6/04/2020 10
Comments
Chỉ còn hơn 6 tháng nữa đến
Đại hội đảng toàn quốc XIII, diễn ra đầu năm 2021, nhưng những kẻ nịnh thần đã
xếp hàng sau lưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để vận động “đề
nghị” ông ngồi thêm nhiệm kỳ nữa, hay ít nhất cũng 2 năm.
Lý do của đám tôi trung
đưa ra là đất nước cần lãnh đạo ổn định để bảo vệ đảng và chế độ theo định hướng
Xã hội Chủ nghĩa, dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Nhưng điều này cũng lộ ra dấu hiệu mất đoàn kết và không thống nhất trong
nội bộ hơn 4 triệu đảng viên.
Đám bề tôi bợ đỡ, từ một
năm qua, đã ca tụng lên tận mây xanh công lao chống tham nhũng, lãng phí trong
đảng của ông Trọng, nhưng họ lại quên, chỉ riêng trong nhiệm kỳ này (khóa XII)
đã có lối 200 cán bộ cấp cao, kể cả Ủy Bộ Chính trị Đinh La Thăng đã sa lưới vì
tham nhũng và bất lực.
Tất cả số người bị án, bị
sa thải, tước hết các chức vụ đảng đều đã qua sàng lọc bởi hệ thống cán bộ do
ông Trọng đứng đầu từ khóa XI năm 2011, nhưng không ai dám quy trách nhiệm cho
ông là người đứng đầu mà để xẩy ra như thế. Ngược lại ông đã được ca tụng là
người liêm khiết, hết lòng vì dân vì nước và có quyết tâm diệt tham nhũng mạnh
nhất từ trước tói nay.
Đảng viên, nhất là những
người có chức, có quyền, cũng đã cúi mặt làm ngơ trước thái độ đầu hàng Trung Cộng
của ông Nguyễn Phú Trọng trước các hành động lính Tầu tấn công ngư dân, tự do
đem tầu vào tìm kiếm dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và lấn chiếm
lãnh thổ ở Biển Đông.
Dù vậy, từ một năm qua,
đó đây trong đảng đã rục rịch cuộc vận động “kiến nghị” ông Trọng đừng nghỉ hưu
mà tiếp tục ở lại để chèo lái đảng đi tiếp sự nghiệp “quá độ” lên Xã hội chủ
nghĩa, dù chính ông đã bảo “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH
hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” (Tuyên bố ngày 24/10/2013 tại Hà Nội)
Quá tuổi vẫn tốt
Nhưng nhóm cán bộ, đảng
viên “nịnh Trọng” này có thật sự là những người yêu nước, hay lại là những kẻ nội
thù của một âm mưu từ Bắc Kinh muốn giữ ông Trọng để làm Việt Nam suy yếu đến mạt
vận ?
Theo Điều lệ Đảng thì ông
Trọng không thể giữ chức Tổng Bí thư qúa hai nhiệm kỳ, tổng cộng 10 năm, nhưng
Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên đã lộ ra một lối thoát mới
cho sự nghiệp chính trị cuối đời của ông Trọng, người sẽ 77 tuổi khi Khóa đảng
XIII tổ chức đại hội vào đầu năm 2021.
Trước hết, ông Diên
nói: "Tại Hội nghị Trung ương 12 vừa qua (11-14/05/2020), Ban Chấp
hành Trung ương đã thống nhất trình Đại hội XIII số lượng khoảng 200 ủy viên
Trung ương, trong đó khoảng 180 ủy viên chính thức và 20 dự khuyết. Ủy viên Bộ
Chính trị giữ như khóa XII với 17-19 người, Ban Bí thư là 12-13 người.” (theo
ZING.VN, ngày 27/05/2020).
Những con số này không có
gì đặc biệt vì cũng giống như mấy khóa trước. Có quan trọng chăng là họ đã được
bầu chọn ra sao, công bằng thế nào và liệu có ngăn được tệ nạn “lợi ích nhóm”,
“những kẻ tham nhũng” và “chạy chức chạy quyền” lọt vào Trung ương XIII” như
ông Trọng đã hô hào phải loại ?
Trong khi chờ xem công
tác chọn nhân sự đảng được ông Nguyễn Phú Trọng đề cao là “then chốt của then
chốt” sẽ ra sao, thì Trung ương 12 cũng đã đồng ý: "Ban Chấp hành
Trung ương khóa 13 sẽ có 3 độ tuổi, số Ủy viên Trung ương dưới 50 tuổi chiếm
khoảng 15 - 20%, từ 50-60 tuổi có khoảng 70%, từ 61 tuổi trở lên khoảng
10%."
Như vậy, càng già thì
càng khó được chọn vào Trung ương, nhưng Đảng lại đề ra trường hợp ngoại lệ,
theo lời ông Nguyễn Hồng Diên: "Những trường hợp đặc biệt cần thiết
phải tái cử Trung ương Khóa mới không nằm trong độ tuổi quy định thì Bộ Chính
trị, Ban Bí thư sẽ xem xét kỹ lưỡng và trình Trung ương quyết định.” (Zing.VN,
ngày 27/05/2020)
Trong danh sách Bộ Chính
trị khóa XII, có 7 người đã từ 66 trở lên gồm: Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư,
Chủ tịch Nước), Nguyễn Xuân Phúc (Thủ tướng), Nguyễn Thị Kim Ngân (Chủ tịch Quốc
hội), Trần Quốc Vượng (Thường trực Bí thư), Tòng Thị Phóng (Phó Chủ tịch Thường
trực Quốc hội, người Dân tộc Thái trắng), Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư Thành ủy
Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), và Ngô Xuân Lịch (Đại tướng, Bộ trưởng Quốc
phòng)
Nịnh trơ trẽn
Trong nỗ lực muốn kéo ông
Trọng ngồi lại đã có nhiều chiêu nịnh hót đến trơ trẽn, không biết ngượng trước
nhân quần, xã hội.
Người nổi lên cao nhất
trong đám nịnh thần này, không ai khác hơn là ông Nguyễn Hồng Diên, tân Phó Trưởng
Ban Tuyên giáo Trung Ương. Trước khi được bổ nhiệm ngày 7/5/2020, ông là Ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình.
Nhưng trong lần xuất hiện
đầu tiên trong nhiệm vụ mới trước báo chí ngày 27/05/2020, ông Diên đã phát biểu
trôi chảy và rất hăng say khi nói rằng: "Có trường hợp đặc biệt
hay không, có thì là bao nhiêu? Đây là vấn đề cán bộ đảng viên, nhân dân rất
quân tâm… bài học từ khóa XII cho thấy, nếu thực hiện một cách xơ cứng quy định
về độ tuổi thì một số ủy viên T.Ư cao tuổi sẽ không được tái cử.”
Rồi ông ca tụng không ngượng
mồm rằng: "Rõ ràng trong khóa XII, các đồng chí tái cử trong trường
hợp đặc biệt, đặc biệt là người đứng đầu của Đảng đã vững vàng đưa đất nước vượt
qua khó khăn, gian nguy. Chặng đường phía trước còn rất nhiều khó khăn, rất cần
những người lão luyện về chính trị, có kinh nghiệm để chèo lái con thuyền đất
nước, vượt qua sóng gió, nguy nan.”
Ông lưu ý cử tọa: "Thử
hình dung trong khóa XII này thôi, một số đồng chí được xem là trường hợp đặc
biệt được T.Ư khóa XI giới thiệu tại Đại hội XII đã quyết định thì chúng ta thấy
hầu hết các đồng chí thể hiện rất xuất sắc trong công việc. Đặc biệt là người đứng
đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói đến giờ này, đây là hạnh
phúc của Đảng, của dân tộc chúng ta.”
Cuối cùng ông Diên diễn
tiếp: "Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là trung tâm
đoàn kết của Ban chấp hành Trung ương để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí
thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên chúng ta đã gặt
hái được những thành quả như vậy. Không để bị thế lực phản động, thông tin thất
thiệt chia rẽ trước Đại hội.” (tin tổng hợp Báo chí Việt Nam, ngày
27/05/2020)
Trước ông Nguyễn Hồng Diện
cũng đã có Đội ngũ “nịnh Trọng” tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật ra
sách “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân
dân trong nước và bạn bè quốc tế".
Theo Cổng thông tin Chính
phủ ngày 20/06/2019 thì cuốn sách: "Dầy hơn 600 trang, gồm những
bài viết của nhiều tác giả, như bạn học thời sinh viên, đồng nghiệp, nhà báo,
hay người chỉ một lần được tiếp xúc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trong chuyến
công tác, hoặc mới chỉ biết đồng chí qua những hoạt động ở trong nước và ngoài
nước được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng,... Dù ở các cương
vị khác nhau, nhưng tất cả đều bày tỏ sự tin tưởng, ngưỡng mộ và cho rằng Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo có trí tuệ, bản
lĩnh, trong sáng.”
Nội dung còn: "Khẳng
định Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo có tư duy
chiến lược, có tầm nhìn xa và rất công tâm khi nhìn nhận, giải quyết những việc
cụ thể với sự bao dung, độ lượng, thấm đẫm tình người.
Nội dung phần thứ ba cuốn sách với tiêu đề Tình cảm
của bạn bè quốc tế. Với quan điểm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ
sở hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
có nhiều chuyến công tác nước ngoài, nhằm hiện thực hóa đường lối đối ngoại của
Ðảng, Nhà nước ta.” (theo Chinhphu.vn,
ngày 20/06/2019)
Tát nước theo mưa
Trước đó, ngày
28/01/2020, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng tự ca rằng: "Thời điểm Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khóa XIV tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước
nhiệm kỳ 2016-2021, dư luận đều hồ hởi với niềm tin Đảng, Nhà nước đã chọn được
một người xứng đáng. Trên cương vị Tổng Bí thư lãnh đạo Đảng, dẫn dắt đất nước
trong suốt 2 nhiệm kỳ Đại hội XI, XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tạo được
những dấu ấn mạnh mẽ. Một con người gần gũi, giản dị nhưng ẩn chứa bên trong là
một sự mạnh mẽ, quyết liệt.”
Còn nhớ sau khi được Quốc
hội trao thêm quyền Chủ tịch Nước ngày 23/10/2018, báo, đài nhà nước và nhiều
người tai to mặt lớn cũng đã thi đua mặc áo xếp hàng vái ông Trọng lên tận ngọn
cây.
Báo Công an nhân dân
(CAND) viết ngày 24/10/2018: "Việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng được Quốc hội nhất trí bầu giữ chức Chủ tịch nước là thể hiện đáp ứng
nguyện vọng, lòng tin của toàn Đảng, toàn dân ta.”
Báo Dân Trí cũng phù họa
theo rằng: "Hai nhiệm kỳ liên tiếp trên cương vị lãnh đạo cao nhất
của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tâm sức cho cuộc chiến chống
nạn tham nhũng. Đồng thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước trong thời điểm lịch
sử, Tổng Bí thư quyết tâm tạo chuyển biến mới, quyết liệt hơn trên mặt trận
này." (Dân Trí, 23/10/018)
Đại biểu Quốc hội Nguyễn
Ngọc Phương, tỉnh Quảng Bình nhanh nhẩu nói với báo Đảng CSVN: "Thời
gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại nhiều dấu ấn lớn, được nhân dân cả
nước tin tưởng, đặc biệt là trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực. Việc Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ
Chủ tịch nước là vấn đề mà cử tri và các đại biểu rất quan tâm và mong mỏi”
Đến phiên Ủy viên thường
trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình, Ông Đinh Trường Sơn còn hồ
hởi hơn khi cho rằng: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người được
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đánh giá cao về uy tín, sự trong sạch,
hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.” (báo ĐCSVN, 23/10/018)
Tạp chí Xây dựng Đảng,
thì viết trong số đề ngày 7/10/2018: "Việc BCH Trung ương Đảng đề
cử Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là quyết định được đồng thuận cao
trong Đảng và xã hội.”
Đến phiên ông Trung tướng
Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV,
cũng muốn lấy điểm trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 24/10/2018, khi nói rằng: "Tôi
cũng như những cán bộ lão thành khác và nhân dân luôn tin tưởng tuyệt đối ở đồng
chí. Chúng tôi tin tưởng đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ
tạo nên nhiều kỳ tích mới, đưa đất nước bước vào những trang sử sáng ngời trong
kỷ nguyên mới.”
Nhưng “kỷ nguyên mới” là ở
đâu và bao giờ mới thấy, hay đó cũng chỉ là giấc mơ hão huyền của những người
chỉ biết súng bái lãnh tụ mà quên rằng, sau nịnh hót là thời mạt vận./-
(3/6/2020)
No comments:
Post a Comment