NỘI
DUNG :
VOA Tiếng Việt
.
VOA Tiếng Việt
VOA Tiếng Việt
.
Người Việt Online
============================================
.
VOA
Tiếng Việt
01/06/2020
Từ khi đại dịch Covid-19
xuất phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc lan nhanh trên khắp thế giới, nạn
kỳ thị người Á Châu lại nổi lên dữ dội sau một thời kỳ yên ắng. Cùng với số ca
nhiễm tăng vọt – giờ đã vượt qua con số 6 triệu ca trên toàn cầu, đi kèm với số
tử vong ngày càng tăng, nạn kỳ thị người gốc Á cũng lan nhanh, theo truyền
thông Hoa Kỳ.
Hồi tháng Ba 2020, cơ
quan FBI cảnh báo về nguy cơ gia tăng các tội hình sự vì hận thù sắc tộc mà nạn
nhân là người gốc Á.
Theo báo Time, các dữ liệu
cho thấy nguy cơ đó là có thực. Tờ báo dẫn lời thám tử Annette Shelton của Sở cảnh
sát New York, cho biết tất cả 15 tội hình sự vì hận thù sắc tộc mà toán đặc nhiệm
của NYPD đã điều tra đều nhắm vào người gốc Á.
Từ giữa tháng 3 đến nay,
trên khắp nước Mỹ đã có hơn 1.800 vụ phân biệt đối xử vì Covid-19 được báo cáo
lên trang "Stop AAPI H
Jessica Wong (trái)
và Jenny Chiang (giữa) từ Massachusetts và cô Sheila Vo, từ Boston sát cánh
trong một cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc ngày 12/3/2020 tại Boston. (AP
Photo/Steven Senne)
Người Mỹ gốc Á là
ai?
Theo cuộc kiểm kê dân số
mới nhất, ước lượng có 20 triệu người gốc Á sinh sống ở Hoa Kỳ, chiếm khoảng 6%
dân số. Con số này bao gồm các công dân Mỹ gốc Á, và cả những người đến từ Nam
Á (Ấn Độ, Pakistan ..) và Đông Nam Á đang theo học hoặc làm việc tại Hoa Kỳ.
Họ thuộc nhiều nguồn gốc
sắc tộc khác nhau và tới nước Mỹ từ nhiều quốc gia, trong những hoàn cảnh rất
khác biệt.
Rất nhiều người là di dân
sinh ra ở nước ngoài, có nhiều người đến nước Mỹ trong tư cách tị nạn như người
Việt Nam sau năm 1975, nhưng con cái họ sinh ra tại Hoa Kỳ. Bên cạnh đó có nhiều
người như người Mỹ gốc Nhật Bản, đã sinh sống tại Hoa Kỳ trong nhiều thế hệ.
Ngoài ra, mỗi năm còn có
khoảng 3 triệu du khách từ Trung Quốc tới thăm Hoa Kỳ.
Bất kể họ là thuộc thành
phần nào, họ vẫn là nạn nhân bị kỳ thị, hay phân biệt đối xử vì những thành kiến
đối với người Á Châu mà nguyên do là vì virus Covid-19, mà TT Trump thường gọi
là 'virus Trung Quốc.
Giáo sư Evan Gerstmann giảng
dạy môn Khoa học Chính trị tại Đại học Layola Marymount ở California, nói điều
oái ăm là ngay cả các bác sĩ, y tá, chuyên viên y tế, ngày đêm chống dịch ở tuyến
đầu, cũng không thoát khỏi bị kỳ thị.
Hành động kỳ thị
Giáo sư Gerstmann nói những
hành động kỳ thị xảy ra dưới nhiều hình thức, từ sách nhiễu bằng những lời lời
lẽ kỳ thị, cho tới các cuộc tấn công gây thương tích. Và những vụ tấn công đó xảy
ra tại nhiều thành phố trên khắp nước.
Tại New York, một phụ nữ
bị 3 thiếu nữ vị thành niên tấn công trên một xe buýt. Ở California, một học
sinh trung học bị hành hung phải đưa vào bệnh viện điều trị, ở Texas, một gia
đình 3 người bị một người đàn ông đâm, vì ‘tưởng họ là người Hoa, lây virus
Covid-19 cho người khác’.
Tại khu vực quanh San
Francisco, một phụ nữ bị bắt giữ vì bị tình nghi đã gửi mẫu giấy viết tay tới
nhiều gia đình gốc Á, đề nghị họ nên lập tức rời khỏi nước Mỹ.
Hãng tin AP trích dẫn nội
dung của một thông điệp:
“Nếu ông/bà sinh ra ở một
nước khác, thì hãy lập tức, khẩn cấp về nước đi.”
Và câu kết: “Một người Mỹ,
da trắng, can đảm, đang phục vụ đất nước Hoa Kỳ này, sẽ sống tại căn nhà này.”
Thủ phạm là Nancy Arechiga, 52 tuổi, bị bắt cùng với tang vật là một túi
đeo vai trong đó có chứa những mẫu giấy với nội dung tương tự.
Bà Arechiga được tới nhà
tù quận Alameda để làm thủ tục điều tra phạm tội hình sự vì hận thù sắc tộc.
Bà được tại ngoại hầu tra
cũng nhờ các nhà tù không muốn có tù nhân vì dịch Covid-19.
Một phụ nữ người Mỹ gốc Á
nói với đài truyền hình KGO nói gia đình bà đã “ớn lạnh cả xương sống” khi đọc
được một thông điệp tương tự, dán lên trên một thân cây trong khu phố.
Tại thành phố Seattle hồi
đầu tháng 5 vừa qua, một người gốc Á bị một người đàn ông xô và hành hung.
Bạo động chống lại người
Mỹ gốc Á, và di dân gốc Á, du sinh gốc Á theo học tại Hoa Kỳ đã tăng rõ rệt
trong đại dịch Covid-19. Sự ác cảm đối với Trung Quốc trong một bộ phận dân
chúng tăng cao, và một số nhà phân tích lo ngại là các cộng đồng gốc Á phần nào
đã trở thành vật tế thần vì những tình cảm bài Hoa, vì người Mỹ không phân biệt
được giữa người Trung Quốc và những người gốc Á khác.
Đóng góp to lớn của
người gốc Á trong khủng hoảng Covid
Giáo sư Gerstmann nói thực
ra, người Mỹ gốc Á và di dân gốc Á tại Hoa Kỳ xứng đáng được vinh danh về vai
trò của họ trong cuộc khủng hoảng Covid-19.
Ông lưu ý rằng người gốc
Á chiếm một tỷ lệ rất cao trong đội ngũ các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống
Covid-19, 17% các bác sĩ là người Á châu, 9% là trợ lý bác sĩ và 10% y tá là
người gốc Á.
Giáo sư Gerstmann nói người
Châu Á và công dân Mỹ gốc Á còn đi tiên phong trong công cuộc tìm kiếm một vắc-xin
chống dịch Covid-19. Ngay trong lúc này, một trong những nỗ lực tìm vắc-xin có
nhiều hứa hẹn nhất đang được tiến hành tại Trường Y khoa Đại học Pittsburgh.
Hôm 2/4, đại học
Pittsburgh loan báo triển vọng phát triển một vắc-xin chống SARS-CoV-2. Viện đại
học này cho biết là khi được thử nghiệm trên loài chuột, “vắc-xin sản xuất các
kháng thể đặc biệt chống SARS-CoV-2, đủ để vô hiệu hóa con virus.”
Hai tác giả có tên trong
nhóm dẫn đầu công trình này là 2 tiến sĩ gốc Á: Eun Kim và Shaohua Huang.
Nhưng ngoài lĩnh vực y
khoa, người gốc Á còn chiếm một tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động công nghệ
cao, và trong tình hình trường học, công sở, doanh nghiệp đóng cửa, chuyển sang
sinh hoạt online, Giáo sư Gerstmann nói chưa bao giờ sự đóng góp của người Á
châu và người Mỹ gốc Á lại quan trọng hơn như lúc này.
-----------------------------------------------------
.
VOA Tiếng Việt
03/06/2020
Khi làn sóng biểu tình
quét qua khắp nước Mỹ liên quan tới cái chết hôm 25/5 của một người đàn ông da
đen khi ông này bị một cảnh sát da trắng khống chế, các vụ bạo động cũng bùng
lên ở các thành phố lớn kèm theo những hành động đập phá, cướp bóc các cơ sở
kinh doanh, trong đó có những cửa hàng do người Việt Nam làm chủ.
Một người biểu tình
chạy ngang qua những xe hơi và tòa nhà đang bốc cháy trên Đại lộ Chicago, ở St.
Paul, bang Minnesota, ngày 30 tháng 5, 2020.
Trong một số những vụ việc
thu hút sự chú ý, các bản tin tiếng Anh trên truyền thông địa phương trong những
ngày qua đưa tin về việc Nhà hàng Việt Nam Saigon Bay bị thiêu rụi trong một cuộc
biểu tình bạo động hôm thứ Bảy tuần trước ở thành phố Tampa, thuộc bang
Florida.
Trên Facebook, một chủ tiệm
làm móng ở thành phố Chicago, bang Illinois, chia sẻ một đoạn video quay cảnh
tượng tan hoang trong tiệm của ông, với các cửa kính bị đập nát và các chai nước
sơn bị cướp bóc gần hết, thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ và những lời an ủi từ
những người ủng hộ.
Tại thành phố St. Paul,
bang Minnesota, một khu kinh doanh của người Việt bị nhắm mục tiêu khi một số
cá nhân lợi dụng các cuộc biểu tình để đập phá và hôi của tại nhiều cửa hàng.
1’55 “Cũng may mắn là người
Việt Nam mình không bị nặng, đa số là họ đập phá các cửa hàng lớn như Target,”
ông Thomas Tân Cao, chủ tịch cộng đồng người Việt ở Minnesota, nói.
Trong một cuộc phỏng vấn
trước đó với VOA, một chủ tiệm chuyên bán trang thiết bị cho ngành làm móng cho
biết khu thương xá Kim Hùng của người Việt nơi bà đặt cửa tiệm “bị đập banh hết.”
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh
nói may mắn là tiệm của bà không bị thiệt hại gì, nhưng một số cửa hàng trên đường
chính bị đập phá và phóng hỏa, khiến cảnh sát không có đủ lực lượng để điều tới
bảo vệ những tiệm nhỏ như tiệm của bà.
Trên trang Facebook của Cộng
đồng Người Việt Minnesota, một dịch vụ chuyên lau dọn do người Việt làm chủ, đề
nghị cung cấp dịch vụ này miễn phí cho những cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng.
Ông Nam Nguyễn, chủ sở hữu
Brady’s Cleaning Services ở thành phố Minneapolis, cho biết đã có bốn doanh
nghiệp liên lạc với ông về lời đề nghị này, trong đó có một tiệm làm móng và một
văn phòng kinh doanh do người Việt làm chủ.
“Người ta khổ quá, bị đập
phá không có lí do gì cả. Mình không muốn lấy tiền của người ta, chỉ muốn giúp
vì lòng tốt thôi,” ông giải thích.
Các vụ đập phá và cướp
bóc diễn ra trong bối cảnh nhiều cơ sở kinh doanh mới bước ra khỏi giai đoạn
phong tỏa kéo dài vì đại dịch COVID-19, vốn đã khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng
và các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến cho khách hàng và doanh số sụt giảm
mạnh.
Sự sợ hãi và lo lắng giờ
đang bao trùm hoạt động kinh doanh của một số cơ sở do người Việt làm chủ, đặc
biệt là ở các thành phố lớn, nơi chứng kiến nhiều vụ bạo động trong những ngày
qua.
Bảy ngày liên tiếp, tính
tới tối 1/6, tình hình bất ổn vẫn còn căng thẳng trên khắp nước Mỹ kể từ cái chết
của người Mỹ gốc Phi tên là George Floyd tại thành phố Minneapolis, bang
Minnesota.
Hơn 20.000 Vệ binh Quốc
gia đã được điều động tại 29 bang để đối phó với những vụ bạo động.
Biểu tình nổ ra và lan rộng
cả nước sau khi các đoạn video quay trên điện thoại di động lan truyền rộng rãi
trên internet cho thấy ông Floyd, 46 tuổi, thở hổn hển và liên tục rên rỉ, “Làm
ơn, tôi không thở được,” trong khi ông bị cảnh sát khống chế bằng cách đè đầu gối
lên cổ.
Cảnh sát Derek Chauvin,
người bị ghi hình quỳ g
ối trên cổ ông George
Floyd, đã bị truy tố về tội giết người cấp độ ba và tội ngộ sát.
Ông Chauvin và 3 cảnh sát
tại hiện trường đã bị Sở Cảnh sát Minneapolis sa thải hôm 26/5. Thành phố cho
biết tên của ba cảnh sát kia là Thomas Lane, Tou Thao và J Alexander Kueng.
---------------------------------------------------------
VOA Tiếng Việt
02/06/2020
Một số người Việt làm ăn
nhỏ ở Minnesota đã chứng kiến những đoàn người vào các cơ sở kinh doanh đập
phá, cướp bóc và có người đã phải tự dùng vũ khí chống trả trong bối cảnh được
mô tả là ‘không có chính quyền’, theo tìm hiểu của VOA.
Kể từ ngày thứ Năm 28/5,
các cuộc biểu tình ‘Tôi không thể thở’ (I can’t breath) đã bùng phát trên các
thành phố lớn ởkhắp nước Mỹ để phản đối bất bình đẳng chủng tộc và nạn cảnh sát
sử dụng vũ lực thái quá. Mọi chuyện bắt đầu với cuộc biểu tình ôn hòa sau cái
chết của một người đàn ông da đen, George Floyd, trong lúc ông này bị cảnh sát
khống chế tại Minneapolis hôm thứ Hai 25/5 vừa qua.
Một số các cuộc biểu tình
này sau đó đã trở thành bạo động khi người biểu tình tấn công cảnh sát. Có nơi
đã xảy ra tình trạng đốt phá, cướp bóc và hôi của trong khi nhiều bang của Mỹ
đang thận trọng mở cửa trở lại sau thời gian chống chọi với dịch bệnh virus
corona.
Đêm kinh hoàng
Ở St. Paul, thủ phủ của
bang Minnesota và là thành phố ‘song sinh’ (twin cities) với Minneapolis, cộng
đồng tiểu thương người Việt ở đây đã có một buổi tối kinh hoàng vào đêm 28/5.
Siêu thị Little Saigon của
ông Sỹ Nguyễn nằm ngay trung tâm St. Paul cũng là một trong những nơi bị những
kẻ hôi của nhắm đến nhưng may mắn không bị thiệt hại nhờ sự chống trả của chủ
tiệm.
Ông Sỹ cho biết ông ‘đã
dùng súng’ để răn đe những kẻ tấn công. “Chúng tôi không nổ súng, nhưng chúng
tôi cầm trong tay vũ khí để nói rằng nếu tụi bây dám xông vào thì tao sẽ bắn,”
ông nói.
“Tôi đã được huấn luyện
và được phép mang súng bên người. Tôi biết cách sử dụng, biết khi nào nên bắn
và khi nào không nên bắn,” ông phân trần.
Nhờ ông quyết định ở lại
kháng cự để giữ gìn tài sản nên ‘nhóm hôi của chạy đi’ trong khi ‘tất cả các tiệm
khác đều bị vô đập phá và có tiệm còn bị đốt’.
Khi được hỏi tại sao
không kêu cứu cảnh sát, ông Sỹ nói: “Ai sống trong cảnh này mới biết. Giờ đó nó
hỗn loạn, không có chính quyền.”
“Chúng tôi gọi 911 tới
cháy máy nhưng không có ai bắt. Tất cả các đường dây cảnh sát đều bị cúp hết,”
ông nói thêm và cho biết rằng ‘cảnh sát bị quá tải’.
“Họ lo bảo vệ cho những
chỗ lớn, còn những tiệm nhỏ như mình đều không có sự bảo vệ.”
“Hầu hết các chủ tiệm
khác đều bỏ đi hết không dám ở lại. Tất cả nhân viên cũng khuyên tôi nên về nhà
đi. Nhưng tôi thấy tụi nó ăn hôi những tiệm kia. Tôi nghĩ tài sản của mình mình
đã làm, đã dành dụm biết bao nhiêu năm nay sao lại để bị cướp được.”
Ông Sỹ nói do ông ‘đã từng
vượt biên thoát khỏi chế độ cộng sản nên ông không còn sợ gì nữa’.
Theo lời kể của ông thì
đêm hôm đó ông đã ‘ở lại giữ tiệm sáng đêm’ và ‘kêu gọi bạn bè và nhân viên của
ông ai có gan ra giữ tiệm cùng ông và được trả tiền theo giờ’.
“Tụi tôi có dí tụi nó
(nhóm hôi của) chạy xa tiệm của mình. Những người hàng xóm xung quanh thấy vậy
họ cũng cầm gậy bóng chày ra khỏi nhà giúp tôi,” ông kể.
“Nếu bị trận này tôi nghĩ
chắc mình sẽ bị phá sản,” ông phân trần. “Bảo hiểm sẽ bồi thường nhưng mà công
việc kinh doanh sẽ bị gián đoạn vài ba tháng. Còn nếu không may mà bị nó đốt
thì phải nghỉ đến hai năm.”
Về tình hình hôm 28/5,
ông Sỹ cho biết ‘lúc đầu có người biểu tình ôn hòa, hô khẩu hiệu’ nhưng sau đó
đám đông chuyển sang đập phá.
“Hầu như tụi nó đi trên
ngàn người để hôi của. Hầu như tụi nó không phải là biểu tình. Không có lãnh đạo,
không có biểu ngữ gì hết. Tụi nó đi trên xe tải chở người (pick-up truck), khoảng
5-10 đứa ngồi trên đó la hét. Rồi nó muốn vào chỗ nào thì ngừng lại, ào vô, lấy
xà beng cạy cửa rồi ào vô hôi của. Hết nhóm này xong đến nhóm kia. Một tiệm có
thể bị hôi của cả chục lần,” ông Sỹ thuật lại với VOA.
Nơm nớp theo dõi
tin tức
Ông Sỹ cho biết đến ngày
hôm sau, tức 29/5, tình hình ở St. Paul có yên tĩnh hơn vì các cuộc biểu tình tập
trung ở Minneapolis, nơi khởi phát vụ việc, nhưng ‘vẫn còn những thành phần đi
vào hôi của tiếp những cửa tiệm đã bị đập phá ngày hôm trước’.
“Chúng tôi đi vòng vòng
con đường buôn bán chính thấy tụi nó vô hôi không còn sót lại thứ gì,” ông cho
biết.
Hiện tại, ông đã cho đóng
ván dày khắp mặt trước cửa tiệm để phòng trường hợp bị đập phá lần nữa.
Đến thứ Hai ngày 1/6, chợ
của ông Sỹ đã mở cửa trở lại nhưng ‘mở trễ, đóng sớm’. Ông sẽ theo dõi tin tức
xem đoàn biểu tình đi đến đâu và tùy vào tình hình để quyết định sẽ đóng hay mở,
ông cho biết.
“Lúc này đã có vãn hội trật
tự, đã có quân đội can dự. Nên nếu có gì thì có thể gọi họ đến bảo vệ,” ông
nói.
“Bà con cũng sợ. Họ hối hả
đi chợ cho nhanh rồi về,” ông cho biết về tình hình kinh doanh tại siêu thị
Little Saigon mà ông làm chủ.
Theo lời ông thì sau mấy
chục năm sống ở Mỹ đây là ‘lần đầu tiên ông bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng
bạo loạn và cướp bóc như thế’. “Trước đây tôi chỉ nghe qua tin tức thôi,” ông
nói.
Ông Sỹ nói ông ủng hộ biểu
tình đòi công lý và bình đẳng, nhưng ‘chống lại những kẻ lợi dụng biểu tình để
bạo loạn và hôi của.’
Ông cho biết hôm Chủ nhật
ngày 31/5, ở St Paul đã có cuộc biểu tình của cả chục ngàn người ‘nhưng rất ôn
hòa, có cảnh sát dẫn đường ở phía trước, đi rất trật tự, có biểu ngữ đàng
hoàng, hô vang khẩu hiệu’.
“Trong thời điểm này, họ
quên Covid đi,” ông nói và cho biết ‘có khoảng 60% người biểu tình đeo khẩu
trang’.
Ông nói bạo động chỉ kéo
dài trong thời gian ngắn rồi sẽ hết, trong khi đó Covid-19 đối với ông ‘đáng sợ
hơn nhiều’ vì ngày nào ông cũng phải ra chợ buôn bán và tiếp xúc hàng trăm người.
‘Bị đập banh hết’
Cũng tại St. Paul, bà
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, chủ tiệm Twin Cities Nail Supplies chuyên bán trang thiết
bị cho ngành làm móng, cho biết khu thương xá Kim Hùng của người Việt nơi bà đặt
cửa tiệm ‘bị đập banh hết’.
“Đập xong rồi tụi nó 5-7
người vô cùng một lúc. Tụi nó gỡ từng cái tivi rồi lấy đi hết. Có tiệm bán điện
thoại tụi nó vô lấy điện thoại đi hết,” bà kể.
Bà cho biết lúc đó bà
khóa cửa tiệm lại và đứng ở bên trong giữ tiệm. Bà có gọi cho cảnh sát nhiều lần
‘nhưng không có ai tới’.
“Ở chỗ đường chính bị đập
phá quá nhiều, họ đốt tùm lum nên cảnh sát lo ở trên kia. Tiệm tôi nhỏ quá lại ở
dưới này nên cảnh sát không có đủ lực lượng xuống bảo vệ cho mình,” bà nói và
cho biết tiệm của bà không bị cướp nên cũng không thiệt hại gì.
“Do sợ quá nên ai cũng bỏ
chạy. Tôi tiếc của nên ngồi lại. Nếu mà tụi nó có vô tiệm tôi đi nữa thì tôi
cũng van xin chứ biết làm sao,” bà nói.
Bà Hạnh dự tính ngày 1/6
là ngày đầu tiên mở cửa trở lại kinh doanh sau thời gian nghỉ tránh dịch, nhưng
giờ đây bà ‘cũng không dám mở cửa mà khách cũng không dám tới’. “Cái thứ nhất bị
dịch mình chưa được mở cửa rồi bây giờ lại đến bạo loạn này nữa,” bà than thở.
“Đập phá kiểu này thì ai
cũng sợ và hoang mang hết,” bà Hạnh nói thêm.
Theo mô tả của bà thì những
người đi hôi của ‘chỉ là nhập chung vào đoàn người biểu tình nhưng không phải
đi biểu tình mà dường như chủ ý là đi lấy đồ, đi ăn cướp’.
“Biểu tình thì tôi đồng ý
nhưng tôi không đồng ý vì vụ này mà đập này đập nọ. Bạo lực không giải quyết được
vấn đề. Chỉ tội nghiệp cho người dân và các doanh nghiệp nhỏ,” bà cho biết lập
trường của mình về cuộc biểu tình ‘Tôi không thể thở’.
Khác với ông Sỹ, bà Hạnh
nói bà sợ bạo loạn hơn dịch bệnh.
“Dịch bệnh mình đã mất rất
nhiều, nhưng mình sẽ an toàn hơn nếu mình nghe lời chính phủ, biết ở nhà để tự
bảo vệ mình. Còn bạo loạn thì không biết sống chết lúc nào,” bà giải thích.
Bà Hạnh cũng lên án sự kỳ
thị đối với người da màu và nhận xét là ‘có tình trạng này’ ở Mỹ.
Tuy nhiên bà nói rằng ‘nếu
mình làm đúng luật lệ thì hổng ai kỳ thị mình, chỉ khi mình làm sai người ta mới
kỳ thị’.
------------------------------------
Người Việt
Online
June 2, 2020
HOUSTON, Texas (NV) – Hàng chục ngàn người dân thành phố
Houston đã kéo xuống trung tâm thành phố này để cùng tham dự một cuộc tuần hành
đầy xúc động nhưng cũng ôn hòa để tưởng nhớ đến ông George Floyd, người chết
khi bị cảnh sát Minneapolis bắt giữ gần đây.
Đám đông tham dự cuộc
tập họp tại tòa thị sảnh Houston sau cuộc tuần hành tưởng nhớ ông George Floyd.
(Hình: Sergio Flores/Getty Images)
Theo bản tin của đài truyền
hình địa phương KHOU-11 thì ban tổ chức ước tính có khoảng 60,000 người tham dự
cuộc biểu tình tuần hành từ Discovery Green đến tòa thị chánh thành phố
Houston.
Con số tham dự đông đảo đến
nỗi rất nhiều người ở phía sau không đến kịp tòa thị chánh để tham dự cuộc tập
họp.
Nguồn tin từ ban tổ chức
và giới chức công lực nói rằng không có báo về vấn đề gì trầm trọng, ngoại trừ
thời tiết nóng bức và ẩm thấp khiến một số người ngã gục trên đường vì bị trúng
nắng.
Vào lúc 3 giờ chiều, trước
khi cuộc tuần hành đến tòa thị chánh khởi sự, Rapper Bun B, người đứng ra tổ chức
cuộc tập họp này đã kêu gọi đám đông cùng quỳ xuống trong 30 giây để mặc niệm
ông George Floyd.
“Chúng ta sẽ đổ mồ hôi
ngày hôm nay… nhưng chúng ta sẽ không đổ một giọt máu nào ở Houston, Texas,”
theo lời ca sĩ nhạc rap này, khi kêu gọi có cuộc biểu tình ôn hòa.
Cảnh sát trưởng Houston
cùng các giới chức cao cấp thuộc sở cảnh sát thành phố đã bày tỏ sự đoàn kết với
người tuần hành bằng cách cùng quỳ xuống với họ.
Ban tổ chức sau đó hướng
dẫn mọi người tham dự có lời cầu nguyện cho gia đình ông Floyd, người biểu tình
và các nhân viên công lực.
Ban tổ chức ước
tính có 60,000 người tham dự cuộc tuần hành ở Houston hôm Thứ Ba, 2 Tháng Sáu.
(Hình: AP Photo/David J. Phillip)
Tại tòa thị chánh Houston,
đám đông gồm đủ mọi thành phần, màu da, lứa tuổi, đã cùng nghe khoảng một chục
diễn giả, gồm cả các nhân vật tranh đấu dân quyền lão thành, Dân Biểu Sheila
Jackson Lee, Thị Trưởng Turner, và gia đình thân nhân của ông George Floyd.
Dân Biểu Sheila Jackson
Lee được sự hoan nghênh nhiệt liệt của đám đông khi loan báo sẽ đưa ra một dự
luật mang tên của ông George Floyd nhằm cải cách các cơ quan cảnh sát ở Mỹ, bắt
đầu từ tiến trình tuyển mộ học viên vào các học viện cảnh sát.
Bà Sheila nói: “Đây là
lúc phải có sự thay đổi cách mạng nhằm tôn trọng phẩm giá của tất cả chúng ta,
bất kể màu da là gì.”
Chỉ ở Houston mới
thấy có người cưỡi ngựa đi biểu tình.(Hình: Sergio Flores/Getty Images)
Một số thân nhân của ông
Floyd, gồm cả các người anh em của ông, đã ngỏ lời cám ơn đám đông đến tham dự
và kêu gọi có cuộc phản kháng ôn hòa.
“Người ta đang muốn chúng
ta hành xử như những kẻ điên khùng. Tôi không muốn thấy có bạo động. Việc bạo động
làm xấu hổ tất cả chúng ta, không chỉ làm ô danh ông Floyd. Tầm mức quan trọng
của sự việc này vượt lên hơn cả người anh của chúng tôi. Chúng ta đều có con nhỏ.
Chúng sẽ lớn lên. Rồi sớm muộn gì chúng cũng sẽ hỏi ‘Rồi sẽ tới lượt ai?” theo
lời một người em của ông Floyd.
Đám đông biểu tình ở
Houston. (Hình: Trae Tha Truth)
Cuộc tập họp chấm dứt
cũng bằng một lời cầu nguyện và sau đó đoàn biểu tình đi ngược lại khu vực
Discovery Green.
Tuy nhiên, đến khoảng 7
giờ 20 phút tối, giờ địa phương, vẫn còn có các đám đông tụ tập ở trung tâm
thành phố Houston khiến Thị Trưởng Sylvester Turner phải dùng Twitter kêu gọi họ
là hãy về nhà. (V.Giang)
------------------------------------
No comments:
Post a Comment