Thảo
Ngọc
17/06/2020
Bài phát biểu của ông
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình vào sáng 15/6/2020 tại diễn đàn Quốc hội, khi
báo cáo về vụ án Hồ Duy Hải, cho thấy sự ngu ngốc và vô liêm sỉ của ông ta đến
tột cùng. Theo đó, ông Bình vẫn kết tội Hồ Duy Hải là thủ phạm sát hại hai cô
gái tại Bưu điện Cầu Voi ngày 13/1/2008.
Lập luận của ông Bình dựa
trên hai nội dung sau: “Thứ nhất, là cơ quan điều tra đã cho Hồ Duy Hải mô tả
hiện trường, thì Hải mô tả chính xác những đồ vật có tại đó. Nếu không có mặt tại
hiện trường thì không thể mô tả được”. Lý do thứ hai là Hồ Duy Hải đã nhận
tội. Cụ thể là Hồ Duy Hải đã có 25 lời khai nhận tội.
Từ đó ông Nguyễn Hòa Bình
kết luận, việc kết tội Hồ Duy Hải là không oan. Nghĩa là việc kết tội chỉ hoàn
toàn dựa vào lời khai của Hồ Duy Hải mà không hề có một bằng chứng trực tiếp và
khách quan nào, như dấu vân tay và vết máu, là những bằng chứng không thể ngụy
tạo được.
Ngược lại, mọi người đều
biết rằng, những lời khai của Hồ Duy Hải, cũng như của những tử tù oan khác, đều
là sản phẩm của sự bức cung nhục hình của các điều tra viên.
Chúng ta đã biết, phiên
tòa Giám đốc thẩm ngày 8/5/2020 đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản của vụ án hình
sự, là: “Nguyên tắc suy đoán vô tội” (Điều 13 BLTTHS 2015), và “Nguyên tắc trọng
chứng hơn trọng cung”.
Khoản 2, Điều 98, Bộ luật
TTHS năm 2015 quy định: “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm
chứng cứ duy nhất để buộc tội, kết tội”.
Video clip phát biểu của chánh án Nguyễn Hòa Bình:
Trong bài phát biểu nói
trên, ông Nguyễn Hòa Bình còn thừa nhận rằng: “Cơ quan điều tra khi khám
nghiệm hiện trường đã phát hiện cái thớt dính đầy máu nằm cạnh đầu cô Hồng, mà
do cơ quan điều tra không biết đó là hung khí gây án nên đã không thu giữ”.
Về con dao gây án, ông Nguyễn Hòa Bình nói: “Do sơ suất nên người ta đã vứt
đi“.
Điều buồn cười thể hiện sự
ngu ngốc của ông Nguyễn Hòa Bình ở chỗ, trước đó ông nói “con dao gây án do
người ta sơ ý đã vứt đi”, nhưng sau đó lại nói, khi đưa những con dao đi
mua về làm tang vật thay thế thì Hải đã nhận diện đúng con dao đã gây án!
Điều cực kỳ ngu xuẩn
trong cách biện hộ của ông Bình là, ông thừa nhận: “Cái thớt dính đầy máu nằm
cạnh thi thể cô Hồng, thì đã bị dọn đi, vì các điều tra viên không
nghĩ đó là hung khí gây án”, chắc chắn trong cái thớt có chứa dấu vân tay
và dấu máu của hung thủ. Tương tự, với con dao dùng để gây án, ung thủ hphải để
lại dấu vết, thì “vì sơ ý nên người ta đã vứt đi”.
Trong bài phát biểu, ông
Bình cũng không nhắc đến việc 4 bút lục đã bị rút ra khỏi hồ sơ vụ án: Bút lục
số 139, 140, 141, 142, là lời khai của nhân chứng Đinh Văn Còi (ông Còi khi đó
đang là công an tỉnh Long An) và ông Lê Thanh Trí. Vì 4 bút lục này đã chứng
minh Hồ Duy Hải vô tội.
***
Bài phát biểu của ông
Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đã làm nóng nghị trường Quốc hội và dư luận
trong và ngoài nước. Ngay lập tức, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã đáp trả.
Sáng 16-6, Ủy ban Tư pháp
(UBTP) của Quốc hội (QH) đã họp phiên toàn thể để thảo luận về vụ án Hồ Duy Hải, báo Pháp luật TPHCM đưa tin.
Theo đó, các thành viên của
UBTP “đã xem xét lại các vấn đề của vụ án, từ điều tra, truy tố đến xét xử,
đặc biệt là quyết định giám đốc thẩm hồi tháng 5 vừa qua của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao. Đối với phán quyết giám đốc thẩm, UBTP đã thảo luận về tính đúng
đắn, tính phù hợp pháp luật”.
Cũng theo báo Pháp luật
TPHCM, nhiều thành viên UBTP còn nhận định, “kháng nghị của VKSND Tối cao
không đề cập việc Hồ Duy Hải có oan hay không oan, mà chỉ kháng nghị về những
vi phạm tố tụng của vụ án”.
Ngoài ra, Ban Nội chính
Trung ương “cũng được giao nghiên cứu, đánh giá để tham mưu cho Ban Bí thư về
hướng giải quyết vụ án Hồ Duy Hải”.
Với quyết định của UBTP của
Quốc hội, sẽ xem xét những vi phạm tố tụng của vụ án Hồ Duy Hải, sẽ chứng minh
rằng, ông Nguyễn Hòa Bình cùng Hội đồng thẩm phán TANDTC đã vi phạm điều Điều
370, với tội danh “Ra bản án trái pháp luật” và Điều 375, tội “Làm sai lệch hồ sơ vụ án”, của Bộ luật TTHS năm 2015,
khi y án 2 phiên tòa Sơ thẩm và Phúc thẩm trước đây.
Việc ông Nguyễn Hòa Bình
và HĐTP biết rõ và thừa nhận vụ án Hồ Duy Hải, trong quá trình tố tụng đã có
nhiều vi phạm nghiêm trọng, nhưng lại cho rằng những sai phạm đó không làm thay
đổi bản chất vụ án và vẫn cố kết tội, là vi phạm Điều 370 của Bộ LTTHS, là “Ra
bản án trái pháp luật”.
Việc tiêu hủy những vật
chứng quan trọng nhất của vụ án trong đó có dấu vân tay và vết máu của hung thủ,
là cái thớt và con dao; việc rút 4 bút lục rất quan trọng ra khỏi hồ sơ vụ án;
việc một số biên bản nhận dạng không có người chứng kiến; một số biên bản ghi lời
khai, hỏi cung có sửa chữa nhưng người khai không xác nhận; lời khai đầu tiên của
bị cáo không nhận tội thì không đưa vào hồ sơ vụ án, cũng như không có trong hồ
sơ lưu trữ của cơ quan điều tra; việc chậm trưng cầu giám định vết máu, dẫn đến
sai lầm trong việc giải quyết vụ án v.v… là đã vi phạm Điều 375, tội “Làm sai lệch
hồ sơ vụ án”.
Vì vậy cần truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với ông Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình, vì đã vi phạm hai điều:
Điều 370 và Điều 375 của Bộ luật TTHS năm 2015.
Để cứu vãn nền tư pháp Việt
Nam, trước hết đề nghị Chủ tịch nước thu hồi quyết định bổ nhiệm Chánh án
TANDTC của ông Nguyễn Hòa Bình, cũng như các quyết định khác liên quan đến những
chức vụ mà ông ta đang nắm giữ, rồi Quốc hội tiến hành bãi nhiệm ông ta ra khỏi
Quốc hội, bởi theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, nói rằng, “chưa bao giờ thấy
niềm tin vào tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ”.
Với những vi phạm nghiêm
trọng như trên, thử hỏi ông Phó GSTS, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình còn có tư
cách gì để ngồi ghế Chánh án TANDTC? Ông Bình còn có tư cách gì để làm ứng viên
vào BCH Trung ương tại ĐH 13 của đảng CSVN?
---------------------------------------------
.
Tuổi
Trẻ Online
16/06/2020 13:32 GMT+7
TTO - Đa số thành viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội phát
biểu tại cuộc họp sáng nay 16-6 đã đánh giá những vi phạm trong quá trình điều
tra, truy tố, xét xử vụ án Hồ Duy Hải là nghiêm trọng, có thể làm thay đổi bản
chất vụ án.
Bị cáo Hồ Duy Hải tại
một phiên tòa - Ảnh tư liệu
Gần 12h trưa ngày 16-6,
phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thảo luận về quyết định giám
đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao diễn ra với
sự tham gia của hầu hết thành viên ủy ban, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ
Online.
Không có đại diện cơ quan
tố tụng tham gia phiên họp này.
Tại phiên họp, các thành
viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã xem xét, thảo luận và cho ý kiến về toàn bộ quá
trình tố tụng, từ điều tra, truy tố đến xét xử.
Đặc biệt, các thành viên
đã bàn, thảo luận về tính đúng đắn, sự phù hợp pháp luật của quyết định giám đốc
thẩm.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, đa số thành viên Ủy ban Tư
pháp tại phiên họp này đã đánh giá những vi phạm trong quá trình điều tra, truy
tố, xét xử vụ án là nghiêm trọng, có thể làm thay đổi bản chất vụ án.
Do đó các thành viên này kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị
xem xét lại quyết định giám đốc thẩm theo đúng thẩm quyền tại điều 404 Bộ luật
tố tụng hình sự.
Cũng theo nguồn tin, sau
cuộc họp, Ủy ban Tư pháp sẽ có báo cáo quan điểm của ủy ban về toàn bộ vụ án, bởi
ủy ban là cơ quan chuyên môn, không thể không có quan điểm.
Trước đó, tại nhiệm kỳ Quốc
hội khóa XIII, Quốc hội đã thành lập đoàn giám sát do Phó chủ tịch Quốc hội
Uông Chu Lưu làm trưởng đoàn, thực hiện giám sát về tình hình oan, sai, trong
đó có nghiên cứu một số vụ án cụ thể để phục vụ giám sát tối cao của Quốc hội,
bao gồm vụ Hồ Duy Hải.
Đoàn giám sát này đã có
báo cáo số 870 ngày 20-5-2015 về kết quả giám sát về "Tình hình oan, sai
trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại
cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật".
Trong báo cáo này, đoàn
giám sát đánh giá về vụ Hồ Duy Hải là có những thiếu sót, vi phạm dẫn đến nghi
ngờ về tính khách quan của kết luận điều tra, truy tố, xét xử.
--------------------
TTO - Trong báo cáo chính
thức gửi Quốc hội năm 2015, đoàn giám sát cho rằng có “những thiếu sót, vi phạm
dẫn đến nghi ngờ về tính khách quan của kết luận điều tra, truy tố, xét xử”
trong vụ án này.
LÊ KIÊN - TIẾN LONG
No comments:
Post a Comment