13/06/2020
Những thông điệp của các bức thư Letters for Black
Lives kèm với phần dịch tiếng Việt được Catherine Trần thu thập để chia sẻ với
gia đình và bạn bè nhằm giúp họ hiểu về cuộc tranh đấu của người da đen đòi quyền
bình đẳng. (Twitter Catherine)
Kể từ khi các cuộc biểu
tình bùng nổ trên khắp nước Mỹ sau cái chết của Goerge Floyd, Catherine Tran đã
thu thập các phần dịch tiếng Việt của những thông điệp trong các bức thư
“Letters for Black Lives” để chia sẻ với gia đình và bạn bè qua các trang mạng
xã hội.
“Khi cái chết bất công của
George Floyd bắt đầu lan trên mạng internet, tôi đã tìm kiếm các nguồn thông
tin để chia sẻ với gia đình và những bạn bè chủ yếu là người Mỹ gốc Á trên mạng
xã hội về việc giải quyết vấn đề kỳ thị chủng tộc đối với cộng đồng người Da
Đen,” Catherine, hiện là sinh viên gốc Việt tại vùng vịnh Bay Area của
California, nói.
Một trong những người bạn
cho Catherin xem phần dịch tiếng Việt của những bức thư ‘Letters for Black
Lives’ và cô đã bắt đầu thu thập chúng rồi tạo thành một chuỗi các thông điệp bằng
tiếng Việt để chia sẻ trên các trang mạng xã hội.
Những bức thư “Letters
for Black Lives” là một sáng kiến được bắt đầu từ năm 2016 khi một nhóm người Mỹ
và Canada gốc Việt viết một bức thư để bày tỏ những lo ngại cũng như sự ủng hộ
của họ đối với cộng đồng người da đen.
“(Sáng kiến) này sau đó
đã phát triển thành một tập hợp các nguồn thông tin chia sẻ của mọi người và bằng
nhiều ngôn ngữ khác nhau nhằm tạo ra một không gian an toàn cho các cuộc hội
thoại cởi mở và chân thành về công bằng sắc tộc cũng sự kỳ thị người da Đen
trong các cộng đồng của chúng ta,” Catherine, sinh viên 20 tuổi chuyên ngành
sinh hoá tế bào, nói.
Người trẻ chống kỳ
thị chủng tộc
Những đăng tải của
Catherine trở nên phổ biến trên mạng xã hội khi những người bạn gốc Á của cô
chia sẻ lại với gia đình và người thân để biểu đạt rõ hơn những quan điểm của họ
về phân biệt chủng tộc và kỳ thị người da đen.
Có một sự khác biệt trong
cách nhìn của các thế hệ người trẻ và người lớn tuổi trong cộng đồng người Việt
ở Mỹ về kỳ thị chủng tộc đối với cộng đồng người da đen trong nhiều năm qua và
điều này lại được tái hiện khi các cuộc biểu tình “I Can’t Breathe” (Tôi ngạt
thở) đòi công lý cho người da đen nổ ra sau khi George Floyd thiệt mạng trong
khi bị giam giữ không lau sau khi bị một cảnh sát da trắng ghì đầu gối vào cổ.
Qua các hình ảnh và những
đăng tải được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người trẻ gốc Việt đã tham gia
các cuộc biểu tình tại nhiều tiểu bang trên khắp nước Mỹ và bày tỏ ủng hộ mạnh
mẽ đối với cuộc đấu tranh đòi công lý cho cộng đồng người da đen.
Tuy nhiên, lại có một sự
kỳ thị người da đen khá phổ biến trong cộng đồng người Việt, chủ yếu từ thế hệ
những người lớn tuổi.
Một trong những lý do cho
sự khác biệt trong cách nhìn về người da đen giữa các thế hệ người Việt, theo
Trần Quốc Anh – chủ tịch Hội người Việt ở Houston và vùng phục cận, là vì giới
trẻ Mỹ gốc Việt không trải qua sự kỳ của người da đen mà thế hệ lớn tuổi gốc Việt
khi mới sang Mỹ từng trải qua. Bản thân ông Quốc Anh cũng từng trải qua sự kỳ
thị này trong thời gian đầu tới Mỹ nhưng ông nói ông hiểu được rằng những người
trẻ gốc Việt nghĩ đến tương lai của họ và muốn có một xã hội bình đẳng về sắc tộc
nên họ tham gia các cuộc biểu tình đứng bên ngươì Mỹ gốc Phi, một cộng đồng sắc
dân thiểu số như họ, để đòi công lý.
“(Người Mỹ da Đen) đã
hành động cho chúng ta trước khi chúng ta đặt chân tới nước Mỹ,” Xoai Phạm, một
sinh viên ở New Orleans nói trên diễn đàn của Mạng lưới Đoàn kết và Hành động của
người Việt. Cô nói rằng một sự thật là “những người da Đen đã mở cánh cửa cho
chúng ta vào nước Mỹ” và họ đã “giúp chúng ta có được những quyền” mà họ phải
tranh đấu trước đó để chúng ta sẵn có hưởng.
Người già bàng
quan
Phong trào đòi bình đẳng và các quyền dân sự của người da đen diễn ra mạnh
mẽ trong
thập niên 1960 dưới sự dẫn dắt của Martin Luther King và cũng chính
cộng đồng này vào năm 1978 đã gửi thỉnh nguyện thư tới chính phủ Mỹ yêu cầu tiếp
nhận những người tị nạn Việt Nam.
“Chúng ta giờ đây là một
cộng đồng không những bỏ rơi họ mà thậm chí còn có những hành xử kỳ thị sao?”
Luong Tu Ta, một người Mỹ gốc Việt 57 tuổi, chia sẻ câu hỏi của cô con gái đối
với ông qua một đăng tải trên Facebook.
Ông Luong, người từng sống
dưới chế độ Cộng sản Việt Nam trong 6 năm, nói rằng ban đầu ông bàng quan về
phong trào Black Lives Matter cũng như những người bạn cùng thế hệ của ông có
cách nhìn hoàn toàn khác so với giới trẻ trong vấn đề này.
“Đây không phải là cuộc đấu
tranh mà bố muốn tham gia,” ông Luong nói với con gái.
Tuy nhiên, sau đó ông
Luong đã thay đổi các nhìn khi được cô con gái chia sẻ quan điểm của cô qua các
cuộc hội thoại và những bộ phim tài liệu về lịch sử đấu tranh của người da đen
cũng như tham gia các cuộc tranh luận trên mạng xã hội về đề tài này với ông.
Nhưng những cuộc đối thoại
giữa các thế hệ của người Việt ở Mỹ về các cách nhìn khác nhau đối với người da
đen vẫn đang tiếp diễn khi người trẻ muốn những người lớn tuổi mở lòng hơn về
cuộc tranh đấu đòi công lý cho người Mỹ gốc Phi.
“Những cuộc hội thoại đó
có thể không dễ chịu và có thể đau đớn,” Catherine, được sinh ra tại Mỹ sau khi
bố mẹ cô tới đây với tư cách những người tị nạn chiến tranh Việt Nam, nói. “Và
trong khi có thể mất nhiều thời gian để xoá bỏ sự kỳ thị chủng tộc bắt nguồn từ
sâu xa để học, hiểu để chủ động đấu tranh thì với sự ủng hộ và cảm thông, tôi
tin là chúng ta có thể làm được để trở thành một cộng đồng mạnh mẽ chống lại sự
phân biệt chủng tộc.”
Ông Luong nói sự tích cực
của những người trẻ trong việc lấp đầy sự cách biệt trong cách nhìn của các thế
hệ về người Da đen và Black Lives Matter làm cho ông thấy hy vọng vì ông không
muốn cộng đồng người Việt của ông bị gán mác là phân biệt chủng tộc, không quan
tâm và vô ơn bạc nghĩa trong lịch sử của người Mỹ gốc Việt. “Chúng ta tốt hơn
như vậy,” ông nói.
No comments:
Post a Comment