NỘI
DUNG :
CÓ BAO
NHIÊU ÔNG PHẠM PHÚ QUỐC?
.
.
Hộ chiếu
vàng và sợi dây treo cổ
.
=================================================
.
.
CÓ BAO
NHIÊU ÔNG PHẠM PHÚ QUỐC?
https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2095560347244051
1. Không lâu sau khi nhận chức (tháng 12/1997), cố TBT Lê khả Phiêu đã có
được danh sách của hơn bốn mươi lãnh đạo cao cấp Việt Nam gửi tiền ở ngân hàng
nước ngoài. Đây là những lá bài quan trọng của ông Lê Khả Phiêu trong ván bài
nhân sự và chống tham nhũng. Nhưng thực tế đã không theo ý muốn của ông Phiêu.
Chẳng những không công khai được danh sách để chống tham nhũng, mà còn dẫn đến
mâu thuẫn phe nhóm, làm cho ông Lê Khả Phiêu phải rời chức TBT vào tháng
4/2001, nhường chỗ cho ông Nông Đức Mạnh.
Như vậy, Bộ Chính Trị và
Ban chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam, ít nhất là từ thời cố TBT Lê Khả Phiêu đến
giờ, đều biết một thực tế – là lãnh đạo cao cấp Việt Nam gửi tiền ở nước ngoài.
Tiền ấy ở đâu ra? Tại sao phải che giấu ở nước ngoài? Tại sao lại là đảng viên giữ
chức vụ cao cấp?
Tại sao cố TBT Lê Khả
Phiêu lại bất lực trước làn sóng tham nhũng ở hàng ngũ cán bộ cấp cao?
Đến bây giờ thì quốc nạn
tham nhũng ở tầng lớp cán bộ trung cao cấp “đếm không xuể” với phạm vi nhiều lần
lớn hơn. Minh chứng cho điều này là các vụ kỷ luật cả gần 100 cán bộ cấp cao
trong thời gian vừa qua, trong đó có cả hàng chục tướng lĩnh công an và quân đội.
2. Nhưng sự tha hoá của nhiều cán bộ cao cấp không chỉ là gửi tiền ở nước
ngoài. Sự tha hoá đạt đến mức tội phạm, và cả mức ở tội phản bội, khi các tham
quan phải trốn chạy khỏi tổ quốc bằng con đường tìm kiếm hộ chiếu nước ngoài.
Phải phân biệt những người
muốn có cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài với những kẻ cướp đoạt tiền bạc của nhân
dân để trốn chạy ra nước ngoài. Ở đây muốn lưu ý đến 4 nhóm người Việt tìm kiếm
cuộc sống ở nước ngoài qua con đường sở hữu hộ chiếu nước ngoài trong 30 năm gần
đây.
– Nhóm thứ nhất là những người muốn có một môi trường sống tốt hơn – có thu nhập cao
hơn, được thể hiện khả năng tốt hơn, được tôn trọng hơn, được bảo vệ hơn, an
toàn hơn, đi lại dễ hơn… Nhu cầu có một môi trường sống tốt hơn là nhu cầu
chính đáng. Câu hỏi cần đặt ra là tại sao môi trường sống ở Việt Nam làm cho họ
phải ra đi?
– Nhóm thứ hai là nhóm buộc phải đi kiếm sống. Đây là nhóm người mà hoàn cảnh ở Việt
Nam buộc họ phải ra đi để có một điều kiện kinh tế tốt hơn cho cá nhân họ và
cho cả người thân của họ đang ở Việt Nam. Trong nhóm người này có bao gồm cả những
người vượt biên bất hợp pháp, mạo hiểm cả tính mạng chỉ vì kiếm sống. Điển hình
bi thương là trường hợp 39 người bị chết ngạt trong công ten nơ năm 2019.
– Nhóm thứ ba là nhóm người buộc phải lưu vong do bất đồng chính kiến.
– Nhóm thứ tư là những quan tham, những kẻ tham nhũng từ cơ chế, những kẻ tội phạm
muốn lẩn trốn dưới sự che chở của hộ chiếu nước ngoài. Đây là nhóm tội phạm, dù
là tội phạm đã bị vạch trần hay đang được che giấu.
3. Hiện đã biết có 33 người Việt Nam sở hữu hộ chiếu Cyprus. Đó là hai loại
người: quan tham và tư bản đỏ tham nhũng.
Còn bao nhiêu người tương
tự sở hữu hộ chiếu của các nước khác?
Những quan tham cướp đoạt
tiền bạc của nhân dân để trốn chạy ra nước ngoài, đau đớn thay, là những kẻ
hàng ngày rao giảng đạo đức, ca ngợi chế độ. Nhưng bên trong thì mục nát, thối
rữa, ngấm ngầm tìm cách trốn chạy khỏi chế độ.
4. Trong 496 vị ĐBQH có bao nhiêu ông bà như ông Phạm Phú Quốc?
Trong cả ngàn cán bộ do Bộ
Chính trị và Ban Bí thư quản lý, có bao nhiêu ông bà như bà Hồ Thị Kim Thoa?
Trong hàng chục ngàn
doanh nghiệp có bao nhiêu ông bà như ông Trịnh Xuân Thanh?
5. Cuộc trốn chạy bằng con đường nhập quốc tịch nước ngoài của quan tham
và tư bản đỏ tham nhũng là nỗi sỉ nhục và nỗi đau của người ở lại.
Bị sỉ nhục là vì: Những kẻ
chức cao vọng trọng hàng ngày ngồi lên đầu mình, lãnh đạo mình, rao dạy đạo đức
cho mình – cuối cùng thì hoá ra là kẻ tội phạm thối tha đến mức phải trốn chạy
khỏi tổ quốc.
Phải đau xót là vì: Tại
sao lại đến nông nỗi này?
----------------------------------------------
.
.
https://www.facebook.com/hocgiahd/posts/3294888993928510
Theo “Báo cáo tình
hình quản trị công ty cổ phần thương mại Hóc Môn“, năm 2012 mà Phạm Phú Quốc là đại
diện phần vốn nhà nước tại đây, trang 14, 15 tài liệu cho thấy:
Phạm Phú Quốc có cha
là Phạm Văn Hai, mẹ là Lương Thị Hường. Hai đối tượng này sống tại 52 Võ Trứ, Nha Trang.
Vợ Quốc là Nguyễn Phan Diệu Phương. Con trai: Phạm Nguyễn Nhật Minh (sinh năm 1995, năm 2012, Minh 17 tuổi,
học lớp 11). Con gái Phạm Nguyễn Phương Uyên. Quốc, Phương, Minh, Uyên lúc này đều cùng cư trú tại 34D (146) đường 39, P Tân Quy, Q7, TP HCM.
Các anh chị em ruột
của Quốc là Phạm Ngọc Tuyết, Phạm Thuỳ Trang, Phạm Phú Dũng, Phạm
Ngọc Sương đều đã có gia đình riêng
và nhà riêng tại các quận 7, 6 TP HCM. Riêng đối tượng Phạm Phú Quý (1982) sống cùng anh trai là Quốc ở nhà Quốc. Đối tượng Phạm Phú Sỹ sống cùng cha mẹ Hai – Hường tại Nha Trang.
Năm 2013, Phạm Nguyễn
Nhật Minh (Minh Pham) lên đường đi Anh Quốc, học tại trường University of
Greenwich, London, học phí cho sinh viên quốc tế trường này khoảng 14,000 -15,000 bảng/năm. Chưa tính các chi phí ăn ở, đi lại, giáo trình…
Minh Pham học từ 2013-2016 thì chuyển
sang học tiếp một khoá ngắn hạn tại University of Cambridge trong năm 2016. Từ năm 2016 đến 2017, Minh Pham học
tại LSE (The London School of Economics and Political Science) có mức học phí khoảng 22 ngàn bảng cho sinh viên năm nhất. Chi
phí ăn ở khoảng 15 ngàn bảng/năm.
Tức là từ năm 2013 đến 2017, Minh Pham ngốn của Quốc Phương không dưới 120,000 bảng (3,6 tỷ đồng).
Tháng 9/2014 (khoảng 1
năm sau khi rời VN) Minh Pham cùng Avidan Tibarovsky
(Isarel) thành lập M&A Capital
Investment và duy trì nó cho đến nay. Trong các tài
liệu công khai của M&A, chưa ghi nhận bất cứ một dự án thành công nào của Cty này. Mở ngoặc một chút, ngày 4/3/2016, Companies House mới công nhận Cty M&A Capital Investment LTD, số 10043812.
Trả lời Tuổi Trẻ, Phạm Phú Quốc nói: “Vợ và con trai tôi đều là những doanh nhân. Con trai tôi học tập, làm việc tại Anh từ năm 2013, có sự nghiệp ổn định và quyết định gắn bó lâu dài.
Đến năm 2017, vợ và con gái tôi có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Cyprus. Quốc gia này cho
phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam. Sau đó, giữa năm 2018 gia đình tôi đã làm thủ tục
bảo lãnh xin quốc tịch cho tôi tại Cyprus“.
Đối chiếu với những thông tin nêu trên, không thể nào kết luận được Phương và Minh Pham có quốc tịch Cyprus trước và bảo lãnh Quốc.
Rất đơn giản là ngoài vài tỷ bỏ cho con học
tại Anh, Quốc còn bỏ ra khoảng 60
tỷ để mua bất động sản taị Cyprus, qua đó hoàn tất thủ tục đầu tư đổi quốc tịch cho Quốc-Phương tại đảo quốc này. Minh Pham không liên quan.
Báo chí cần liên
lạc Minh Phạm, xin vui lòng qua: minh.p@macapitalgroup.co
hoặc +(44)753 5522 bon bon bay
Bạn nào ở Q7, HCM và ở
Nha Trang có thể ghé 2 địa chỉ nêu trên chụp hình nhà Quốc được không?
___
Đọc thêm: Vợ ông Phạm Phú Quốc kinh doanh gì? (ĐSPL).
-------------------------------------------------------
.
.
Hộ chiếu
vàng và sợi dây treo cổ
https://www.facebook.com/bachhoanvtv24/posts/2774997406080830
Mỗi công dân Việt Nam
đang sống trên đất nước này, một năm có thu nhập bình quân khoảng 2.800 USD,
tương đương 64,4 triệu đồng.
Và như thế, công dân có
quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống và làm việc ở đất nước Việt Nam, muốn có tiền
mua tấm hộ chiếu vàng của nước Cộng hoà Cyprus sẽ phải làm việc và dành toàn bộ
số tiền kiếm được, nhịn ăn nhịn mặc, thậm chí nhịn cả tiểu tiện… trong suốt 963
năm.
Nghĩa là, để có thể mua
được một tấm hộ chiếu vàng như người đại biểu đại diện cho dân trong Quốc hội
Việt Nam – ông Phạm Phú Quốc – dân Việt phải mất ít nhất 14 đời người.
Dễ hiểu hơn, số tiền mua
tấm hộ chiếu vàng ấy tương đương toàn bộ thu nhập của 963 người Việt trong một
năm.
Phạm Phú Quốc, đại biểu
Quốc hội thuộc Đoàn TP.HCM, người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của dân, vừa
được nêu tên trên một hãng thông tấn nước ngoài với vai trò là khách hàng mua
quốc tịch quốc đảo Cyprus.
Ông Quốc là đảng viên được
giao nhiệm vụ quản lý tại một số doanh nghiệp nhà nước, xét về bản chất là cán
bộ nhà nước chứ không phải doanh nhân. Tiền bạc, tài sản tại các doanh nghiệp
mà ông đứng đầu, dù là trăm tỉ hay ngàn tỉ đồng, tất cả đều là nguồn lực quốc
gia, là tiền của dân, là mồ hôi, là xương máu của nhân dân.
Vậy thì, cán bộ nhà nước,
sống bằng mồ hôi nước mắt của dân, lấy đâu ra 60-70 tỉ đồng vung tay mua thêm
quốc tịch?
Giữa năm 2018, vợ chồng
ông Phạm Phú Quốc bắt đầu nộp hồ sơ mua tấm hộ chiếu vàng.
Cũng vào quãng giữa cái
năm 2018 ấy, tại Gia Lai, một công dân Việt Nam mới 29 tuổi đã lựa chọn kết
thúc cuộc đời mình bằng một sợi dây treo cổ. Và, kết quả là cái chết. Thứ còn lại
khi lìa đời của công dân ấy là một thư tuyệt mệnh, ở đó là cuộc sống cơ cực, bần
hàn, không lối thoát.
Những ngày cuối tháng
8-2020 này, khi đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc được công bố đã sắm thêm cho
mình tấm hộ chiếu vàng Cyprus, thì tại Đắk Lắk, trong một khu trọ nghèo, hai
công dân Việt Nam là vợ là chồng của nhau đã lựa chọn lối thoát cho đời mình bằng
hai sợi dây – hai sợi dây treo cổ. Họ đã kết thúc cuộc đời trong căn phòng trọ
quạnh hiu, giữa bệnh tật, đói nghèo và bế tắc.
Sống ở đất nước này, có
bao nhiêu người đang phải giật gấu vá vai, lo ăn từng bữa, thiếu thốn, khốn
cùng? Có biết bao người đang bị cái đói, cái nghèo bủa vây, trói chặt? Có biết
bao người sống một đời khổ đau và mỏi mệt, sống không ngày mai, không hi vọng,
không tương lai?
Khát khao một cuộc sống
nhẹ nhàng hơn, tốt đẹp hơn là chính đáng. Đi tìm một lối thoát cho hiện thực bế
tắc cũng là chính đáng.
Chỉ có điều, ở một đất nước
như Việt Nam, quan mà giàu thì dân sẽ nghèo, nhà quan mà thừa mứa thì nhà dân sẽ
bần hàn.
Thế cho nên, khi đại biểu
Quốc hội tìm tương lai cho mình bằng cách bỏ ra vài triệu USD mua quốc tịch một
quốc gia châu Âu, thì có những người dân cũng đến châu Âu bằng con đường thùng
nhân, để rồi mất mạng bên trong chiếc container đông lạnh trên con đường tìm kiếm
một tương lai.
Và, có những người ở lại,
tìm tương lai mãi tận kiếp sau bằng sợi dây treo cổ.
Bi kịch xã hội ấy là của
chúng ta.
No comments:
Post a Comment