HNTW
4: Điều duy nhất quan tâm là sự sống còn của đảng, của chế độ
06/10/2021
https://www.voatiengviet.com/a/quan-tam-su-song-con-c%E1%BB%A7a-dang-che-do/6259477.html
https://gdb.voanews.com/2F6EAC85-30C9-4D2B-86C9-B38E71700675_cx0_cy4_cw0_w650_r1_s.jpg
"Tứ trụ"
lãnh đạo cao nhất của Việt Nam.
Vừ Thị Giống – 22 tuổi, dân Điện Biên vào Bình
Dương làm thuê – mới cùng chồng và đứa con sơ sinh vượt qua đèo Hải Vân. Cách
nay hai tháng, Giống chuyển dạ nhưng vì Bình Dương đang áp dụng các biện pháp
phòng – chống dịch nên vợ chồng cô chỉ đến được cổng bệnh viện. Trong khi chờ
hoàn tất thủ tục, con cô ra đời ngay trên... lề đường rồi chồng cô chở vợ con về...
phòng trọ!
Bình Dương không còn là đất hứa. Cặp vợ chồng
không tiền, không thể tìm ra bất kỳ kế sinh nhai nào quyết định dùng xe gắn máy
để cùng với con về quê. Con của vợ chống Giống – một đứa trẻ mới hai tháng tuổi
– cũng phải phơi nắng, đội mưa, chịu đói, chịu lạnh và những bất trắc dọc đường
không thể dự đoán như cha mẹ. Gia đình ba người đó mới chỉ đi được khoảng...
900 cây số. Họ sẽ phải đi tiếp chừng... 1.200 cây số nữa!
Tình cảnh của vợ chồng Giống chỉ là một trong
một số câu chuyện mà phóng viên tờ Thanh Niên ghi nhận trên đỉnh đèo Hải Vân rồi
kể lại hôm 6/10/2021. Trong số những câu chuyện ấy, có cả câu chuyện về một đứa
trẻ ba tuổi bất tỉnh do... đói quá! Công an Đà Nẵng chỉ mở đường đưa nạn dân đi
ngang Đà Nẵng. Giúp những đồng loại đang trong tình trạng hết sức thê thảm đó
trên đỉnh đèo Hải Vân chỉ có các... tình nguyện viên (1)!
Những người Việt chìm sâu trong nghèo túng đến
mức phải bỏ xứ tha phương cầu thực vẫn đang lũ lượt rời khỏi những nơi họ từng
hi vọng sẽ là... đất hứa, thất thểu dắt díu nhau trở về quê nhà như vợ chồng Giống!
Sau một thời gian dài phải tự giam lỏng ở nơi tạm trú, kiệt quệ về tài chính,
tuyệt vọng về tương lai, giờ - họ kiệt sức vì đói, khát, ăn bờ, ngủ bụi dọc đường
thiên lý...
Không chỉ mạng xã hội, hệ thống truyền thông
chính thức cũng tràn ngập những thông tin hình ảnh tang thương, đau lòng như vậy!
Thảm cảnh đã kéo dài cả tuần và chưa biết đến bao giờ khổ nạn mới chấm dứt! Về
quê đang được nhiều triệu người tin và xem là giải pháp cho những đồng bào khốn
khổ nhưng làm sao có thể gọi là giải pháp khi họ ra đi vì quê nhà không có cơ hội
sinh tồn?
***
Trong bối cảnh như thế, Ban Chấp hành Trung
ương (BCH TƯ) đảng CSVN khóa 13 tổ chức Hội nghị lần thứ 4 (HNTW 4). HNTW 4 diễn
ra trong bốn ngày, từ 4/10/2021 đến 7/10/202 chủ yếu để bàn về... xây dựng,
chỉnh đốn đảng nhằm bổ sung những điểm mới, đã và đang được thực tiễn kiểm
nghiệm, đặt ra yêu cầu mới, trong bối cảnh mới vì điều đó... có
ý nghĩa lớn, định hướng chiến lược cho cả nhiệm kỳ (2).
Cứ
đọc kỹ những phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư ắt sẽ thấy, điều
duy nhất khiến các thành viên BCH TƯ đảng bận tâm là... sự sống còn của
đảng, của chế độ. Trước đã thế và nay cũng
vậy, đảng với người đứng đầu là ông Trọng chỉ bận tâm về... tình trạng
suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một
cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây
ra những hậu quả khôn lường (3)...
Khi BCH TƯ đảng khóa 13 dành thời gian thảo
luận, tạo sự thống nhất cao về các chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
nhằm ‘tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng” và... sửa đổi
qui định về những điều đảng viên không được làm thì còn trí đâu, còn sức
đâu dành cho những nạn dân đang vất va, vất vưởng trên đường về quê và những đồng
bào đang vật lộn với hậu quả của đại dịch?
***
Nhiều thế hệ cộng sản ở Việt Nam học thuộc và
thường xuyên trích dẫn một nhận định của Karl Marx – đại loại: Chỉ súc
vật mới có thể quay lưng lại với đau khổ của đồng loại mà chăm lo cho bộ
lông của mình... để lên án và chỉ trích hệ thống tư bản. Ông Trọng và
BCH TƯ đảng khóa 13 vẫn chỉ chú tâm vào việc suy tính cách thức bảo vệ quyền
lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của họ, bất kể thực trạng Việt Nam thế nào, dân
chúng lầm than ra sao.
------------
Chú thích
(2) https://dangcongsan.vn/tieu-diem/dau-an-ve-hoi-nghi-trung-uong-4-592950.html
No comments:
Post a Comment