1. Xã hội loài người, trải qua hàng trăm ngàn năm, phát triển theo hướng
tiến bộ và ngày càng nhân văn. Đó là vì loài người khát khao một cuộc sống mỗi
ngày một tốt đẹp hơn. Đó là vì con người muốn mỗi ngày một thoát khỏi tính
hoang thú.
Nhưng tiếc thay, trên con
đường phát triển của mình, loài người đã tự đưa ra những hình phạt chống lại
nhau còn man rợ hơn cả hoang thú.
Ở Tây bán cầu, những cuộc
nổi dậy không ngừng chống lại sự chà đạp nhân phẩm đã diễn ra. Từ khởi nghĩa của
Spartacus (73 TCN) cho đến cách mạng tư sản Pháp (1789) – cuối cùng thì các
hình phạt man rợ thời trung cổ đã bị xóa bỏ. Án tử hình đã không còn ở nhiều nước.
Nhưng ở Đông bán cầu, bức
tranh nhân phẩm còn loang lổ những mảng đen khủng khiếp – vẫn hiện hữu cho đến
tận bây giờ. Trải qua mấy ngàn năm, những biện pháp man rợ hành hạ nhân phẩm của
các bạo chúa Trung Hoa vẫn không ngừng tiếp diễn. Từ những cuộc hạ sát hơn 4 vạn
người ở Trường Bình năm 262 trước công nguyên đến cuộc nghiền sát 1 vạn người
trên quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989, đến việc mổ bụng lấy nội tạng
hàng vạn người pháp luân công, đến việc cầm tủ cả triệu người Duy Ngô Nhĩ… con
đường nhân phẩm thoát hoang thú ở phương Đông còn đầy rẫy gian truân.
2. Khi con người phải viện đến những biện pháp “luật rừng” là sự trở lại
hoang thú.
Khi con người phải sử dụng
“luật rừng” là luật pháp trong xã hội không nghiêm minh. Là lúc kẻ yếu khổng thể
nhờ vào luật pháp để bảo vệ. Là lúc kẻ mạnh coi thường pháp luật.
Nhưng khi Nhà nước phải
viện đến biện pháp của “luật rừng” là tận cùng mạt pháp.
3. “Cắt nước, cắt điện” là cắt nguồn sống của con người. Con người dùng
“cắt nước, cắt điện” để chống lại con người là áp dụng biện pháp côn đồ, là sự
hành hoành của “luật rừng”.
Nhà nước phải dùng đến biện
pháp “cắt nước, cắt điện” để thực thi pháp luật – là một nhà nước mà nền luật
pháp không được tôn trọng. Đó là một xã hội mà quyền con người không được nâng
niu.
Những người đề xuất ‘cắt
nước, cắt điện” để thực thi pháp luật ở thế kỷ 21 là những người không tôn trọng
quyền con người.
4. Làm sao mà các ĐBQH lại có thể mất thời gian để thảo luận biện pháp
mang tính xã hội đen, sặc mùi hoang dã, dồn người vào chỗ chết – như “cắt nước, cắt điện” để thực thi pháp luật ở thế kỷ
21?
Nếu không biết phải làm
gì – thì sao không ngó sang luật pháp các quốc gia văn minh để xem họ xử lý như
thế nào mà học tập?
5. Đừng nghĩ rằng không liên quan đến bạn. Khi luật “ngừng cung cấp các dịch
vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ vi phạm” được thông qua – thì bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bị
đối xử bằng cách này.
Dù nội dung tranh chấp
hoàn toàn khác biệt, dù bạn vô can – nhưng bạn sẽ bị “cắt nước, cắt điện” – đơn
giản chỉ vì có kẻ muốn bắt bạn phải quy phục. Những kẻ coi thường pháp luật và
lợi dụng pháp luật đang tồn tại nhan nhản. Chúng sẽ “cắt nước, cắt điện” của bạn
bất cứ lúc nào chúng muốn.
Bạn sẽ kiện ư? Kiện ai
khi mà chính nhà nước phải viện đến “luật rừng”?
6. Không biết có được mấy vị ĐBQH mất ăn mất ngủ về trường hợp hai bố con
ông Phan Văn Tuấn và chị Phan Thị Mỹ Xuyên phải trần truồng giữa phố đón xe của
ĐBQH để kêu oan?
Họ không thể dùng biện
pháp “cắt nước, cắt điện” để chống lại những kẻ đổ lên đầu gia đình họ oan trái
– nên đành phải dùng đến biện pháp bất đắc dĩ thời hoang thú mà kêu oan. Để biết
được là họ bị oan ức đến nhường nào!
7. Điều mong muốn là các vị ĐBQH sẽ dồn trí tuệ của mình để xây dựng bằng
được một Nhà nước Pháp quyền.
Lúc đó sẽ không cần biện
pháp hoang dã “cắt nước, cắt điện”. Lúc đó không còn những trường hợp trần truồng
để kêu oan. Lúc đó không còn những trường hợp phải tự tử ngay tại tòa.
Nhưng thưa các vị ĐBQH,
hôm nay lại nhận được tin hôm 22/5/2020 đã có thêm một vụ tử tử ngay tại tòa vì oan trái.
Thưa các vị ĐBQH, tại sao tình trạng oan trái nhiều
đến mức độ như thế này? Trách nhiệm của các vị ĐBQH ở đâu?
Hà Nam : Tự tử vì
không đồng tình với phán quyết của tòa án
No comments:
Post a Comment