Bình
Dương vận động ở lại, hàng nghìn công nhân vẫn ra đường về quê
Xuân
An —VietNamNet
02/10/2021 23:46 GMT+7
Mặc dù lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã vận động
công nhân, người lao động ở lại để đảm bảo an toàn nhưng hàng nghìn người vẫn đổ
ra đường để về quê từ sáng sớm đến khuya.
Thái
Nguyên chuẩn bị đón 290 công dân từ nước ngoài về nước cách ly tập trung
Chốt ba
phương án đón người từ các tỉnh trở lại TP.HCM làm việc
Bà
Rịa - Vũng Tàu kêu gọi người dân không tự về quê, chờ được đưa đón
Theo ghi nhận của PV VietNamNet vào đêm nay
(2/10), hàng nghìn người chạy xe máy di chuyển trên quốc lộ 13 hướng từ Bình
Dương về TP.HCM để về quê các tỉnh miền Tây. Nhiều người còn chở theo con nhỏ,
đồ đạc, tư trang phía sau xe để đưa về nhà sau nhiều tháng mắc kẹt tại nhà trọ
do dịch bệnh.
Dòng người chạy xe
máy trên quốc lộ 13 hướng về TP.HCM - Ảnh: X.A
Càng về khuya, số lượng người di chuyển trên
quốc lộ 13 ngày càng nhiều, nối đuôi nhau dài nhiều cây số. Lượng người đông
khiến một số ngã tư bị ùn tắc cục bộ, lực lượng chức năng phải huy động lực lượng
điều tiết giao thông, hướng dẫn người dân di chuyển thành một hàng sát bên phải
để đảm bảo an toàn.
Nhóm công nhân quê
Đồng Tháp chuẩn bị xuất phát từ Bình Dương về quê - Ảnh:X.A
Các chốt kiểm soát dịch bệnh giáp ranh giữa
các huyện, thị, thành phố của tỉnh Bình Dương cũng như giáp với TP.HCM được chỉ
đạo không dừng xe máy kiểm tra, tạo điều kiện cho người dân lưu thông về quê.
Để đảm bảo an toàn, cơ quan chức năng tỉnh
Bình Dương cũng bố trí một số điểm test nhanh cho người dân để về quê không bị
lây lan dịch bệnh, giảm áp lực cho địa phương khi đoàn người về quê nhà.
Lực lượng chức năng
bố trí điểm test nhanh hỗ trợ người dân để về quê an toàn - Ảnh: X.A
Theo tìm hiểu, đa số những người về tối nay đều
có quê ở các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Trà
Vinh,… Đây là những công nhân, người lao động bị mất việc làm, kẹt lại tại Bình
Dương do dịch bệnh Covid-19.
Một nhóm công nhân quê Đồng Tháp đang dừng chờ
người trên quốc lộ 13 (đoạn qua phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một) cho biết, họ
bị thất nghiệp gần 3 tháng nay, công ty cho nghỉ không trả lương. Dù đã được
chính quyền hỗ trợ 800 nghìn đồng và một số phần lương thực thực phẩm nhưng vẫn
không cầm cự nổi, buộc phải về quê với hy vọng bớt khổ do dịch.
Một số công nhân khác cho hay, họ từ quê lên
Bình Dương với hi vọng có được việc làm, kiếm tiền trang trải cuộc sống nhưng dịch
bệnh diễn ra nhiều tháng khiến cuộc sống khổ lại càng thêm khổ, chỉ mong sao
chính quyền giải quyết cho về quê sớm được ngày nào hay ngày đó, đó cũng là
mong muốn duy nhất lúc này của hầu hết công nhân.
Trước đó, từ đêm 1/10, hàng nghìn người cũng tập
trung trên quốc lộ 13 để di chuyển hướng về TP.HCM để về các tỉnh miền Tây, do
số lượng người quá đông khiến tuyến đường bị ắch tắc.
Một công nhân bị thất
nghiệp hơn 2 tháng chở con nhỏ từ thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương về quê - Ảnh:
X.A
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho
biết, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, nới lỏng giãn
cách và từng bước phục hồi nền kinh tế - xã hội và đã có nhiều khả quan, các
công trình xây dựng, nhà máy trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ từ
ngày 2/10 và đang thiếu hụt lao động.
Do đó, người lao động hãy ở lại Bình Dương làm
việc, được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19, tiếp cận việc làm, có thu nhập
cho bản thân, gia đình, góp phần giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất, giảm nguy cơ
lây lan dịch bệnh.
Ông Minh cũng cho hay, lý do về quê của người
dân là chính đáng, tỉnh cũng đã tổ chức xe đưa bà con trở về quê nhưng hiện nay
năng lực cách ly của các tỉnh, thành còn hạn chế, kể cả về y tế nên rất khó
khăn cho các địa phương. Do đó, nếu không thực sự cần thiết, người dân nên ở lại
Bình Dương.
***
Người
lao động ở Đồng Nai, Bình Dương reo vui khi được về quê
Hàng ngàn người lao động đang làm việc ở Đồng
Nai, Bình Dương sáng nay được chính quyền tạo điều kiện ....
===================================
.
.
Hàng
vạn người từ Sài Gòn đổ về, 13 tỉnh miền Tây đề nghị tạm ngưng tiếp nhận
Người
Việt
October 3, 2021
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Sau khi các chốt kiểm dịch COVID-19 dọc đường được mở, chỉ tính
trong hai ngày 2 và 3 Tháng Mười, ước tính số người từ Sài Gòn chạy xe gắn máy
về quê ở miền Tây lên đến hàng vạn người.
Trước tình huống này, theo báo Tuổi Trẻ
hôm 3 Tháng Mười, lãnh đạo 13 tỉnh miền Tây đề nghị Tổ Công Tác Đặc Biệt của chính
phủ tạm ngưng cho người dân tự về quê.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/10/VN-Dan-ve-mien-Tay-1-1068x696.jpg
Xét nghiệm COVID-19
tại Sài Gòn cho những người chạy xe gắn máy về quê ở miền Tây. (Hình: Zing)
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Trần Văn Lâu, chủ tịch
tỉnh Sóc Trăng nói: “Chỉ trong vài ngày, đã có gần 30,000 người [từ Sài Gòn] tự
về quê. Năng lực tiếp nhận của Sóc Trăng chỉ khoảng chừng này, nếu bà con về
thêm nữa sẽ vỡ trận. Thời gian tạm ngưng tiếp nhận 15 ngày. Trong thời gian
này, các địa phương chuẩn bị mọi mặt và lo chu đáo cho số bà con đã về. Sau khi
ổn định, tỉnh sẽ xin ý kiến tiếp.”
Không chỉ Sóc Trăng, các tỉnh khác như An
Giang cũng đón hơn 10,000 người về chỉ sau một đêm, Đồng Tháp nhận 15,000 người
cùng thời điểm…
Đáng lưu ý, trong đoàn hàng vạn người từ Sài
Gòn đổ về, nhà chức trách các tỉnh miền Tây đã ghi nhận hàng chục ca COVID-19,
làm dấy lên mối lo ngại bùng dịch.
“Qua xét nghiệm, sàng lọc trong ngày 1 Tháng
Mười, đã có trên chục trường hợp dương tính COVID-19. Việc về ồ ạt, tập trung
như hiện nay rất nguy hiểm trong công tác kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Nếu
không khéo, cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ trở thành ‘vùng đỏ’ do dịch lây
lan,” ông Nguyễn Thanh Bình, chủ tịch tỉnh An Giang được báo Tuổi Trẻ dẫn lời.
Trong một diễn biến khác, theo báo Zing, khoảng
10,000 người từ Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai được cảnh sát giao thông dẫn đường
về các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/10/VN-Dan-ve-mien-Tay-2-1068x801.jpg
Đoàn người về đến
Sóc Trăng đang chờ được đưa vào khu cách ly sáng 3 Tháng Mười. (Hình: Khắc
Tâm/Tuổi Trẻ)
Theo báo này, ông Phạm Thanh Trực, phó trưởng
Ban Quản Lý Các Khu Chế Xuất-Khu Công Nghiệp ở Sài Gòn (Hepza), xác nhận 31,000
công nhân làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Sài Gòn đã về quê.
Trước thực trạng hàng vạn người kéo nhau rời
Sài Gòn cùng lúc, hầu hết các doanh nghiệp muốn mở cửa hoạt động đều gặp khó
khăn về nhân sự và nguyên vật liệu do đứt gãy chuỗi cung ứng trong những tháng
qua. (N.H.K) [kn]
No comments:
Post a Comment