NỘI DUNG :
Minh Anh
- RFI
.
By Helier Cheung
BBC News, Washington DC
VOA Tiếng Việt
===========================================
Minh
Anh -
RFI
Đăng
ngày: 01/06/2020 - 14:34
Nước Mỹ nổi bùng cơn giận dữ sau cái chết của
George Floyd, một người Mỹ gốc châu Phi trong một cuộc can thiệp của cảnh sát.
Các cuộc biểu tình đòi công lý, phản đối bạo lực của cảnh sát và nạn phân biệt
chủng tộc đã diễn ra tại hơn 70 thành phố lớn.
Thủ đô Washington phải
ban hành lệnh giới nghiêm trong đêm 01/6. Theo giới quan sát, hố sâu ngăn cách hai mầu đen – trắng
ngày càng thêm sâu, nhất là kể từ khi ông Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng.
Hình ảnh George Floyd, 46 tuổi một nhân viên bảo vệ bình thường cho
một quán bar nhà hàng, bị cảnh sát kẹp cổ nằm sấp dưới đất, cố thốt lên rằng “I
Can’t Breath” (Tôi không thở được) nhắc lại chính xác những gì đã xảy ra cho
Eric Garner, 44 tuổi cách đây 6 năm. Người này cũng chết ngạt do bị một cảnh
sát da trắng kẹp cổ trong một lần bị bắt giữ bất chấp 11 lần kêu gào “Tôi không
thở được”.
Đây không phải là hai trường hợp đơn lẻ. Danh sách các nạn nhân mỗi
ngày một dài, phần đông là người Mỹ gốc châu Phi, ở đủ mọi độ tuổi. Trước Nhà Trắng ở Washington, người biểu
tình hô vang khẩu hiệu “Không công lý, không hòa bình”. Những cuộc bạo động
tại hàng chục thành phố của Mỹ trong suốt một tuần qua như càng làm lộ rõ hơn nữa
những chia rẽ sâu sắc trong lòng xã hội Mỹ, theo hai mầu đen – trắng.
Celia Belin, nhà nghiên cứu thuộc Bookings Institution trên kênh truyền hình
France 5 lưu ý, sự phân hóa này đã bắt đầu từ một thập niên qua, nhất là kể từ
khi ông Barack Obama, một người Mỹ gốc châu Phi đầu tiên đặt chân vào Nhà Trắng.
Người dân Mỹ bắt đầu chọn phe Trắng hay Đen. Xu hướng này ngày càng được đẩy mạnh
hơn khi ông Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng.
Bùng nổ xã hội lần này phản
ảnh rõ có một sự cách biệt chủng tộc trong hành xử của cảnh sát, cách xử lý tư
pháp đối với người da đen. Thế nhưng, theo giới quan sát, nạn phân biệt đối xử
chưa phải là nguyên nhân duy nhất của làn sóng bất bình đó. Dịch bệnh virus
corona chủng mới hoành hành tại Mỹ khiến hơn 100 ngàn người chết như một tấm
gương phản chiếu bối cảnh xã hội nước Mỹ: Người Mỹ gốc Phi châu vẫn là những
người bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Sử gia Corentin Sellin, trên kênh truyền hình France 5 đưa ra con số
ấn tượng: Trong số cả trăm ngàn người chết vì Covid-19, người da đen chiếm
đến 23%. Dịch bệnh xảy ra, cùng với lệnh phong tỏa làm hàng triệu người Mỹ thất
nghiệp. Riêng tại bang Minnesota, nơi bùng phát bạo động xã hội, đã có đến 700
ngàn người mất việc làm. Nếu như trong tháng 2/2020, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp
nhất là 5%, thì đến đầu tháng 5, tỷ lệ này trên toàn quốc là 14,7%, và trong số
này có đến 16,5% là người Mỹ gốc châu Phi.
Không chỉ trên phương diện
sắc tộc, vụ George Floyd còn phơi bày cả những bất bình đẳng trên phương diện
chăm sóc sức khỏe. Trong số hơn 50 triệu người không có bảo hiểm y tế, có bao
nhiêu người là người Mỹ gốc Phi châu? Họ là những nhóm người có tỷ lệ mắc các
chứng bệnh béo phì, tiểu đường cao hơn những nhóm chủng tộc khác, bởi vì người
da đen tập trung một tỷ lệ đói nghèo cao nhất.
Với một thực tế về nạn bất
bình đẳng đáng báo động này, liệu tổng thống Mỹ có thể tiếp tục phớt lờ được
hay không, khi chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống Mỹ?
----------------------------------------
.
By
Helier Cheung
BBC News, Washington DC
01/06/2020
Lệnh giới nghiêm đã được ban bố tại nhiều thành phố
ở Mỹ, sau khi làn sóng bất ổn và phản đối lan rộng liên quan đến vụ một người
đàn ông da đen tên George Floyd chết khi đang bị cảnh sát khống chế.
Xe cảnh sát bị đốt
cháy ở New York. REUTERS
Hầu hết các cuộc biểu
tình khởi phát một cách ôn hòa - trong số đó có nhiều cuộc vẫn duy trì được
tình trạng như vậy. Nhưng có rất nhiều trường hợp người biểu tình đã đụng độ với
cảnh sát, đốt xe cảnh sát, phá hoại tài sản hoặc cướp bóc cửa hàng. Vệ binh Quốc
gia đã triển khai 5.000 nhân viên tới 15 tiểu bang và thủ đô Washington DC.
Các chuyên gia đã chỉ ra
những nét tương đồng của đợt bất ổn này với các cuộc bạo loạn hồi năm 2011 ở
Anh. Trong biến cố ở Anh, sau khi một người đàn ông bị cảnh sát bắn chết, biểu
tình đã nổ ra và rồi biến thành bốn ngày bạo loạn, với cảnh cướp phá và đốt nhà
diễn ra khắp nơi.
Tại sao các cuộc biểu
tình thường lan nhanh - và tại sao một số cuộc trở nên bạo lực?
Các cuộc biểu tình
thường diễn ra ôn hòa vào ban ngày. AFP
Phản đối lan rộng
khi người biểu tình có đặc điểm chung
Những sự việc như cái chết
của Floyd có thể "trở thành điểm châm ngòi bởi vì nó tượng trưng cho một
trải nghiệm rộng lớn hơn, liên quan đến số người lớn hơn nhiều, về mối quan hệ
giữa cảnh sát và cộng đồng da đen", Giáo sư Clifford Stott, chuyên
gia về hành vi đám đông và chính sách trật tự công cộng tại Đại học Keele, chia
sẻ.
Khi có bất bình đẳng về cấu
trúc thì đối đầu rất dễ xảy ra, ông nói thêm.
Giáo sư Stott đã nghiên cứu
các cuộc bạo loạn năm 2011 ở Anh một cách sâu rộng và phát hiện rằng bạo loạn
lan rộng vì những người biểu tình dù ở các thành phố khác nhau nhưng chia sẻ
các đặc điểm chung - chẳng hạn họ cùng chung sắc tộc, hoặc vì họ đều không
thích cảnh sát.
Điều này có nghĩa là, khi
cảnh sát dường như bị áp đảo, người phản đối ở các nơi khác nhau cảm thấy có
thêm quyền lực để huy động.
VIDEO
:
Một tài xế xe tải loại chở chất lỏng gây hoảng loạn
khi tăng tốc và lao vào một đám đông người biểu tình đang chặn đường cao tốc ở
Minneapolis, Minnesota, Hoa Kỳ hôm Chủ nhật (31/5).
Tài xế đã dừng ngay trước khi đâm vào một người trên
đường và những người biểu tình khác đã vây quanh chiếc xe tải và người lái xe
này sau đó lại tiếp tục cố lái từ từ qua đám đông.
Không có người biểu tình nào bị thương trong vụ việc,
nhưng người lái xe đã bị dân chúng đánh đập và sau đó đã bị cảnh sát bắt và nhập
viện với những vết thương không đe dọa đến tính mạng.
Cuộc biểu tình chặn cả hai chiều đường cao tốc I-35,
là một phần của làn sóng phẫn nộ lan rộng sau vụ việc tàn bạo của cảnh sát nhắm
vào người Mỹ da đen, được châm ngòi bởi cái chết của George Floyd sau khi một cảnh
sát da trắng đè đầu gối vào cổ anh ta khiến Floyd không thở được.
Phản ứng của cảnh
sát cũng quan trọng
Biểu tình bạo lực khó xảy
ra khi cảnh sát có mối quan hệ tốt với cộng đồng địa phương - nhưng cách họ phản
ứng với các cuộc biểu tình cũng đóng vai trò quan trọng, các chuyên gia nói.
Người biểu tình đối
đầu với cảnh sát tại Los Angeles vào thứ Bảy. EPA
Bạo loạn là một sản phẩm của sự tương tác - chủ yếu
liên quan đến cách cảnh sát đối xử với đám đông", giáo sư Stott nói.
Chẳng hạn, ông chỉ rõ,
trong một đám đông biểu tình, có khi chỉ một vài người đối đầu với cảnh sát
cũng làm khởi phát căng thẳng.
Tuy nhiên, "cảnh
sát lại thường phản ứng với đám đông như thể tất cả họ là một khối" -
và nếu mọi người cảm thấy việc cảnh sát sử dụng vũ lực chống lại họ là không
chính đáng, tâm lý "chúng ta đối đầu với chúng nó" sẽ gia tăng.
Điều này "có thể
thay đổi cách mọi người cảm nhận về bạo lực và đối đầu - chẳng hạn, họ có thể bắt
đầu cảm thấy rằng bạo lực là hợp pháp trong hoàn cảnh đó."
VIDEO :
Đã xảy ra các vụ đập phá cửa hàng và cướp đồ tại nhiều
nơi ở Hoa Kỳ.
Đây là cảnh ghi lại ở một cửa hàng đồ đạc ở Chicago,
Illinois vào hôm Chủ nhật.
Darnell Hunt, trưởng khoa
Khoa học xã hội Đại học California ở Los Angeles (UCLA), cho rằng cảnh sát ở Mỹ
đã " thêm dầu vào lửa" trong dịp cuối tuần.
"Triển khai lực lượng Vệ binh quốc gia, sử dụng
đạn cao su và bình xịt hơi cay - các chiến thuật này của cảnh sát có thể làm trầm
trọng thêm một tình huống vốn dĩ đã căng thẳng."
Hình mẫu này xuất hiện
trong các cuộc biểu tình khác trên khắp thế giới. Ví dụ, vào năm 2019, Hong
Kong đã trải qua bảy tháng biểu tình chống chính phủ, ban đầu chủ yếu là ôn hòa
nhưng sau đó ngày càng trở nên bạo lực.
Các chuyên gia chỉ ra một
loạt các chiến thuật mà cảnh sát sử dụng được coi là nặng tay - bao gồm cả việc
bắn một lượng lớn hơi cay vào người biểu tình trẻ tuổi - đã khiến người biểu
tình trở nên hung hãn và đối đầu nhiều hơn.
Giáo sư Stott lập luận rằng các lực lượng cảnh sát được đào tạo kỹ về nghiệp vụ làm
giảm căng thẳng có thể giúp tránh nguy cơ bạo lực tại các cuộc biểu tình. Ông
nêu ví dụ về một số cuộc biểu tình có thể duy trì được tính ôn hòa vào cuối tuần
- chẳng hạn như ở Camden, New Jersey, khi các sĩ quan tham gia cuộc tuần hành
chống phân biệt chủng tộc cùng cư dân.
Phụ thuộc vào tầm
quan trọng của vấn đề
Tâm lý học về đạo đức có
thể giúp giải thích nguyên nhân tại sao một số cuộc biểu tình biến thành bạo lực,
Marloon Moojiman, giáo sư trợ giảng về hành vi tổ chức tại Đại học Rice,
nói.
Ý thức đạo đức của một
người đóng vai trò cốt lõi đối với cách họ nhìn nhận bản thân, vì vậy "khi
chúng ta thấy điều gì đó là vô đạo đức, nó tạo ra cảm giác mạnh, bởi vì chúng
ta cảm thấy nhận thức về đạo đức phải được bảo vệ".
"Điều này có thể lấn
át mối quan tâm về việc duy trì không khí ôn hòa", bởi vì "nếu bạn
nghĩ rằng hệ thống bị hỏng, bạn sẽ thực sự muốn hành động quyết liệt để cho thấy
điều đó là không thể chấp nhận."
Điều này có thể áp dụng
cho một loạt các niềm tin - ví dụ, trong một trường hợp cực đoan, một người cho
rằng phá thai là hành vi phi đạo đức thì có thể dẫn anh ta tới suy nghĩ rằng việc
đánh bom một phòng khám hỗ trợ phá thai là đúng đắn, ông nói.
Nghiên cứu cho thấy các
hiệu ứng trên mạng xã hội cũng có thể khiến mọi người dễ bị bạo lực lôi kéo
hơn, nếu họ tin rằng đồng nghiệp của họ có cùng quan điểm đạo đức như họ, ông
nói thêm.
Đâu là mục tiêu của
việc cướp bóc và phá hoại?
Tại Mỹ, hàng trăm doanh
nghiệp đã bị thiệt hại khi cướp bóc đã xảy ra tràn lan ở Los Angeles và
Minneapolis vào cuối tuần qua.
Tuy nhiên, Giáo sư
Stott cảnh báo rằng mặc dù thật dễ dàng để cho rằng bạo loạn và đám đông là
"phi lý và hỗn loạn, nhưng không phải như vậy. Đối với người tham gia thì
hành động này lại có tính cấu trúc cao và có ý nghĩa".
"Ở một mức độ nào đó, cướp bóc là một biểu hiện
của quyền lực - những công dân da đen có thể từng cảm thấy lép vế trong mối
quan hệ với cảnh sát - nhưng trong bối cảnh của cuộc bạo loạn, những kẻ bạo loạn
trong giây lát trở nên mạnh mẽ vượt trội cảnh sát."
Nghiên cứu về các cuộc bạo
loạn trước đây cho thấy những nơi bị cướp bóc thường là các doanh nghiệp lớn và
việc cướp bóc "thường liên quan đến cảm giác bất bình đẳng của việc sống
trong các nền kinh tế tư bản", ông nói.
Một cửa hàng Apple
tại Los Angeles bị cướp. AFP
Giáo sư Hunt đã nghiên cứu các cuộc bạo loạn năm 1992 ở Los Angeles. Làn sóng bạo lực
nổ ra khi bốn sĩ quan cảnh sát da trắng được tha bỏng trong vụ đánh đạp người
đàn ông da đen Rodney King. Trước đó, video ghi hình vụ việc được quay lại và
phát tán.
Ông nói rằng "việc
nhắm mục tiêu, hoặc chọn lọc mục tiêu" trong các cuộc phá hoại và cướp bóc
là có một lịch sử lâu dài. "Trong các cuộc nổi dậy ở Los Angeles, bạn thường
thấy dòng chữ 'thuộc sở hữu của cộng đồng thiểu số' được vẽ trên các doanh nghiệp
thiểu số để mọi người bỏ qua."
Tuy nhiên, cả Giáo sư
Stott và Giáo sư Hunt đều cảnh báo rằng việc cướp bóc rất phức tạp - đặc biệt
là khi nhiều người có động lực khác nhau tham gia, bao gồm cả những người
nghèo, hoặc tội phạm có tổ chức.
Việc cho rằng các cuộc biểu
tình bạo lực là có mục tiêu và là hành động có ý nghĩa đối với những người tham
gia cũng có thể giải thích tại sao một số cuộc biểu tình thì có xảy ra tình trạng
cướp bóc, nhưng những cuộc biểu tình khác thì không.
Chẳng hạn ở Hong Kong,
người biểu tình đã đập vỡ cửa sổ cửa hàng, ném bom xăng vào cảnh sát và xâm phạm
quốc huy - nhưng không có sự cướp bóc.
Lawrence Ho, chuyên gia về chính sách và quản lý trật tự công cộng tại Đại học Giáo
dục Hong Kong, cho rằng điều này xuất phát từ việc những cuộc biểu tình đó được
kích hoạt bởi tình hình chính trị và sự giận dữ đối với cảnh sát, chứ không phải
do sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng xã hội.
"Hành động phá hoại
thường nhằm vào các cửa hàng được coi là có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc đại
lục," Tiến sĩ Ho nói. "Đó là nỗ lực để truyền đi một thông điệp."
Làm thế nào để
ngăn ngừa bạo lực?
Các chuyên gia về trật tự
công cộng nói rằng đối với cảnh sát, chìa khóa để ngừa bạo lực là thể hiện hành
động công chính cũng như lôi kéo người biểu tình vào các cuộc đối thoại.
"Phương sách tốt nhất
là tránh tạo ra tâm lý "chúng ta" và "chúng nó", và cố gắng
tránh cảm giác cảnh sát có thể hành động theo cách mà mọi người coi là bất hợp
pháp", giáo sư Stott nói.
Tiến sĩ Ho cũng cho rằng
đàm phán là cách tốt nhất - nhưng đồng thời chỉ ra rằng "một trong những
điều khó khăn nhất hiện nay là rất nhiều cuộc biểu tình không có lãnh đạo. Nếu
bạn không thể tìm thấy nhà lãnh đạo, bạn không thể đàm phán với họ."
Một cách tổng quát hơn,
ông nói thêm, các chính trị gia có thể làm cho vấn đề tốt lên - hoặc xấu đi - dựa
trên cách mà họ đối thoại, và liệu họ có sử dụng các luật pháp khẩn cấp hay
không.
Tuy nhiên, cuối cùng, bạo
loạn có thể là triệu chứng của căng thẳng sâu rộng và các vấn đề phức tạp vốn
không có giải pháp dễ dàng.
Giáo sư Hunt nói các cuộc bạo loạn ở Mỹ tuần này là nghiêm trọng nhất kể
từ năm 1968 - sau khi Martin Luther King bị ám sát.
"Bạn không thể nghĩ
về sự tàn bạo của cảnh sát, và hồ sơ của một số cộng đồng nhất định, mà không
xét đến sự bất bình đẳng tồn tại trong lòng xã hội và kích động những người
liên quan", ông nói.
"Vụ án George Floyd
không phải là nguyên nhân - nó chỉ là giọt nước tràn ly. Có thể nói rằng ngay cả
các vụ cảnh sát giết người cũng chỉ là triệu chứng bề nổi - nguyên nhân sâu xa là tệ nạn
thượng đẳng da trắng, phân biệt chủng tộc và những điều mà Hoa Kỳ đã không xử
lý một cách rốt ráo."
---------------------------------
VOA
Tiếng Việt
01/06/2020
Vài ngàn người đã tuần
hành tại thành phố lớn nhất New Zealand vào hôm 01/06 để phản đối việc cảnh
sát Hoa Kỳ giết chết người đàn ông da màu George Floyd, đồng thời lên tiếng phản
đối hành động chống lại bạo lực cảnh sát và phân biệt chủng tộc ở chính đất nước
họ, theo AP.
Nhiều người trên khắp thế
giới đã chứng kiến sự bất an ngày càng tăng về tình trạng bất ổn dân sự ở Hoa Kỳ
sau khi cảnh sát giết chết ông Floyd hôm 25/05 tại thành phố Minneapolis. Viên
cảnh sát này đã bị sa thải và bị buộc tội giết người.
Những người biểu tình ở
thành phố Auckland đã diễu hành đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ và hàng trăm người
khác đã tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa và đốt nến cầu nguyện ở những nơi
khác trên đất nước New Zealand, cũng theo AP.
Tại một cuộc tuần hành ở
trung tâm London, Anh, hôm 31/05, hàng ngàn người đã bày tỏ ủng hộ đối với
những người biểu tình Mỹ, họ hô lớn: “Không có công lý! Không ôn hòa!” và vẫy
những tấm bảng hiệu với dòng chữ “Còn bao nhiêu nữa?”
Biểu tình ở London
hôm 31/05/2020.
Ở những nơi khác cũng vậy,
người biểu tình bày tỏ sự đồng lòng với những người biểu tình ở Hoa Kỳ với những
thông điệp nhắm vào chính quyền địa phương.
Tại Brazil, hàng trăm người
đã phản đối tội ác của cảnh sát đối với người da đen ở các khu dân cư thuộc tầng
lớp lao động ở thành phố Rio de Janeiro. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay để
giải tán họ, và một số người biểu tình lặp lại lời của ông Floyd: “Tôi không thể
thở được.”
Ở các quốc gia độc tài,
tình trạng bất ổn ở Hoa Kỳ đã trở thành cơ hội để hạ uy tín, chỉ trích ngược lại
Hoa Kỳ. Truyền hình nhà nước Iran liên tục phát sóng những hình ảnh về
tình trạng bất ổn của Hoa Kỳ. Trong khi đó, Nga cho biết Hoa Kỳ có vấn đề
nhân quyền có hệ thống.
Truyền thông nhà nước Trung
Quốc săm soi các cuộc biểu tình ở Mỹ thông qua lăng kính của Washington về
các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong, điều mà Trung Quốc từ lâu đã
nói rằng do Hoa Kỳ khuyến khích.
Trong một bài bình luận,
Thời báo Hoàn cầu (Global Times) cho biết các chuyên gia Trung Quốc đã lưu ý rằng
các chính trị gia Hoa Kỳ nên uốn lưỡi trước khi đưa ra bình luận lần nữa về vấn
đề Hong Kong, biết rằng lời nói của họ có thể phản tác dụng.
Diễn đàn Facebook
*
LIÊN QUAN
No comments:
Post a Comment