tự đi tìm hiểu để có
dữ liệu thực tế nhằm hiểu rõ hơn về tương lai nhân sự cho các nhà máy hoạt động
lại. Tôi tổ chức khảo sát lại gần 50 khu lưu trú công nhân ở gần các khu công
nghiệp hay khu dân cư đông đúc các quận ven mà đa số, chương trình Vòng tay
Việt đã đến cứu trợ. Kết quà có số liệu rất cụ thể là: hầu hết các nơi này,
trung bình chỉ 10% công nhân đã bỏ về đồng bằng. Riêng hai khu nhà trọ công
nhân, khu lưu trú số 19 ở xã Long Thới và khu lưu trú trong Khu công nghiệp
Hiệp Phước mà tôi trực tiếp đến thăm chỉ hai tuần trước, nay kiểm tra lại lần
nữa thì tỷ lệ số công nhân bỏ về chỉ 5%. Tỷ lệ ấy rất thật mà lại làm cho tôi
rất đắn đo. Lý do công nhân hai khu lưu trú này không về, chính công nhân nói
là họ vẫn đang đi làm, dù "ba tại chỗ", thì chủ nhà máy có trợ cấp
cho số thợ bị nghỉ ở nhà và chủ nhà trọ miễn tiền thuê cũng như xã, ấp có cứu
trợ khá. Họ hi vọng sẽ sớm đi làm lại nên dù rất khó khăn họ cũng còn “bám trụ”
Chưa thể nói tỷ lệ người về đồng bằng
mấy hôm nay, bao nhiêu là công nhân, bao nhiêu là người lao động tự do hay thời
vụ. Con số khiến chúng ta cũng cần nghĩ nhiều là con số 60% người dự định sẽ
quay lại các tỉnh, thành phố trước đây tìm việc, sau một thời gian dưỡng quân
vì cơn “ác mộng” 4 tháng trời bị giam trong điều kiện thiếu đói và nhiều nguy
cơ nhiễm bệnh khiến họ “chịu hết xiết”.
Tuy nhiên, dù họ là công nhân hay lao
động thời vụ, tự do, dù họ từ TPHCM hay Bình Dương hay Đồng Nai trở về, phải
công nhận là thời gian qua, họ vẫn bị coi là người ngụ cư chứ không phải nhập cư.
Chính sách cho người lao động còn ở trên giấy quá nhiều và những gì gọi là chăm
lo cho họ đều được “cân ke kỹ quá”. Mấy ngày qua, cuộc bỏ phiếu bằng chân của
họ đã cho chúng ta quá nhiều bài học sâu sắc về giai cấp lãnh đạo là công nông.
Tự nhiên ngẫm về con số hơn 60% người
lao động vừa về nhà đã bộc bạch dự tính là sau thời gian nghỉ ngơi, lấy lại
sức, bớt nhớ thương “QUÊ NHÀ” sau cơn ác mộng ập đến quá nhanh mà lại kéo quá
dài, tới 4 tháng bị “phế võ công” ngồi một chỗ, lại quay về chốn cũ để tìm việc
làm lại.
Một số chuyên gia than phiền là chúng
ta để bị lệ thuộc FDI, họ lạm dụng sức lao động của công nhân Việt, tôi cho
rằng nói vậy thì ai nói cũng được, nói thì dễ nhưng phải nghĩ, muốn thay đổi
cách sống bám vào gia công này là cả một bài toán khó tổng hợp về chiến lược
kinh tế và phát triển...
Nhưng dù nghĩ thế nào, chúng ta vẫn
không khỏi thoát được niềm ray rứt đau xót từ “cuộc di dân khổng lồ” lại là của
người lao động gắn bó bao năm với mình. Vang lên câu nhắc nghiêm khắc và quen
thuộc của cha ông xưa:”Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”
No comments:
Post a Comment