NGÀY
09/06/2020
BÀI MỚI
*
*
·
VNTB – Hoa Kỳ chiến với Trung Quốc trên mặt trận nào?
(VNTB) - Hiếu Linh (VNTB) – Ảnh
hưởng của Hoa Kỳ và Tây Âu trên thế giới đang giảm dần khi đồng tiền Trung Quốc
che mắt nhóm lãnh đạo trước đó. Sự suy giảm ảnh hưởng càng trở nên trầm trọng
hơn khi Trung Quốc kết nối với hàng chục quốc gia ở châu Á, châu Âu và châu Phi
qua Sáng kiến Vành đai và con đường. Tổng thống Donald Trump đã nhận diện ra điều
đó qua hai khía cạnh. Thứ nhất, trong lĩnh vực thương mại mà Hoa Kỳ thâm hụt và
đòi hỏi Trung Quốc phải nhượng bộ. Thứ hai, cáo buộc Trung Quốc sơ suất trong
việc khắc phục sự khởi đầu của đại dịch virus corona (Covid-19) bắt đầu ở Vũ
Hán, thành phố thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hai khía cạnh này chỉ là mục
tiêu trung gian. Mục tiêu cuối cùng là phá nát Trung Quốc để không trở thành đối
thủ cạnh tranh như Nga ngày nay. Thông qua gia tăng áp lực quân sự và nâng nhiệt
không khí chống Trung Quốc ở Đông Nam Á.
·
VNTB – Bảo vệ tự nhiên là bảo vệ quyền con người (VNTB) - Long Thành (VNTB) – Quyền con người không
thể được hưởng nếu không có môi trường an toàn, sạch sẽ và lành mạnh và bền vững.
Quản trị môi trường bền vững không thể tồn tại mà không ứng dụng và tôn trọng
quyền con người. Vào cuối năm 2018, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình
Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã ban hành một báo cáo về tác động của thiệt hại
môi trường đối với sức khỏe con người và tình trạng tử vong xảy ra ở hầu hết
các nơi trên thế giới. Tử vong do thiệt hại môi trường được gọi là bệnh không
lây nhiễm. Thời điểm đó WHO tuyên bố, có 23% số ca tử vong toàn cầu liên quan đến
các tác động và thiệt hại môi trường, với tổng số 12,6 triệu ca tử vong mỗi
năm. Tử vong lan rộng khắp sáu khu vực, trong đó Đông Nam Á xếp hàng đầu với
3,8 triệu trường hợp, trong khi ở Mỹ là 847.000 trường hợp
·
Việt Nam : Giữ đồng bằng sông Cửu Long nhờ phát triển bền vững
và nhân lực (RFI) - Thu Hằng - Tháng 04 và
05/2020, đồng bằng sông Cửu Long trải qua mùa hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài
nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, thiệt hại về mùa màng không lớn bằng đợt hạn
2016 do người dân và chính quyền địa phương đã rút được bài học và chuyển đổi một
số diện tích cây trồng, theo nghị quyết số 120/NQ-CP Về Phát triển bền vững đồng
bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, có hiệu lực từ ngày
17/11/2017. Nghị quyết này đã giúp tháo gỡ về mặt chính sách cho Việt Nam, theo
nhận định của tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn Mekong,
khi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến nguồn
nhân lực và sự phối hợp giữa các nước trong vùng để có thể bảo đảm tương lai bền
vững cho khu vực sông Mêkông.
·
VNTB – Tình trạng sang chấn tâm thần trong giới bất đồng chính
kiến (VNTB) - Diễm My (VNTB) – Một
hiện trạng đáng lo ngại trong giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam là nhiều
người trong số họ đang rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Trong một trạng thái
trên Facebook cá nhân bà Nguyễn Thuý Hạnh chia sẻ “bao lần chìm trong lo âu và
tuyệt vọng, muốn tìm đến cõi vĩnh hằng. Song bổn phần và trách nhiệm níu tôi ở
lại.” Thời gian gần đây, bà liên tục bị lực lượng an ninh Hà Nội canh giữ. Một
diễn biến khác, mẹ cô Phạm Đoan Trang, người dẫn dắt NXB Tự Do trên con đường tự
do in ấn, xuất bản vừa bị nhân viên an ninh Hà Nội ‘gài’ khi ký xác nhận con
gái bà đã “làm ra, tàng trữ, phát tán tài liệu chống nhà nước”. Cô Phạm Đoan
Trang đã rời bỏ Hà Nội đi tạm lánh tại một tỉnh thành Việt Nam vì “không thể sống
nổi trong sự rình rập, kiểm soát chặt chẽ đến khó thở của cơ quan an ninh”.
·
NXB Tự Do: “Hiểm nguy, nhưng không ai trong chúng tôi muốn dừng
lại” (RFA) - Tuấn Khanh - Khởi đầu,
có vẻ như Nhà xuất bản Tự Do (NXB) chỉ là nơi ấn hành các tác phẩm muốn được đến
tay công chúng, mà không cần sự cho phép nào của hệ thống kiểm duyệt. Thế rồi,
những diễn biến dồn dập trong năm 2019, đã đẩy Nhà xuất bản Tự Do vào vị trí tự
bảo vệ sự sống còn của mình, và trở thành một biểu tượng tranh đấu cho quyền tự
do tri thức. Chính vì sự can trường và không nhụt chí của những người bạn trẻ
hoạt động cho Nhà xuất bản Tự Do, cũng như sự ủng hộ của đông đảo độc giả Việt
Nam trong và ngoài nước, mà tổ chức IPA ngày 5/6 đã trao tặng giải Prix
Voltaire 2020 cho họ, những người ẩn danh nay rất nổi tiếng
·
Nhận thức của giới trẻ Việt Nam sau đợt xuống đường ngày
10/6/2018 (RFA) - Vào ngày 10/6/2018,
hàng ngàn người dân ở Việt Nam xuống đường biểu tình chống Dự luật Đặc khu và
An Ninh mạng. Tròn đúng hai năm sau, một số thanh niên chia sẻ về lý do vì sao
họ không tiếp tục biểu tình trước các vấn đề quan trọng của đất nước như Biển
Đông hay mới nhất là Chính phủ Việt Nam thực hiện thí điểm đặc khu kinh tế Vân
Đồn ở Quảng Ninh? Không tham gia biểu tình sau ngày 10/6/2018. “Hai năm về trước
em xuống đường không phải em chống lại Dự luật Đặc khu mà em nhằm mục đích là
yêu cầu chính quyền phúc quyết Luật Đặc khu, tại vì vấn đề này là vấn đề hệ trọng
của một quốc gia thành ra toàn dân phải phúc quyết thì luật đó mới được thông
qua.”
·
VNTB – Người Việt tại Úc biểu tình chống ảnh hưởng của Trung cộng.
(VNTB) - Nguyễn Quang Duy
(VNTB) – Người Việt tại Úc và các cộng đồng sắc tộc sẽ tiếp tục biểu tình cho đến
khi ông Andrews biết lắng nghe tiếng nói của cử tri và của người dân. Chiều Chủ
nhật ngày 7/6/2020, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tổ chức một cuộc biểu tình phản
đối Chính phủ tiểu bang Victoria âm thầm ký kết những hợp đồng với Trung cộng
đi ngược lại lợi ích nước Úc. Cuộc biểu tình diễn ra trước Quốc Hội Victoria với
sự tham dự của đại diện các sắc tộc Trung Hoa lục địa, Đài Loan, Tây Tạng,
Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Hong Kong và một số người Úc. Ông Nguyễn văn Bon, Chủ tịch
Cộng Đồng Liên Bang và Victoria cho biết: “Cộng đồng đã nhiều lần thông báo đến
đồng bào những sai lầm của Chính phủ tiểu bang Victoria, hôm nay luật cho phép
chúng ta biểu tình giữ khoảng cách 1,5 m, chúng ta sẽ liên tục biểu tình cho đến
khi nào quan điểm của chúng ta được Thủ Hiến Daniel Andrews lắng nghe.”
·
Hai cội nguồn của chế độ toàn trị Trung Quốc: Cơ hội nào cho
dân chủ? (RFI) - Trọng Thành - Chế độ «
cộng sản » Trung Quốc đang ngày càng trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với nhiều
xã hội. Từ dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán, dự án « Con đường tơ lụa mới », đến
bành trướng quân sự trên biển... Nhưng với nhiều chuyên gia, đe dọa lớn nhất đến
từ chế độ toàn trị Trung Quốc. Theo quan điểm này, chế độ toàn trị Trung Quốc
là gốc rễ của vô số các hiểm họa đe dọa phần còn lại của thế giới, và đối với
chính xã hội Trung Quốc. Nhận diện cho đúng chế độ toàn trị hiện nay tại Trung
Quốc là cơ sở cho phép các nền dân chủ có được đối sách đúng. Tuy nhiên, nhận
diện đúng không phải là điều dễ. Do tính chất khép kín của chế độ này, do những
đặc thù của nền văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Khó nhận diện cũng có phần do
thế đối đầu Mỹ - Trung hiện nay có xu hướng thổi bùng lên những mâu thuẫn mang
tính quốc gia, vô hình chung đẩy lùi vấn đề mô hình xã hội - toàn trị, dân chủ
hay độc tài - vào tuyến hai.
·
GS. Ngô Đức
Thịnh, 'Người đặt nền móng và đột phá trong Văn hóa học VN' (BBC) - Giới nghiên cứu từ Việt Nam nói về di sản
khoa học của cố Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu dân tộc học và văn hóa học
vừa qua đời ở tuổi 76.
·
Tù chính trị Châu Văn Khảm mất liên lạc với gia đình và lãnh sự
quán Úc (RFA) - Tù chính trị người Úc
gốc Việt hiện đang thụ án tù 12 năm về tội khủng bố đã không được gặp hay nhận
điện thoại từ gia đình và đại diện lãnh sự quán Úc hơn 4 tháng nay mà không rõ
lý do. Báo The Guardian hôm 6/6 trích thông tin từ phía luật sư và gia đình của
ông Châu Văn Khảm, 70 tuổi, cho biết họ đã không được gặp hay nhận điện thoại của
ông Khảm từ khoảng tháng 1 vừa qua khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lây lan ở Việt
Nam. Hôm 27/5 vừa qua, Dân biểu Úc Chris Hayes cũng gửi thư đến Bộ trưởng Ngoại
giao Úc Marise Payne, Thượng viện và Quốc hội Úc, bày tỏ lo lắng về tình trạng
mất liên lạc của ông Châu Văn Khảm trong các tháng qua.
·
Người Việt ở
Úc phản đối lãnh đạo bang Victoria 'ký kết riêng với TQ' (BBC) - Vì sao có biểu tình phản đối chính phủ bang
Victoria ký biên bản ghi nhớ 'Vành đai và Con đường' với TQ?
·
Hơn 44 nghìn ha sẽ bỏ trống vụ Hè – Thu 2020 (RFA) - Diện tích đất trồng lúa vụ Hè- Thu 2020 tại
khu vực Trung bộ có khả năng phải bỏ trống do khô hạn, thiếu nước là khoảng hơn
44 nghìn ha; trong đó Bình Thuận chiếm gần 27 nghìn ha. Truyền thông trong nước
loan tin ngày 8/6 dẫn báo cáo của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết từ
đầu năm đến nay, một số khu vực ở Trung Bộ và Tây Nguyên có lượng mưa thiếu hụt
lớn so với trung bình nhiều năm dẫn đến tình trạng hạn hán, thiếu nước ở một số
địa phương. Mùa khô ở khu vực Trung Bộ vẫn còn kéo dài đến hết tháng 8/2020, có
nguy cơ hạn hán, thiếu nước xảy ra trên diện rộng trong vụ Hè Thu 2020; dự kiến
có khoảng 12.714 ha cây trồng bị thiếu nước và 12.000 người thiếu nước sinh hoạt
·
Quốc hội
VN phê chuẩn Hiệp định EVFTA với số phiếu tuyệt đối (BBC) - Quốc hội Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp định
EVFTA với số phiếu tuyệt đối. Kỹ nghệ may mặc và giày dép, hiện chiếm khoảng
20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, dự trù
sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.
·
Australia điều tra chống bán phá đối với Dây đai thép phủ màu của
Việt Nam (RFA) - Ủy ban Chống bán Phá
giá Australia (ADC) thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản
phẩm dây đai thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc. Báo trong nước
loan tin ngày 8/6, cho biết thêm nguyên đơn khởi kiện là Công ty TNHH Signode
Australia đã cáo buộc Chính phủ Việt Nam đã có các chương trình trợ cấp để bóp
méo thị trường, tạo ra lợi thế chi phí thấp để doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu
bán phá giá sang thị trường Australia.
·
Xây tượng đài: Nguyện vọng của ai? (BoxitVN) - Ngô Anh Tuấn - Cuộc đua chưa dứt. Cho tới thời
điểm này chưa có một số liệu thống kê nào đủ tin cậy chứng minh số lượng tượng
đài, phù điêu mà các địa phương trong cả nước đã xây dựng và số tiền ngân sách
mà nhà nước phải bỏ ra để có được nó là bao nhiêu. Chỉ biết gần như chắc chắn rằng,
hầu như không có tỉnh nào là không tạc phù điêu, tượng đài cả! Việc xây dựng tượng
đài như một cuộc thi đua ngấm ngầm giữa các địa phương về mức độ hoành tráng và
đi kèm là số tiền chi ra cũng hoành tráng không kém.
·
Đội kỵ binh Việt Nam vừa ra mắt đã vấp phải chỉ trích mạnh mẽ!
(RFA) - Bộ Công an Việt Nam
vào ngày 8/6 chính thức cho ra mắt lực lượng cảnh sát cơ động Kỵ binh thuộc Bộ
Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an. Truyền thông trong nước loan tin trong
cùng ngày cho thấy hình ảnh lực lượng này được diễu hành trên đường Độc Lập trước
tòa nhà Quốc hội nơi các đại biểu Quốc hội khóa XIV đang họp kỳ thứ 9. Cảnh sát
cơ động kỵ binh là đơn vị vũ trang chiến đấu tập trung được thành lập theo Quyết
định số 326, ngày 15/1/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an.
·
Giữ sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách dạy chữ Hán có hợp
lý? (RFA) - Báo chí trong nước hôm
7 tháng 6 năm 2020, lại nhắc lại ý kiến của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Lê Giang,
Trưởng Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
TP.HCM cho rằng, muốn dùng tiếng Việt một cách trong sáng thì học sinh phải học
chữ Hán. Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 8 tháng 6 năm 2020 từ Hà Nội liên quan vấn
đề này, Đại biểu Quốc hội, Sử gia Dương Trung Quốc, giải thích: “Văn hóa Việt
Nam trong một thời gian khá dài phải mượn chữ Hán để truyền tải tinh thần mình.
Nơi khác thì người ta sử dụng chữ Hán làm chữ viết, nhưng các cụ mình ngày xưa
theo tôi là rất khôn ngoan, viết bằng chữ Hán nhưng ngôn ngữ Hán vẫn là tiếng
Việt.
·
Bộ Quốc Phòng truy bắt tội phạm vượt ngục đang lẩn trốn ở đèo Hải
Vân (RFA) - Lực lượng Cục Điều
tra, thuộc Bộ Quốc phòng, vào ngày 8/6 được huy động phối hợp với lực lượng vũ
trang Quân khu 5 để truy bắt tội phạm Triệu Quốc Sự, đã đào tẩu khỏi trại giam
T10 ở Quảng ngãi và được cho là đang ẩn náu ở khu vực núi Hải Vân... Tin cho biết
Triệu Quốc Sự là tội phạm nguy hiểm đặc biệt. Năm 2013, Tòa án Quân sự Quân khu
1, ở Thái Nguyên, tuyên phạt chung thân đối với Triệu Quốc Sự về 3 tội Giết người,
Cướp tài sản và Đào ngũ. Vào ngày 3/6/2020, tội phạm Triệu Quốc Sự trèo rào đào
thoát tại trại giam T10, ở Quảng Ngãi. Triệu Quốc Sự đã cướp một chiếc xe máy
và điện thoại của một người dân ở tỉnh Quảng Ngãi. Khi đến chân đèo Hải Vân, tội
phạm Triệu Quốc Sự bị CSGT phát hiện và đã bỏ xe, chạy lên núi ẩn trốn.
·
Hà Nội phá dỡ hơn 600 mét “Con đường gốm sứ” để làm đường
(RFA) - Hơn 600 mét chiều dài
“Con đường gốm sứ” bị chính quyền Hà Nội cho phá dỡ để mở rộng đường đến cầu Nhật
Tân. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 8/6 và cho biết đoạn tranh gốm
bị phá dỡ nằm ở đoạn ngã ba Nghi Tàm và Xuân Diệu. Việc phá dỡ bắt đầu từ tuần
đầu tiên của tháng 6, các đoạn tranh gốm có chủ đề “mùa xuân”, “phố cổ Bùi Xuân
Phái”, “Hà Nội xưa và nay”... đều bị đập bỏ toàn bộ, những mảng gốm màu vương
vãi ven đường.
·
Mỹ rút bớt
quân khỏi Đức, Ba Lan hy vọng đón nhận? (BBC) - Thủ tướng Ba Lan nói nước ông "hy vọng
nhận một số" từ lực lượng 9,5 ngàn lính Mỹ mà Tổng thống Trump chuẩn
thuận rút khỏi Đức.
·
Rút quân khỏi Đức, nước cờ mạo hiểm trên bàn cờ chiến lược Hoa
Kỳ (RFI) - Thanh Hà - Mỹ dường
như tính tới việc giảm 30% quân số đang đồn trú tại Đức: Phải chăng Washington
lập lại đòn hù dọa hay đã đến lúc tổng thống Trump thi hành kế hoạch giảm nhẹ
gánh nặng quân sự cho Hoa Kỳ ? Nếu tin loan tải trên báo The Wall Street
Journal hôm 06/06/2020 được kiểm chứng, quan hệ chiến lược giữa Washington và
Berlin cũng như giữa Mỹ với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ sang một khúc
quanh mới. Trước mắt, cả Nhà Trắng lẫn Lầu Năm Góc cùng từ chối bình luận, xác
nhận hay bác bỏ tin tổng thống Donald Trump ra lệnh cho bộ Quốc Phòng giảm quân
số đang đóng tại Đức đang từ 34.500 xuống còn 25.000. Tại Berlin chính giới
đang rúng động trước một kịch bản tai hại nếu tin trên là đúng
·
Berlin lo ngại Mỹ cắt giảm quân đóng tại Đức (RFI) - Anh Vũ - Các phương tiện truyền thông cho
hay tổng thống Mỹ muốn cắt giảm đáng kể quân số của Mỹ đóng trên đất Đức. Thông
tin này đã gây bất ngờ và khó chịu với dư luận và chính giới Đức. Mới chỉ có một
số nghị sĩ có phản ứng về các thông tin đưa ra từ thứ Sáu tuần trước. Chính phủ
Đức vẫn muốn giữ im lặng. Tuy nhiên ngoại trưởng Đức đã lên tiếng về vấn đề này
trong một cuộc phỏng vấn của báo Đức ra sáng Chủ nhật (07/06).
·
Mỹ: Trump
'rời xa' khỏi hiến pháp, Tướng bốn sao Colin Powell nói (BBC) - Cựu chỉ huy quân đội Hoa Kỳ Colin Powell lên
án việc tổng thống Trump đe dọa sử dụng quân đội để dập tắt các cuộc biểu tình
chống phân biệt chủng tộc.
·
Ủy ban nhân quyền kêu gọi Tổng thống Trump và Quốc hội Hoa Kỳ
ngăn chặn tội ác diệt chủng của ĐCS Trung Quốc (BoxitVN) - Quang Minh dịch - Vào ngày 27/5 vừa qua, Uỷ
ban về Nguy cơ Hiện tại ở Trung Quốc (CPDC) đã đề ra 12 kiến nghị lên Tổng thống
Donald Trump và Quốc hội Hoa Kỳ nhằm đáp trả lại những động thái của Đảng Cộng
sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc áp dụng Luật An ninh Quốc gia lên Hong Kong.
Một trong số những kiến nghị đó liên quan đến việc ngăn chặn hành động “thu hoạch
nội tạng sống” của ĐCSTQ. Tất cả những lời kiến nghị đều hướng tới mục đích
chung rằng “để bảo vệ lợi ích quốc gia Hoa Kỳ, bảo vệ lợi ích kinh tế trong và
ngoài nước, cũng như để bảo đảm quyền tự do”.
·
Toàn văn tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Micheal R. Pompeo về
Trung Quốc (BoxitVN) -
Báo Sạch - Ngày 06 tháng Sáu, 2020. Về việc Tuyên truyền phản cảm của Đảng
Cộng sản Trung Quốc.Bản chất thực sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc, một lần nữa,
lại bị vạch trần qua việc lợi dụng bẩn thỉu cái chết thảm thương của George
Floyd nhằm biện minh cho sự chối bỏ độc đoán đối với phẩm giá cơ bản của con
người. Như các chế độ cai trị độc tài trong lịch sử, không có lời nói dối nào
là quá thô bỉ, miễn là nó để phục vụ cho ham muốn quyền lực của Đảng CS. Việc
tuyên truyền thô thiển này không thể lừa dối được bất cứ ai. Sự tương phản giữa
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không thể nào rõ ràng
hơn lúc này.
·
Kêu gọi lật đổ ĐCSTQ, ‘Hác Hải Đông’ được tìm trên Wechat tăng
hơn 2000% trong ngày (BoxitVN) - Mộc Lan - Cựu cầu thủ bóng đá Hác Hải Đông (Hao Haidong) không chỉ có
sự nghiệp vẻ vang trong màu áo của đội tuyển quốc gia Trung Quốc, mà còn nổi tiếng
với tuyên ngôn lật đổ ĐCSTQ gây chấn động cộng đồng quốc tế gần đây. Kỷ niệm cuộc
đàn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ ngày 4/6 ở Thiên An Môn, Bắc Kinh
31 năm về trước (1989 – 2020), ông Hác Hải Đông đã công khai tuyên ngôn thành lập
“Nhà nước Liên bang Trung Quốc mới”. Chỉ trong một ngày 4/6, lượng tìm kiếm cụm
từ “Hác Hải Đông” trên WeChat đột nhiên tăng nhanh chóng mặt, lên đến 2195,34%,
và lượt tìm kiếm Google cho cụm từ “Liên bang Trung Quốc mới” hơn 1,1 tỷ lần.
·
Vụ George
Floyd: Biên tập viên New York Times từ chức vì bài viết gây tranh cãi (BBC)
- Việc cho đăng một bài
viết gây tranh cãi trên mục ý kiến đã khiến nhiều người trong tòa soạn nổi giận.
·
Mỹ : Biểu tình rầm rộ đòi cải tổ cảnh sát sau cái chết của
George Floyd (RFI) -
Thu Hằng - Phong trào biểu tình vẫn chưa hạ nhiệt tại Mỹ. Sau khi lên án tình
trạng bạo lực cảnh sát, phân biệt chủng tộc, người biểu tình đòi cải tổ ngành cảnh
sát trong đợt xuống đường ngày 07/06/2020 tại nhiều thành phố lớn của Mỹ. Bầu
không khí ôn hòa của các cuộc tuần hành trong hai ngày cuối tuần trái ngược
hoàn toàn với những cuộc biểu tình, gây bạo động và cướp phá, xảy ra sau khi
George Floyd qua đời do bị một cảnh sát ghì cổ đến nghẹt thở. Chỉ một ngày trước
đó, rất nhiều cuộc tuần hành lên án bạo lực cảnh sát và tình trạng phân biệt chủng
tộc đã diễn ra cùng lúc ở nhiều nước trên khắp thế giới.
·
Virus
corona: Anh Quốc bắt đầu áp dụng quy định tự cách ly 14 ngày (BBC) - Ông chủ hãng hàng không Ryanair nói quy định
cách ly hai tuần với người nhập cảnh vào Anh nhằm phòng chống Covid-19 là
‘không khả thi’.
·
Vì Covid-19, nhiều khách sạn Thái Lan có nguy cơ phá sản
(RFI) - Tuấn Thảo - Hàng trăm
khách sạn và khu nghỉ dưỡng (resort) ở Thái Lan vì không còn khả năng thanh
toán ngân hàng, nên đang được rao bán trực tuyến hay là qua trung gian của các
công kinh doanh địa ốc. Theo cuộc khảo sát gần đây của mạng thông tin tiếng Thái
Prachachat, dịch Covid-19 đã tác hại nặng nề đến ngành du lịch Thái Lan, nhất
là các khách sạn miền duyên hải. Hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn cũng
như các dịch vụ liên quan đều đã ngừng hẳn lại trong hơn hai tháng qua
·
Trung Quốc công bố Sách Trắng biện minh cho cách xử lý khủng
hoảng Covid-19 (RFI) -
Anh Vũ - Sau hàng loạt chỉ trích của cộng đồng quốc tế về cách xử lý khủng hoảng
y tế khiến dịch virus corona lây lan khắp thế giới, hôm 07/06/2020, Trung Quốc
đã cho công bố Sách Trắng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã “minh bạch” và “cởi mở”
với thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19. Theo nhật báo Hồng Kông South
China Morning Post, để giải thích lý do công bố văn kiện, thứ trưởng Ngoại
Giao, Mã Triều Húc (Ma Zhaoxu), khẳng định rằng quan hệ của Trung Quốc với phần
đông các nước đã được cải thiện nhưng chỉ có “rất ít” đã bôi nhọ Trung Quốc và
điều đó khiến Bắc Kinh phải ra Sách Trắng để biện hộ
·
Bán đảo Triều
Tiên: Miền Nam gọi miền Bắc không trả lời (BBC) - Việc gián đoạn đường dây điện thoại xảy ra
sau khi Bình Nhưỡng dọa đóng cửa văn phòng liên lạc liên Triều đặt trên đất Bắc
Hàn, ở khu vực sát biên.
·
Sức mạnh
thần thánh của sự nhàm chán (BBC) - Sự nhàm chán khiến ta buồn bực, nhưng thật bất ngờ, nó có thể là nguồn
gốc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất.
No comments:
Post a Comment