Chán
ngấy với khủng hoảng liên tục, Bộ Chính trị can thiệp, buộc phải cải cách ngành
điện
David
Brown
12/08/2020
LTS: Bài viết sau đây của tác giả David Brown là một bản chỉnh sửa của ông
dành riêng cho độc giả Việt Nam. Bài gốc của ông đăng trên trang Mongabay ngày 6/8/2020, do ông Song Phan chuyển ngữ.
***
Đối phó với biến đổi khí
hậu là điều không cần phải bàn cãi, đúng không? Nói theo cách của cô bé Thụy Điển
Greta Thunberg, khoa học đã kết luận xong, chỉ có sự phủ nhận, thiếu hiểu biết
và không hành động thì còn đó. Hay thật sự chỉ có vậy thôi?
Chúng ta đang sống trong
một thế giới gồm các nước có chủ quyền. Không nước nào mà các nhà lãnh đạo
chính trị yêu cầu hy sinh ngắn hạn nhằm đạt tới một mục tiêu vừa lớn, vừa xa là
một điều dễ dàng, và là đặc biệt khó trong khi để đạt được mục tiêu đó, phần lớn
phụ thuộc vào việc lãnh đạo các nước thực hiện cam kết của riêng họ.
Vài năm trước, tôi
đã dẫn lời Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim:
“Nếu Việt Nam tiếp tục phát triển với 40 gigawatt than, nếu ngay bây giờ
toàn bộ khu vực thực hiện các kế hoạch dựa trên than, tôi nghĩ chúng ta đang đi
đến chỗ tận cùng. Điều đó sẽ gây ra thảm họa cho hành tinh chúng ta”.
Bây giờ ông Kim có thể ngủ
ngon hơn, vì Việt Nam đang thực hiện những cải cách rất sâu sắc trong sự định
hướng phát triển điện của Việt Nam, xuất phát từ một quyết định của Bộ Chính trỉ
ĐCS. Đối với một nhà khoa học khí hậu, nhà kinh tế học hoặc kỹ sư, những cải
cách do Nghị quyết 55 chỉ đạo rất có thể xem như hiển nhiên và đáng lẽ phải làm
từ lâu. Về mặt trừu tượng, điều đó đúng, nhưng nó bỏ sót phần lớn nhất của câu
chuyện này: Việt Nam dường như đã tìm thấy ý chí chính trị để buộc thay đổi về
cấu trúc.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/1-55.jpeg
Công nhân ngành điện
đang làm việc tại TP HCM, đô thị lớn phía Nam của Việt Nam. Nước này có nguồn
năng lượng mặt trời và gió dồi dào. Nguồn: David McKelvey / Flickr.
Một quốc gia có 95 triệu
dân năng động, trong hầu hết các mặt Việt Nam là một câu chuyện thành công về
kinh tế. Kể từ khi các nhà lãnh đạo từ bỏ việc cố thực hiện chủ nghĩa xã hội kiểu
Xô-viết và dựa vào hệ thống định hướng thị trường, nền kinh tế Việt Nam đã tăng
gấp 40 lần và hiện đã được tích hợp tốt vào hệ thống thương mại thế giới.
Chính trị là một vấn đề
khác hoàn toàn: Đảng Cộng sản duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các cơ quan
của chính phủ và phủ nhận bất kỳ quan tâm nào tới việc đổi mới chính trị. Đánh
giá qua mức độ Việt Nam đối phó hiệu quả cuộc chạm trán với đại dịch COVID-19,
hệ thống chính trị có thể được cho là điều chỉnh tốt. Đánh giá qua cách đối xử
với những người bất đồng quan điểm, nó có thể được gọi là một nhà nước công an
trị.
Mặc dù sức mạnh thị trường
quyết định việc phân bổ hầu hết các nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam, nhưng
ngành năng lượng lại là một ngoại lệ lớn. Lenin có câu nói nổi tiếng “Chủ
nghĩa cộng sản là chính quyền Xô Viết cộng với điện khí hóa toàn quốc”.
Công thức đó đã có tác dụng tốt trong thời mà các dự án đập thủy điện lớn và
chút ít sản lượng than trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu điện năng.
Ngành năng lượng của Việt
Nam – thực chất là ba công ty quốc doanh lớn và đối tác thuộc Bộ
Công Thương – là sự quay ngược lại thời kế hoạch 5 năm. Được coi là nền tảng của
an ninh quốc gia, ngành này vẫn độc quyền về nguồn lực năng lượng trong nước, về
thông tin và kiến thức chuyên sâu, và về nhiệm vụ sản xuất toàn
bộ điện năng mà Việt Nam cần dùng.
Tuy nhiên, đến năm 2010,
nhu cầu điện đe dọa vượt cung. Không còn địa điểm thích hợp cho các đập lớn.
Các nhà hoạch định năng lượng đề xuất Quy hoạch Điện VII (QHĐ 7), nhằm đáp ứng
nhu cầu điện gia tăng, chủ
yếu là đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện than và nhập khẩu than nhiệt.
QHĐ 7 được xây dựng dựa trên trình độ chuyên môn đang có và được Bộ Chính trị
phê duyệt theo thông lệ vào năm 2011. Năm năm sau, khi sự phát triển khí đốt tự
nhiên ngoài khơi bị chậm lại vì những đe dọa của Trung Cộng, QHĐ 7 được điều chỉnh;
phần đóng góp của than lớn hơn nữa, và một lần nữa được phê duyệt theo thông lệ.
Tuy nhiên, thời thế đã
thay đổi. QHĐ 7 đã gây ra một sự ngạc nhiên từ các chuyên giá quốc tế và lãnh đạo
đã ký kết Công ước Biến đổi Khí hậu ở Paris chỉ bốn tháng trước đó.
Mặc dù thiên nhiên đã ban
tặng cho Việt Nam nguồn năng lượng gió và nắng dồi dào, đặc biệt là dọc theo bờ
biển phía đông nam, QHĐ 7 và các quy hoạch trước nó đã xếp điện gió và điện mặt
trời vào vai trò không đang kể. EVN, công ty điện năng độc quyền của nhà nước,
coi sự phản đối ngày càng tăng của các nhà bảo vệ môi trường và các doanh nhân
đòi các chính sách thân thiện với năng lượng tái tạo là một mối phiền toái và
là mối đe dọa đối với sự ổn định của lưới điện quốc gia quá tải.
Gần đây nhất, vào năm
2017, các nhà phân tích của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận thấy, các nhà
quản lý ngành năng lượng ở Hà Nội quá chuyên chú vào than đá đến mức nhóm IEA đã tập trung đề nghị của mình vào
việc thuyết phục Việt Nam đầu tư vào các lò hơi hiệu suất cao (siêu tới hạn) và
hấp thụ các-bon, thay vì bắt chước mô hình nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc,
rẻ hơn nhưng bẩn hơn nhiều.
Sản lượng điện từ than ở
Việt Nam tăng 72% từ năm 2010 – 2017. Với mỗi dự án than mới, chi phí điện năng
tăng lên trong khi giá tiêu dùng còn tụt lại phía sau. Do đó cần phải trợ giá
cao hơn bao giờ hết cho EVN để bù đắp chênh lệch, chủ yếu là ở hình thức bảo đảm
của nhà nước đối với các khoản vay để cải thiện vốn. Đến năm 2018, Việt Nam đã
có thêm 40 tỷ đô la (32 GW) cho công suất phát điện thêm từ than, đang được xây
dựng hoặc trong kế hoạch, nhưng việc cấp vốn cho thấy ngày càng khó khăn hơn. Hầu hết các dự án đều trễ xa tiến
độ và những dư án khác sẽ sớm bị hủy bỏ.
PetroVietnam (PVN), tập
đoàn quốc doanh chịu trách nhiệm khai thác dầu khí ngoài khơi, và Vinacomin, tập
đoàn than và khoáng sản quốc doanh, đều gặp khó khăn riêng. Khó khăn của
PetroVietnam gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của mình: Trung Quốc, khi áp đặt
những yêu sách vô căn cứ đối với các phần của thềm lục địa Việt Nam, đang hù dọa
các đối tác nước ngoài của PVN và do đó cản trở việc phát triển các mỏ mới
ngoài khơi. Trong khi đó, Vinacomin có nhiệm vụ phải cung ứng than cho các nhà
máy điện theo kế hoạch hay đang phát triển. Vinacomin không thể tăng sản lượng
đáng kể từ các mỏ của họ ở miền đông bắc, mặc dù đã chuyển hướng cung ứng than
chất lượng cao ở những mỏ đó từ thị trường xuất khẩu sang các nhà máy điện mới,
điều này hầu như vẫn chưa đủ. Để lấp đầy khoảng trống, Vinacomin đã bắt đầu dàn
xếp nhập khẩu than nhiệt từ Australia và Indonesia.
Bảo đảm cung cấp đủ điện
cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh của Việt Nam không phải là mối quan tâm lớn tại
Đại hội XII của Đảng hồi đầu năm 2016. Tuy nhiên, các ủy viên Bộ Chính trị mới
được bầu đã sớm nhận ra rằng, các công ty năng lượng nhà nước đã tạo ra một mớ
hỗn độn về nó, và họ không thể dìm đi vấn đề tái cơ cấu chiến lược phát triển
điện lực của Việt Nam. Mất điện là một nét sinh hoạt hàng ngày ở Việt Nam trong
nhiều thập niên. Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự cung cấp điện đầy đủ và
chắc chắn. Việt Nam sẽ cung cấp điện như thế nào trong những năm tới? Các câu
trả lời của EVN đều cho rằng, nhu cầu sẽ tăng 8% mỗi năm và Ngân hàng Việt Nam
sẽ bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngoài khỏi bị thua lỗ.
Kết thúc công việc
như thường lệ
Tháng 11 năm 2016, tân thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đinh phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đứng đầu một
Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phát triển Điện mới thành lập. Song song đó, Ủy ban
Kinh tế Trung ương Đảng đã đưa ra xét duyệt chiến lược của riêng mình.
Trong khi đó, lưu ý về
giá thành trên mỗi gigawatt điện do các dự án điện gió và điện mặt trời quy mô
tiện ích tạo ra đang giảm rất nhanh, nhóm chuyên gia Carbon Tracker cảnh báo hồi
tháng 10 năm 2018 rằng, các nhà máy nhiệt điện than hiện có của Việt Nam, với độ
tuổi trung bình khoảng 15 năm, sẽ là tài sản không còn giá trị kinh tế vào năm
2028. Người dân bình thường cũng như các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước đều lo
ngại. Trên các mạng xã hội, người dân phản đối việc ngày càng phụ thuộc vào các
nhà máy than do Trung Quốc xây dựng và vận hành. Ở Hà Nội, TP HCM và các nơi
phía dưới gió của các nhà máy điện, người dân phàn nàn về chất lượng không khí
xấu đi. Lãnh đạo một số tỉnh đã rút lại sự ủng hộ đối với các nhà máy than theo
kế hoạch. Một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, Green ID, đã vận động mạnh mẽ cho
việc đầu tư vào điện gió và điện mặt trời.
Tuy nhiên, EVN với sự hậu
thuẫn của Vinacomin và PetroVietnam, đã lập luận cho một chiến lược tiến chậm về
năng lượng tái tạo. EVN nói rằng, sản xuất vốn đã không ổn định, lại dao động
theo ý của Mẹ Thiên nhiên, và điều này sẽ gây căng thẳng cho lưới điện phân phối
quốc gia, có nguy cơ làm điện bị gián đoạn thường xuyên và tồi tệ hơn. Tuy
nhiên, uy tín của các công ty nhà nước bị giảm sút. Việc các dự án nhà máy than
ngày càng rơi rụng về phía sau, Bộ Công nghiệp dự báo nguồn cung điện sẽ tụt xa
so với nhu cầu khoảng 6,6 tỷ kilowatt giờ (kWh) vào năm 2021, tăng 15 tỷ kWh
vào năm 2023, tương đương khoảng 5% mức cầu dự báo.
Chi tiết về các cuộc thảo
luận nội bộ của chế độ rất thưa thớt, như thường thấy ở Việt Nam. Dù vậy, có điều
rất rõ ràng là: Các nhà lãnh đạo Đảng và chính phủ chấp nhận chọn việc có thể bị
rủi ro về mất ổn định do sự phát triển nhanh chóng của năng lượng tái tạo thay
vì mất điện thường xuyên chắc chắn xảy ra. Những nhân vật chính muốn thoát ra
khỏi than là Thủ tướng Phúc, Phó Thủ tướng Dũng, và hai cựu bộ trưởng hiện đang
điều hành Ủy ban Kinh tế Trung ương Đảng là Nguyễn Văn Bình và Cao Đức Phát. Đối
với sự hậu thuẫn về chính sách và kỹ thuật, họ đã chuyển sang một phần cho các
chuyên gia nước ngoài.
Phái đoàn Liên minh châu
Âu ở Hà Nội đã sẵn sàng trong việc trợ giúp kỹ thuật tiên phong. Một chuyến
nghiên cứu kinh nghiệm của châu Âu đã giải tỏa mối quan ngại của một số nhà
lãnh đạo cấp cao về tính khả thi mặt kỹ thuật của việc tích hợp cung cấp năng
lượng gió và năng lượng mặt trời vào lưới điện của Việt Nam. Qua một tuyến song
song, một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa ra “Kế hoạch Năng lượng Sản xuất tại Việt Nam 2.0”.
Báo cáo đó lập luận rằng, việc Việt Nam chuyên tâm vào tương lai năng lượng
xanh sẽ thuyết phục nhiều tập đoàn toàn cầu và các nhà cung cấp của họ đầu tư
vào kinh doanh ở Việt Nam. John Kerry, cựu ngoại trưởng Mỹ, được ghi nhận là
ngươi sắp xếp chuyện cấp vốn cho cơ sở hạ tầng, cho phép các nhà quản lý lưới
điện Việt Nam dựa vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ để cân bằng sự sụt
giảm khi thiếu điện mặt trời và điện gió.
Năm 2018, Hà Nội đã tiến
hành một cuộc thử nghiệm thực tế về mức độ quan tâm của nhà đầu tư đối với năng
lượng mặt trời quy mô tiện ích; thử nghiệm thành công rực rỡ. Được đưa ra biểu
giá thu mua hấp dẫn (FIT), các ngân hàng cho vay và các doanh nhân tranh nhau
hoàn thành dự án trước thời hạn giữa năm 2019. Kết quả là 4,5 gigawatt nguồn
cung mới, nhiều hơn mang lưới điện quốc gia có khả năng xử lý ngay lúc đó, và
vượt mục tiêu mà EVN mong sẽ đạt được trước năm 2025. Thêm 3 gigawatt điện mặt
trời khác đang chờ hòa lưới vào cuối năm 2019, và sẽ nâng điện mặt trời lên hơn
8% khả năng lắp đặt của hệ thống điện.
Đặc biệt lưu ý, hồi tháng
2 năm 2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 55, hướng dẫn cho các nhà quản
lý ngành năng lượng. Theo chuyên gia, Nghị quyết này là tài liệu có căn cứ và bất
thường. Nó xóa tan mọi nghi ngờ còn lại rằng, việc định hướng lại ngành năng lượng
của Việt Nam là có thật, Nghị quyết 55 đã tái tập trung vai trò của nhà nước
trong việc tháo gỡ các nút thắt và tạo thuận lợi cho các giải pháp thị trường,
thay vì làm mọi thứ.
Hoạt động thương thảo
trong lĩnh vực điện lực đã chậm lại do dự đoán trước nghị quyết của Bộ Chính trị.
Trong những tuần sau khi NQ-55 công bố, chính phủ đã ban hành các quy định thêm
nội dung cụ thể để năng lượng tái tạo là trọng tâm mới của việc phát triển
ngành điện, và tạo ra một lãnh vực lớn hơn và ổn định hơn cho các nhà phát triển
điện mặt trời và điện gió. Trong đó, các nhà phát triển điện mặt trời không còn
bị buộc phải giao dịch độc quyền với EVN; chẳng hạn, họ có thể xây dựng các mảng
năng lượng mặt trời trên mái nhà trong các khu công nghiệp và bán điện trực tiếp
cho các nhà sản xuất hoặc cho EVN. Trong khi đó, các nhà phát triển của một số
dự án năng lượng gió, 4 GW, hay gấp 9 lần công suất lắp đặt hiện tại của Việt
Nam, có vẻ mong muốn tận dụng FIT sửa đổi còn đang chờ phê duyệt chính thức, và
dự định áp dụng cho dự án nào có thể hoàn thành tới cuối năm 2023.
Tóm lại, trong tâm trạng
lạc quan và sàn diễn đã được dựng xong cho Quy hoạch Điện VIII, (QHĐ-8), sẽ đưa
ra các mục tiêu năng lượng của nhà nước độc đảng đến năm 2030 và đến năm 2045 với
ít chi tiết hơn. Vào tháng 7, Viện Năng lượng của Bộ Công nghiệp bắt đầu công bố
các phần của dự thảo QHĐ-8 để lấy ý kiến công chúng. Nói chung than được hiểu vẫn
sẽ còn giữ một vai trò quan trọng, gồm cả việc tiếp tục đầu tư vào một số nhà
máy mới. Thủy điện vẫn sẽ là một trụ cột năng lượng của quốc gia. Tuy nhiên, trọng
tâm của QHĐ-8 sẽ tập trung vào việc triển khai nhanh chóng điện mặt trời và điện
gió, sử dụng LNG (kể cả LNG nhập khẩu) để đáp ứng nhu cầu cân bằng, xây dựng lưới
điện truyền tải quốc gia, và việc thị trường hóa cung cầu năng lượng.
Việc định hướng lại chính
sách của Việt Nam thoát khỏi than đá là đúng lúc. Các nhà phân tích của Carbon
Tracker cho biết, “hạm đội than” trên thế giới có thể được thay thế bằng năng
lượng tái tạo, cộng với việc tích trữ điện với mức tiết kiệm ròng hàng năm sớm
nhất là vào năm 2022. Ở Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian hơn; một ẩn số lớn là
việc có nguồn cấp vốn với chi phí hợp lý để giải quyết các nút thắt quan trọng,
chẳng hạn như xây dựng lưới điện và xây dựng các trạm, chuyển LNG nhập khẩu trở
lại thành khí đốt. Dự phòng của QHĐ-8 về hỗn hợp các nguồn năng lượng trong
tương lai của Việt Nam dự kiến sẽ bao gồm công suất 18 GW nhiệt điện than mới,
các dự án vốn hiện đã được cấp phép hoặc trong quá trình xây dựng. Các nhà máy
điện này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025, sau đó chính sách được cho là
“không có nhà máy nhiệt điện than mới”.
NQ 55 nhắc lại rằng, nhà
nước Việt Nam sẽ không còn bảo đảm cho các dự án phát điện nữa. Việc cấp vốn
cung cấp điện từ bây giờ trở đi phụ thuộc vào niềm tin của nhà đầu tư, rằng giá
điện sẽ đủ cao để bảo đảm có lợi nhuận, và do đó, đã đến lúc Việt Nam phải làm
cho có giá điện hợp lý. Giá điện VN thuộc loại thấp nhất ở châu Á, là tàn tích
của thời kỳ xã hội chủ nghĩa bao cấp cho công nghiệp nặng. Do đó, nhu cầu thì
cao còn hiệu quả sử dụng năng lượng lại rất thấp. Văn kiện của Bộ Chính trị
cũng nhấn mạnh việc phát triển thị trường năng lượng bán buôn và bán lẻ, kết
thúc vai trò của EVN như là khách hàng mua điện duy nhất ở Việt Nam.
Chế độ Hà Nội có lịch sử
không đạt được các mục tiêu phát triển điện lực gần đây. Giờ đây, chế độ này đã
nắm lấy cơ hội tốt với sự trưởng thành nhanh chóng của công nghệ năng lượng mặt
trời và năng lượng gió. Việc tiến hành lộ trình mới này thách thức các mối quan
hệ ấm cúng trong ngành năng lượng. Có thễ nói rằng mục tiêu ngầm của NQ-55 là
phá vỡ mớ hỗn độn của các chức năng chính trị, quy định và thương mại, vốn làm
vô hiệu quá sự giám sát của cơ quan quản lý. QHĐ-8 sẽ được ban hành văn bản cuối
cùng vào tháng 3 năm 2021. Với sự cổ vũ của công chúng, các nhà lãnh đạo chóp
bu của Việt Nam trong mọi biểu hiện có vẻ là đang đặt đất nước trên con đường
hướng tới một tương lai năng lượng xanh và sạch hơn.
____
David Brown là một cựu viên chức ngoại giao Mỹ đã
nghỉ hưu, hiện viết về Việt Nam đương đại và vùng lân cận. Năm 2016, ông đã viết
một loạt bốn bài riêng cho Mongabay, khám phá các mối đe doạ mà Đồng bằng sông
Cửu Long phải đối mặt và cách có thể giải quyết như thế nào.
No comments:
Post a Comment