Covid-19 tái phát ở VN:
Mô hình "trì hoãn", lợi hại và bài học?
Quốc
Phương
BBC News Tiếng Việt
3 tháng 8 2020, 19:57 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53637987
Việc Việt Nam làm chậm hay đình hoãn khá tốt sự tiến
triến của dịch Covid-19 với nhiều biện pháp, trong đó có đảm bảo cách ly, giãn
cách xã hội trong giai đoạn đầu tỏ ra có nhiều ưu điểm, một chuyên gia về chính
sách sức khỏe cộng đồng và dịch tễ học nói với BBC News Tiếng Việt.
Điều này lẽ ra đã cần phải
được tiếp tục, nhưng rất tiếc là bản thân ngành y tế và nhiều người dân đã có
phần 'lơi lỏng, chủ quan' nên hiện nay Việt Nam đang phải trả giá, Bác sỹ Phạm
Hoàng Anh nói.
Nguyên Giám đốc Health Bridge Canada, một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam trong
lĩnh vực hỗ trợ chính sách y tế công cộng và sức khỏe cộng đồng, nói với BBC:
"Trong giai đoạn một, bên cạnh cách ly, giãn
cách xã hội là một trong các biện pháp được áp ụng để ngăn ngừa sự lan truyền.
"Tất nhiên là việc làm chậm lan truyền thì cũng
có nghĩa là dịch cũng diễn tiến chậm lại, nhưng đó là phương pháp phòng ngừa
quan trọng mà hầu như bất cứ quốc gia nào cũng nghiên cứu áp dụng.
"Có nơi tính đến miễn dịch cộng đồng, nhưng một
câu hỏi đặt ra là cần phải biết được hiện nay đã có lây nhiễm với tỷ lệ là bao
nhiêu phần trăm rồi? Ví dụ giả sử biết được là trong cộng đồng tỷ lệ nhiễm là
30% rồi, thì cũng hy vọng là nếu có miễn dịch cộng đồng trên 50%, thì khoảng cách
còn ít thời gian nữa, thì có thể "buông" chẳng hạn.
"Nhưng vấn đề là có biết được hiện nay tỷ lệ
nhiễm trong cộng đồng là bao nhiêu phần trăm hay không? Thông tin nói có một
vùng rất nghèo ở Mumbai, tại Ấn Độ, có một cộng đồng dân cư mà có tỷ lệ được coi
là 'miễn dịch cộng đồng', mà khi xét nghiệm thì khoảng 57% tái nhiễm và người
ta cho rằng số ca xuất hiện ở trong cộng đồng ấy là đang giảm xuống rất là
nhanh. Thì đó là nơi mà có thể có được miễn dịch cộng đồng tự nhiên.
"Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam mà không có một
quốc gia nào dám khẳng định là thả nổi thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa dịch
sẽ đi xuống. Cho nên tôi nghĩ rằng cách ly rồi giãn cách xã hội là biện pháp bắt
buộc, không thể khác được và đây là điều đã làm đúng."
'Chậm vẫn là tốt'
Có ý kiến cho rằng việc
làm chậm lại chỉ là để tạm trì hoãn tiến triển quy mô, mức độ lây lan của đại dịch,
nhưng nếu chủ quan, lơi lỏng kiểm soát, thì dịch có thể lại bùng phát và gây ra
tác hại khó lường.
Về vấn đề này, Bác sỹ
Phạm Hoàng Anh bình luận:
"Nếu mà nói rằng làm chậm lại, sau này nó vẫn
có thể bung ra… thì tôi nghĩ rằng là nếu làm chậm được đà tiến triển của dịch
thì cũng vẫn là tốt. Bởi vì làm chậm thì áp lực lên hệ thống y tế cũng bớt đi
và những trường hợp bị nhiễm có điều kiện được chữa khỏi, rồi người ta có miễn
dịch, thì huyết tương của người ta có thể dùng để điều trị những bệnh nhân
khác.
"Còn nói bấy giờ để nó ồ ạt một lúc, bao nhiêu
người mắc nhiễm, thì hệ thống y tế của Việt Nam hiện nay, mà chúng ta cũng thừa
biết rằng không có dịch bệnh cũng đã quá tải rồi, bệnh viện nào cũng đông sẵn rồi,
lại gánh thêm dịch Covid-19 nữa, thì sẽ hết sức khó khăn.
"Ngoài ra, bệnh nhân và các bác sỹ cũng có thể
bị nhiễm dịch nữa, bệnh viện như ở Đà Nẵng, ngay trong bệnh viện, nhiều cán bộ
y tế đang phải cách ly rồi, thì các bệnh nhân mà có dấu hiệu bệnh tất nhiên
cũng có thể đưa vào đấy, nhưng chăm sóc và thiết bị, điều kiện sẽ bị hạn chế rất
là nhiều.
"Cho nên tôi nghĩ, nếu Việt Nam tiếp tục làm
giãn cách xã hội để làm chậm sự phát triển của dịch vẫn còn là cái may, nếu mà
làm được".
'Đang phải trả
giá'
Bác sỹ Phạm Hoàng Anh lấy làm tiếc khi thấy rằng Việt Nam chưa tự học
được điều mà bà gọi là 'bài học quan trọng' từ phòng chống, kiểm soát và làm chậm
đại dịch của chính nước này từ đợt một, khi mấy tháng qua để cho giãn cách xã hội,
cùng nhiều biện pháp phòng hộ cá nhân và cộng đồng khác có phần bị lơi lỏng.
Bà nói:
"Tôi nghĩ có lẽ bài học tạm lui của dịch sau đợt
một là việc chúng ta phải trả giá, tức là cũng chủ quan. Tôi nghĩ rằng người
dân cũng nhiều người rất là chủ quan, theo quan sát của tôi, và có thể ngay cả
ngành y tế cũng chủ quan.
"Trong thâm tâm của rất nhiều người nghĩ rằng
chúng ta an toàn, chúng ta vượt qua rồi và thậm chí ở đâu đấy có những giả định
là người Việt Nam có miễn dịch đặc biệt chẳng hạn.
"Đấy là những giả định mà chưa có cơ sở khoa học
nào đảm bảo cả, mà trong khi chưa có cơ sở như thế chúng ta lại chủ quan, lơi lỏng
với những biện pháp cách ly, những biện pháp phòng hộ cá nhân… thì rất là nguy
hiểm.
"Cho nên tôi nghĩ là bây giờ, ngay lập tức phải
siết chặt giãn cách xã hội và thứ hai nữa là phải tiếp tục giáo dục, khuyến cáo
người dân về những biện pháp phòng hộ cá nhân và tầm quan trọng để trước mắt hy
vọng hạn chế được với người nào thì hay người ấy và trụ được ngày nào thì hay
ngày ấy, còn nếu để nó bùng nổ đại quy mô thì hết sức nguy hiểm.
"Nếu nhìn ra bên ngoài, mấy nước bị kinh khủng
như là Tây Ban Nha, Brazil, rồi Ấn Độ chẳng hạn, tôi thấy là Tây Ban Nha và một
số nước, như là nước Pháp chẳng hạn, thời điểm ban đầu lây rất nhanh, là bởi vì
văn hóa của họ có những yếu tố như gần gũi, kể cả bạn bè, không phải ruột thịt,
nhiều khi gặp nhau cũng ôm hôn, rồi văn hóa lễ hội… tức là họ luôn luôn thể hiện
sự nồng nhiệt.
"Còn Ấn Độ, dân cư quá đông, nhiều nơi chen
chúc, rồi cũng có yếu tố văn hóa như ở nhiều người Việt Nam cũng thấy có, đó là
sự tò mò, thấy gì lạ cũng chụm lại rất là đông để mà xem xét, theo dõi… Ấn Độ
lan nhanh cũng là vì dân số quá đông và mật độ quá đông.
"Như vậy sơ bộ có thể thấy có những nhân tố văn
hóa, xã hội tác động đến quá trình lây nhiễm, còn Việt Nam xem xét vấn đề này,
tôi nghĩ chúng ta tuy vậy cũng có một số yếu tố ưu, thuận lợi cho quản lý dịch
bệnh cộng đồng, trong đó nhiều người dân nhanh nhạy thông tin, nhạy bén với
các thông tin liên quan đến sức khỏe, nên khi có những khuyến cáo của ngành y tế,
của nhà nước và nếu lại được nhắc nhở, kịp thời, thì người dân cũng có ý thức
tuân thủ."
'Buông lỏng quá sớm?'
Theo bác sỹ Phạm Hoàng Anh, người từng tu nghiệp ở London, Anh Quốc, về dịch
tễ học, ngoài yếu tố trên, Việt Nam thực ra cũng có một lợi thế khác nữa trong
hành vi của cá nhân trong cộng đồng.
Bà nói:
"Một vấn đề nữa trong giãn cách xã hội mà nhiều
người cũng dễ thực hiện hơn ở nơi khác là vì người Việt Nam quen chịu những áp
lực về mặt tinh thần.
"Tôi theo dõi và biết là vấn đề sức khỏe tâm thần,
tinh thần của nhiều người dân ở nhiều nước phương Tây diễn tiến rất là xấu, vì
trong đợt dịch kéo dài này, nhà nước ở những nơi đó phải suy tính nhiều cách để
giải tỏa cho người ta, nếu không thì các vấn đề trầm trọng có thể dẫn tới trầm
cảm, tự tử, kể cả bạo lực gia đình và nhiều vấn đề khác.
"Tất nhiên, ở Việt Nam cũng có nhưng nhiều người
Việt Nam chống đỡ nhẹ nhàng hơn, chứ không tới mức độ nếu không được đi ra
ngoài thì 'phát điên', cái đó cũng có thể có, nhưng chắc không nhiều.
"Tuy nhiên, dù là may mắn thế nào, thì trong
giai đoạn mới, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần trở lại với sự kéo dài, chỉ có
điều là cần phải gấp rút tranh thủ từng ngày trong giai đoạn 'vàng' để đừng bỏ
lỡ áp dụng đúng các biện pháp, đồng thời đúc rút những bài học hiệu quả phù hợp
nhất từ giai đoạn một đến ngay bây giờ."
Đợt tái bùng phát
Covid-19 ở Việt Nam thu hút sự quan tâm, theo dõi của quốc tế và khu vực, đặc
biệt với các thông tin được thông báo mới đây về các ca mắc nhiễm tăng thêm
trong cộng đồng, trong đó có các ca tử vong và nhiều ca có nguy cơ tiến triển bệnh
nặng.
Trang mạng Asia Times hôm
30/7 2020 có bài báo gây chú ý với tựa đề "Việt Nam - một nạn nhân của
chính mình trong thành công chống Covid-19".
"Việt Nam là một 'mô
hình mẫu' ngăn chặn virus corona, nhưng một làn sóng thứ hai bất ngờ cho thấy
giới chức đã buông lỏng sự cảnh giác của họ quá sớm," tác giả David
Hutt, một cây bút chuyên theo dõi thời sự Việt Nam, Đông Nam Á và khu vực,
đưa ra lời nhận xét.
.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để
theo dõi một hội luận trên BBC News Tiếng Việt về chủ đề có liên quan.
No comments:
Post a Comment