Mấy hôm nay tôi có “lỡ dại”
comment trên tường nhà facebooker Lâm Mạnh Di về một cái fake news bác đăng với
tấm hình của ông Joe Biden “take a knee” (quỳ bằng một đầu gối), được bác cho rằng
đang “quỳ lạy” George Floyd tại tang lễ của anh. Và từ đó mạt sát hành động này
là một hành động “hèn hạ”, “trơ trẽn”. Tấm hình và thông tin này đang được rất
nhiều facebooker VN chia sẻ trên mạng
Khoan nói tới cách diễn
giải mà tôi cho là lệch lạc của người đưa tin, thật ra tấm hình này là hình ông
Biden chụp lúc đang quỳ tại nhà thờ Bethel AME ở Delaware, sau cuộc nói chuyện
với một số lãnh đạo người da đen địa phương chứ không phải trong tang lễ của
George Floyd.
Tôi “lỡ dại” là vì sau
khi chia sẻ qua lại với chủ nhà thì bị chính chủ nhà và những người theo dõi
khác vào tấn công cá nhân, và đem luôn Đảng Việt Tân ra chửi. Việc này tôi phải
xin lỗi các anh em VT vì tôi mà họ bị họa lây. Mặc dù tôi không còn trong VT.
Bức hình cùng thông tin
sai sự thật nói trên, cũng như nhiều loại tin giả khác, đang được nhiều người
trong đó có những “nhà đấu tranh”, “blogger”, “facebooker” từ trong nước đến hải
ngoại lan truyền nhanh như cô vy.
Có những người câu view để
kiếm tiền trên sự chia rẽ của cộng đồng thì quá ghê tởm nên không bàn đến ở
đây. Còn những người đang đấu tranh chống lại sự giả dối thì nên học cách truyền
tải thông tin một cách văn minh, đó là chỉ share những thông tin có nguồn đàng
hoàng. Hoặc nên kiểm chứng lại thông tin khi muốn share lại từ ai đó mà không
có nguồn. Việc kiểm chứng thông tin không khó và chỉ mất vài phút nhưng nó là một
thói quen tốt nếu chúng ta là người thường xuyên đưa tin tức và chia sẻ quan điểm
trên mạng xã hội.
Đấu tranh cho sự thật
không nên chỉ khi sự thật đó có lợi cho chúng ta. Và lại sẵn sàng truyền tải sự
giả dối cũng chỉ để bảo vệ và thỏa mãn quan điểm của bản thân.
Còn nếu vô tình “lọt bẫy”
thì nên lấy xuống và đính chính lại. Càng đẹp hơn nếu có thể gởi lời xin lỗi đến
những người theo dõi mình. Khi mình càng có nhiều người theo dõi, thì dù muốn
hay không, trách nhiệm của mình với xã hội lại càng nặng nề hơn.
Ngoài bức hình về Biden, sau đây là một số trong
nhiều các tin giả mà tôi thấy nhan nhãn trên mạng xã hội hàng ngày, được rất
nhiều người share lại.
1) Con gái Obama tham dự
các buổi họp Antifa. Với thông tin giả trên, cư dân mạng dùng đủ các từ ngữ miệt
thị và kỳ thị để nói về cô hay bố cô, làm người đọc cũng phải rùng mình.
- Sự thật: bức hình này được chụp lại từ video của sở cảnh sát San Francisco. Video là một nỗ lực của cảnh sát để tìm kiếm hung thủ trong một vụ giết người. Chẳng liên quan gì con gái Obama hay Antifa.
- Nguồn: https://vimeo.com/234583146
2) Obama khóc trong tang
lễ George Floyd. Cũng như tấm hình của Biden, hành động này của Obama bị nhiều
người cho là hành động giả dối, trơ trẽn, và Obama tiếp tục bị chửi.
- Sự thật: là hình ảnh ông Obama rơi nước mắt trong khi đọc diễn văn về bạo lực súng đạn từ bốn năm trước, lúc ông còn là tổng thống.
- Nguồn: https://youtu.be/ijFPMrptrwE
3) Những người biểu tình
mỹ đen đập phá nghĩa trang và bia tưởng niệm. Những người biểu tình nói chung
và người da đen nói riêng bị cộng đồng mạng chửi rủa vì hành động gây phẫn nộ
này.
- Sự thật: Tin về nghĩa trang có từ năm 2016, còn thông tin về bia tưởng niệm có từ 2018. Vì vậy hai sự kiện này không liên quan gì đến những cuộc biểu tình vừa rồi.
4) Đám đông cầm cờ búa liềm
biểu tình vụ George Floyd. Thông tin nhằm đẩy mạnh thuyết âm mưu về việc Trung
Cộng đứng đằng sau các cuộc biểu tình.
- Sự thật: chuyện này xảy ra vào ngày Quốc Tế Lao Động (của Cộng sản), ngày 1 tháng 5, 2020 ở Austin, Texas. Một nhóm người theo chủ nghĩa cộng sản xuống đường tuần hành. Đây là cuộc tuần hành diễn ra theo thông lệ hàng năm của họ. Sự kiện này xảy ra trước khi anh George Floyd bị giết chết nên cũng không liên quan gì chuyện biểu tình.
- Nguồn: https://tribuneofthepeople.news/…/austin-combative-may-day…/
P.S. Bạn nào còn có thấy
những fake news nào khác xin hãy chia sẻ thêm giùm trong phần comment. Tin giả
chỉ càng làm cộng đồng chúng ta chia rẽ và thụt lùi thêm thôi.
*** UPDATE (cập nhật thêm
các fake news khác được đăng trên tường nhà mình.)
5) Quan tài 4 viên cảnh
sát được phủ cờ Mỹ. Được cho rằng các cuộc bạo động vừa qua đã gây ra cái chết
cho 4 cảnh sát này.
- Sự thật: Hình này được chụp vào ngày 8 tháng 12, 2009. Bóng người trong hình là thống đốc tiểu bang Washington Chris Gregoire, sau khi đọc điếu văn cho 4 cảnh sát bị bắn chết trong một cuộc vây bắt. Sự việc xảy ra từ năm 2009 và không liên quan gì các cuộc biểu tình hay bạo loạn vừa qua.
No comments:
Post a Comment