Thấy
gì qua chuyện báo chí Việt Nam cố tình khỏa lấp nguyên nhân tử vong vì
Covid-19?
Võ
Thu Phương
02/08/2020
“Bệnh nhân 499 tử vong do ung thư máu ác
tính, viêm phổi nặng và Covid-19”.
“Bệnh nhân 428 tử vong là do nhồi máu cơ tim
trên nền bệnh lý nặng và mắc Covid-19″.
“Bệnh nhân 437 tử vong do sốc nhiễm trùng trên nền bệnh
lý nặng và Covid-19”.
Với kiểu đưa tin như vậy
của báo chí chính thống, trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện những giọng điệu
đáng lo ngại:
“Già và có bệnh nền thì dễ
nhiễm Covid 19. Mà nhiễm là chết chuyện đó là dĩ nhiên. Thế giới chết đầy ra
kia.”
“Bệnh nhiều, nặng như vậy
chết thì đã sao?”
“Những ngưòi cao tuổi quá
nhiều bệnh lý nền, thì nên bỏ qua, tập trung chữa những người có khả năng sống
cao.”
“Già thế, bệnh thế chết
là đúng rồi”.
“Già đi thế cho nhanh cho
khỏe có gì mà ầm ĩ.”
“Cụ này chết vì các bệnh
nền. bệnh nặng vậy sao sống. Covid chỉ là chết nhanh hơn tí thôi”.
“Loại này trước sau gì
cũng chết, cứ làm ầm ĩ lên vì covid”.
Nhìn vào trang facebook
cá nhân, họ đều là những người trẻ tuổi. Thái độ cười cợt, coi thường dịch bệnh
của những người này cho thấy một dấu hiệu bất ổn.
Nó bất ổn vì, chính những
người trẻ tuổi là đối tượng thường xuyên di chuyển nên họ mang nguồn bệnh đi
lây lan tàn bạo nhất. Nó bất ổn vì, chính những người trẻ tuổi xem trọng quyền
lợi cá nhân là thành phần có khuynh hướng chống đối lại các chính sách kiểm dịch
của nhà nước.
Khi họ cho rằng, họ miễn
dịch, không có nguy cơ tử vong – có nghĩa là – họ không muốn hy sinh quyền lợi
cá nhân của họ cho cộng đồng, cho người khác. Khuynh hướng này xuất phát từ Mỹ,
lan tràn sang châu Âu, làm cho những người hiểu biết và chính quyền các nước lo
lắng. Người ta tìm cách nhắc nhở lại giá trị vĩ đại của thế giới con người mà
trước đại dịch nó đã luôn rực sáng: TÌNH YÊU.
Tình yêu là một cảm xúc
chân thật từ trong đáy lòng lương thiện. Tình yêu dành cho người thân, tình yêu
dành cho đất nước, tình yêu dành cho đồng loại. Yêu là để bảo vệ nhau.
Một trong những lời yêu
thương có tác dụng mãnh liệt, đưa nước Đức vượt qua giai đoạn đầu khó khăn là
bài phát biểu lừng danh của bà thủ tướng Đức. Trích: “Điều này không đơn thuần
chỉ là những con số thống kê, mà đó là người cha, người ông, là mẹ hay là bà,
là bệnh nhân nam hay nữ, họ là những con người. Và chúng ta là một cộng đồng,
nơi mà mỗi cuộc đời, mỗi con người đều rất đáng giá. Sẽ có bao nhiêu nạn nhân?
Bao nhiêu mạng người yêu quý bị mất đi? Câu trả lời phần lớn nằm trong tay
chúng ta.”
Mỗi người chết trong đại
dịch này đều một mạng người đáng giá có những mối quan hệ yêu thương sâu sắc với
người còn ở lại. Chết vì dịch là hiểm họa bất thường, là nỗi đau chung cần được
ngăn chặn. Cho nên, đừng hướng suy nghĩ của người trẻ tuổi vào lập luận “họ già
rồi, họ đầy bệnh nền, họ chết là bình thường”.
Từ những suy nghĩ này,
đám người trẻ tuổi sẽ bất chấp dịch bệnh, sẽ đạp lên luật lệ và sẽ không có ý
thức bảo vệ người yếu kém quanh mình. Họ sẽ tự biến họ thành nguồn lây lan tàn
khốc, hủy diệt cộng đồng, hủy diệt thế giới. Và chính họ, rồi cũng chết.
Xã hội văn minh sẽ lùi về
cộng đồng thú hoang: xơ xác, tiêu điều và hung tợn.
No comments:
Post a Comment