Cuộc
chiến chống COVID-19, dân chủ vẫn ưu thế hơn chuyên chế
Lê Mạnh
Hùng
Aug 19, 2020
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/cuoc-chien-chong-covid-19-dan-chu-van-uu-the-hon-chuyen-che/
Trong suốt lịch sử, các
người chủ trương các chế độ chính trị khác nhau đều biết rằng thiên tai nhân họa
là những cơ hội tốt đế chứng minh khả năng ưu việt của chế độ mình ủng hộ. Viết
về dịch “Cái Chết Đen” (Black Death) vốn lấy đi 40% tổng số dân Châu Âu trong
thời Trung Cổ, sử gia David Herlihy chỉ ra rằng trận dịch đã làm “mất uy tín của
các tầng lớp lãnh đạo xã hội, các quan cai trị, cha cố, giới trí thức cùng với
các luật lệ và triết lý mà họ ủng hộ.”
Trận đại dịch toàn cầu
này không những chỉ thách thức những tầng lớp lãnh đạo không mà đến cả chính thể
dân chủ nữa – ít nhất là những luận điệu tuyên truyền hiện hữu. Tuy nhiên điều
này có đúng hay không là một vấn đề còn cần phải để lịch sử chứng minh.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/08/A1-Dan-chu-uu-the-hon-chuyen-che-1536x1024.jpg
Hoa Kỳ, nước đứng đầu
thế giới tự do, vẫn phải vật lộn trong việc kiềm chế dịch bệnh COVID-19. (Hình
minh họa: Bryan R. Smith/AFP via Getty Images)
Trước hết chúng ta phải
công nhận rằng sau một giai đoạn dài kể từ khi các chế độ Cộng Sản sụp đổ vào
những năm cuối của thế kỷ trước, việc phát triển của các chế độ dân chủ đã bị
khựng lại với số quốc gia mà dân chúng bị mất đi những quyền công dân và chính
trị đạt được trong những năm trước càng ngày càng nhiều, nhất là trong vòng mười
năm qua.
Với sự nổ ra của dịch bệnh
COVID-19 có vẻ như là cuộc suy thoái dân chủ đó đã trở thành một cuộc khủng hoảng.
Tại Philippines, Tổng Thống Rodrigo Duterte đã chiếm thêm nhiều quyền lực nữa,
trong lúc chính phủ của Thủ Tướng Hungary Viktor Orbán đã được Quốc Hội cho quyền
lực khẩn cấp không giới hạn thời gian.
Đáng lo hơn nữa, Trung Quốc
và một số các chư hầu của nước này đã khoe khoang sự thành công của nước này
trong việc chống dịch bệnh và coi đó như là một bằng chứng của tính ưu việc của
chế độ chuyên chế so với chế độ dân chủ. Ngay cả Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)
cũng ca tụng hành động cưỡng bách cách ly của Trung Quốc “có lẽ là hành động
nhiều tham vọng nhất, mau lẹ nhất trong việc kiềm chế dịch bệnh trong lịch sử.”
Trong khi đó, Hoa Kỳ, nước
đứng đầu thế giới tự do, thì vẫn phải vật lộn trong việc kiềm chế dịch bệnh,
sau nhiều năm phân hóa và tắc nghẽn chính trị.
Tuy nhiên nếu chỉ phán
đoán chế độ chính trị qua việc họ phản ứng thế nào với dịch bệnh thì một cuộc
khủng hoảng dân chủ khó có triển vọng xảy ra. COVID-19 đã làm lộ rõ những khuyết
điểm của chuyên chế trong lúc cho thấy những ưu điểm của dân chủ
Thứ nhất, sự thiếu minh bạch trong các chế độ chuyên chế thì không thể tranh cãi
và những hậu quả của nó trong việc chống lại dịch bệnh thì rõ ràng là tai hại.
Tại Turkmenistan, bác sĩ bị cấm không được phát hiện COVID-19 và dân chúng
không được nói đến dịch bệnh một cách công khai.
Và tuy rằng Trung Quốc quả
là có một phản ứng mạnh và hữu hiệu chống lại dịch bệnh khi chủ tịch Tập Cận
Bình cuối cùng có hành động; lúc ban đầu các quan chức tại Vũ Hán tìm cách che
giấu tình trạng dịch. Sự chậm trễ trong việc đưa ra những biện pháp có tình quyết
định đã cho phép dịch bệnh lây lan ra khắp thế giới.
Thứ hai, nhiều quốc gia dân chủ đã phản ứng hữu hiệu hơn trong việc ngăn chặn
dịch bệnh lây lan. Các công trình nghiên cứu của Chinchih Chen và Giorgio
President cho thấy các chế độ chuyên chế đưa ra những biện pháp cách ly gắt gao
hơn và xâm phạm vào đời tư người dân nhiều hơn. Nhưng các biện pháp cách ly tại
các nước dân chủ hữu hiệu hơn trong việc giới hạn các đi lại và du lịch vốn có
nguy cơ giúp siêu vi lan truyền nhiều hơn.
Dân chúng tại các quốc
gia dân chủ tuân thủ các quy định mà các chính quyền đưa ra một cách tự nguyện
nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với các công trình nghiên cứu khác cho thấy
đàn áp chính trị làm giảm sự hợp tác. Tuy rằng chính sách cách ly gay gắt của
Trung Quốc thu hút sự chú ý của người ta nhiều nhất, nhưng Đài Loan và Nam Hàn,
hai quốc gia dân chủ đã kiềm chế dịch bệnh này tốt hơn Trung Quốc, dù rằng dùng
bất cứ một tiêu chuẩn nào.
Như công trình nghiên cứu
của Chen và President cho thấy các quốc gia có phản ứng hữu hiệu nhất trong việc
chống dịch bệnh là những quốc gia dân chủ có một tinh thần cộng đồng mạnh nhất
trong nền văn hóa của mình. Người ta có thể thấy đặc trưng đó qua cuộc khảo sát
về giá trị xã hội, World Value Survey trong đó Nam Hàn, Đài Loan và Trung Quốc
đều là những xã hội có tinh thần cộng đồng cao độ. Tinh thần cộng đồng vốn nhấn
mạnh đến sự trung thành với tập thể, phục tòng tập thể cũng giúp làm cho dễ
dàng hơn những hành động tập thể tỷ như là một hoạt động phối hợp chống lại dịch
bệnh.
Tinh thần cá nhân – cá nhân chủ nghĩa – trái lại, được liên kết với một
sự hoài nghi lớn trước các can thiệp của chính phủ. Giáo Sư Joseph Heinrich của Đại Học Harvard
và các cộng sự viên của ông đã chứng minh rằng những người Tây Âu – và bà con của
họ tại Bắc Mỹ và Úc – đã là những dân tộc đặc biệt có tinh thần cá nhân. Điều
này đã cho họ những ưu thế về kinh tế xã hội. Các công trình nghiên cứu cho thấy
các quốc gia có một văn hóa cá nhân mạnh tỉ như Mỹ, Anh hay Thụy Điển đưa ra những
canh tân triệt để hơn. Thế
nhưng cả ba đều thất bại mạnh trong dịch bệnh COVID-19 này với một tỉ lệ tử
vong so với dân số cao hơn tất cả quốc gia khác.
Tuy nhiên văn hóa không
phải cố định. Khi một thiên tai tiến tới một tầm mức to lớn nào đó, người ta có
thể thay đổi thái độ. Cho đến nay những nước dân chủ với một văn hóa cộng đồng
cao đã thành công hơn trong việc đối phó với dịch bệnh. Nhưng một công trình
nghiên cứu mới được đăng tải trện tập san The Proceedings of the Royal Society
của Anh cho thấy sự đối kháng cộng đồng với cá nhân có thay đổi dần với nguy cơ
dịch bệnh và sự gia tăng trong việc lan truyền dịch bệnh làm người ta tập thể
hơn.
Chiến thắng chống lại
COVID-19 không phải chỉ đòi hỏi người ta tuân thủ các quy định của nhà nước mà
còn phải có những phát minh tìm ra cách chứa chạy và vaccine phòng ngừa và đó
chính là những ưu điểm của các chế độ dân chủ. [qd]
No comments:
Post a Comment