SỰ BẤT
CẬP TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA ĐẢNG TA
https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56/posts/1809169032569385
Vụ em Nhân Chinh vừa đạt
kỷ lục Guinness về thời gian tại chức bí thư trong 15 ngày là một trường hợp rất
hay để tụt quần đảng trong công tác tổ chức cán bộ.
Hôm nay, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Bắc Ninh có quyết định điều chuyển ông Chinh sang làm Phó GĐ Sở Lao động
thương binh và xã hội và ông Tạ Đăng Đoan, trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sang
làm bí thư thành ủy Bắc Ninh thay ông Chinh.
Việc điều chuyển này của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh cho thấy sự “ngẫu
hứng” hay nói cách khác là tùy tiện của cơ quan đảng và suy rộng ra, có nghĩa
là cấp ủy nào cũng có thể tùy tiện như vậy.
Tại sao ông Đoan được chọn
thay ông Chinh chứ không phải là một đồng chí khác có vị trí tương đương? Cũng
như câu hỏi trước đó là tại sao ông Chinh được chọn chứ không phải ông khác, tại
sao ông Đoan không được chọn từ trước? Dựa trên các tiêu chí nào để chọn một
cán bộ lãnh đạo đảng? Ủy ban Thường vụ (đứng đầu là bí thư) được toàn quyền quyết
định điều đó, miễn là không bị dư luận phát hiện ra vấn đề gì đó khuất tất?
Quy trình điều chuyển ông
Chinh làm bí thư Thành ủy có gì sai không mà lại phải thay đổi? Nếu có sai thì
là sai chỗ nào? Mình dự là quy trình không hề sai, đó mới là cái sai lớn nhất của
tổ chức đảng CS! Công tác cán bộ là việc cực kỳ quan trọng đối với bất cứ tổ chức
nào, nhưng đảng lại không có một quy trình chặt chẽ để chọn được người giỏi nhất
trong số những ứng viên. Và đó chính là nguy cơ suy thoái của tổ chức đó, chứ
không cần thế lực thù địch nào chống phá cả.
Vị trí tiếp theo của ông
Chinh là PGĐ Sở Lao động thương binh và xã hội, là vị trí trong chính quyền,
nhưng vẫn là Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định. Tại sao ông Chinh lại sang đó
làm mà không quay về vị trí cũ để ngồi? Tại sao lại không sang vị trí khác
trong đảng? Việc thuyên chuyển đó dựa trên tiêu chí nào? Chắc cứ chỗ nào đang
thừa ghế là Ban Thường vụ có thể nhét người vào được?
Từ vụ việc của Bắc Ninh
ta có thể suy rộng ra là tỉnh quái nào cũng có thể làm như vậy, cấp ủy nào cũng
có thể làm như vậy, cho tới cả Bộ Chính trị, Ban Bí thư… cũng có thể làm y như
thế. Ngay cả việc chọn người vào BCT cũng chỉ có các tiêu chí hết sức mơ hồ mà
nhiều người đa phân tích và cơ quan Thường vụ các cấp ủy, trong đó BCT là cao
nhất thường được tự áp đặt các vị trí lãnh đạo đảng ở cùng cấp. Đó chính là cơ
chế DÂN CHỦ TẬP TRUNG mà bản chất là phản dân chủ.
Một kịch bản hoàn toàn
tương tự cũng có thể xảy ra và cũng đã từng xảy ra. Đó là ông TBT đương nhiệm sẽ
tiếp tục trúng cử trong nhiệm kỳ tới. Sau đó ông xin nghỉ vì lý do sức khỏe và
BCT (cũng kiểu như Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh) sẽ cũng có quyền chỉ định một UV
BCT ra làm TBT mà không cần bầu tại đại hội. Khi đó khả năng là một ông TBT mới
chỉ thuần túy có quan hệ tốt với ông đương nhiệm sẽ được kế nhiệm.
Thực tế chính thành phần “ưu tú” nhất của đất nước là các đảng viên
cũng chẳng có dân chủ, thì làm sao mà có được dân chủ cho thành phần ngoài đảng
được?
Hồi xưa ông Thăng vào BCT
rồi làm Bí thư HCM cũng tương tự. Lấy tiêu chí nào để đẩy ông ấy vào BCT và chức
Bí thư một TP trực thuộc TƯ, trong khi chỉ sau đó một thời gian ngắn người ta
đã nhét được ông ấy vào lò bằng chính những sai phạm có từ trước khi vào BCT?
Vậy quy trình bổ nhiệm
sai ở đâu? Chả chỗ nào sai cả. Thế mới hay!
Tóm lại, vụ Chinh – Chiến
này khiến nhân dân, và chắc chắn cả các đảng viên, bức xúc. Nhưng mặt khác, nó
làm lộ diện sự bất cập trong công tác cán bộ của đảng, ở toàn bộ các cấp từ TƯ
xuống địa phương. Vì vậy, bố con Chinh Chiến đã vô tình có công tụt quần đảng của
mình cho nhân dân thấy hết sự vô lý mà rất hợp lý về mặt quy trình bổ nhiệm,
thuyên chuyển cán bộ.
Lịch sử cho thấy các đảng
CS toàn là tự hoại, thì đây chính là một trong các lý do.
No comments:
Post a Comment