BTV
Tiếng Dân
08/06/2020
Tin Biển Đông
CNN có bài: Trung Quốc gia tăng áp lực lên Malaysia và Indonesia ở Biển
Đông. Bài viết cho biết, một tàu khảo sát của Trung Quốc đi cùng tàu hải
cảnh, tiến hành xua đuổi tàu nước khác đang thăm dò tài nguyên trên biển Đông,
theo hình ảnh vệ tinh được phân tích của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á
(AMTI). Malaysia cũng đã điều động các tàu hải quân đến khu vực, dưới sự hỗ trợ
của các tàu chiến Mỹ đang tập trận chung ở Biển Đông.
Bắc Kinh tuyên bố, họ
đang tiến hành “các hoạt động bình thường trong vùng biển thuộc quyền tài
phán của Trung Quốc“. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, các tàu Trung Quốc
đang áp dụng các chiến thuật ngày càng mạnh bạo, có nguy cơ gây ra xung đột mới
với các quốc gia trong khu vực như Malaysia và Indonesia.
Ông Greg Polling, giám đốc
AMTI, cho biết, tàu Trung Quốc mở rộng hiện diện trong vùng này chủ yếu nhờ vào
các đảo nhân tạo được xây dựng trái phép ở biển Đông. Ông nói: “Các đảo nhân
tạo trái phép trở thành căn cứ trên biển của tàu Trung Quốc, đặt Malaysia và
Indonesia trở thành các quốc gia tiền tuyến. Ngày nào cũng có hàng chục tàu hải
cảnh Trung Quốc ầm ầm di chuyển quanh quần đảo Trường Sa và hàng trăm tàu cá sẵn
sàng ra khơi”.
Mời đọc thêm:
Xôn xao đội kỵ binh CSCĐ phóng
uế đầy đường
Truyền thông trong nước
đưa tin, sáng nay trước tòa nhà Quốc hội và lăng Ba đình đã có buổi lễ ra mắt
Trung Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh, thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công
An. Tuy nhiên, những hình ảnh lực lượng kỵ binh phóng uế đầy đường đã gây xôn
xao trên mạng xã hội.
Lực lượng kỵ binh
CSCĐ diễu hành. Trong khi các chiến sĩ cảnh sát cơ động giơ tay chào các đại biểu
trước Quốc hội, những chú ngựa phóng uế đầy đường. Ảnh: VnExpress
Tiến sĩ Nguyễn Quang A bình luận: “Không thể tưởng
tượng nổi sự ngu dốt! Học đòi người ta, tốn tiền, tốn của của dân đóng thuế, nợ
nần tăng cao… Rồi Ngân, Phúc cùng bao nghị sĩ (gật) ra phơi nắng hít phân ngựa”.
Nhà hoạt động Hoàng Dũng,
không cần giữ ý tứ khi mô tả sự kiện này bằng câu thành ngữ “Ruồi
bu c@c ngựa”. Ông Dũng viết: “Bỏ ra nhiều tỷ đồng nhập ngựa từ
Mông Cổ về để thành lập trung đoàn kỵ binh. Để duy trì được nó cũng lại tốn nhiều
tỷ đồng hàng năm chỉ để cho đẹp mà hầu như không có hiệu quả, đó chính là nghĩa
bóng của thành ngữ ruồi bu c@c ngựa”.
Nhà hoạt động Mai Phương Thảo thì hoài nghi về lực lượng kỵ
binh. Cô Thảo viết: “Hà Nội đang nóng chảy mỡ mà cứt ngựa ỉa đầy đường
thế này. Lại nhớ đến cả ngàn tỷ chúng nó đổ vào vụ mua xe đạp để đi tuần tra,
giờ thành đống sắt vụn bán thanh lý. Rồi xem, đám nửa ngựa, nửa la này trước
sau gì sẽ lại cho vào nấu cao”.
Nhà báo tự do Nguyễn Lân Thắng cho biết, theo Điểm d, Khoản 1,
Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định về hình thức xử lý hành vi để gia
súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000. Căn cứ vào quy định này, ông Thắng
đề nghị ông Tô Lâm “nộp phạt làm gương”.
Lực lượng cảnh sát
dọn dẹp đống phân ngựa. Nguồn: Nguyễn Lân Thắng
Trong khi đó, báo Lao động
đưa tin, Hà Nội chi hơn 100 tỉ đồng rửa đường, giảm ô nhiễm được
lấy từ ngân sách thành phố. Kinh phí Hà Nội lấy từ ngân sách, tức tiền thuế của
dân, để chi rửa đường trong năm 2020 là hơn 114 tỉ đồng.
Mời đọc thêm:
Ra mắt Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh với hình ảnh đầy cứt ngựa (TT).
Việt Nam phê chuẩn EVFTA trong
lo ngại thiếu cải thiện nhân quyền
Trong kỳ họp thứ 9, hôm
nay, Quốc hội Việt Nam chính thức phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA)
và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam.
Vài giờ sau, ông Giorgio
Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam đã có cuộc họp báo, nói rằng, “sự kiện
ngày hôm nay là một thời khắc lịch sử cho một cuộc hành trình dài 10 năm”,
theo trang Facebook Phái đoàn EU tại Việt Nam.
Trang này cho biết, khi
có hiệu lực vào tháng 7 năm nay, EVFTA sẽ mang lại những tác động tích cực ngay
lập tức cho các doanh nghiệp ở cả Việt Nam và châu Âu. Cụ thể, cắt giảm thuế
quan sẽ áp dụng cho 65% hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam, và 71% hàng nhập
khẩu của EU từ Việt Nam.
Đầu tháng này, chuyên gia
kinh tế Phạm Chi Lan nói với RFI rằng, EVFTA giúp hồi phục kinh tế Việt Nam hậu Covid-19.
Trong bài phỏng vấn, bà Lan nói, đại dịch COVID-19 đã cho Việt Nam, EU và các
quốc gia khác một bài học về việc phụ thuộc vào Trung Quốc. Và EVFTA đến đúng
lúc khi tất cả các bên nhận ra rằng họ cần phải xoay vòng và tái cấu trúc để đa
dạng chuỗi cung ứng hàng hóa.
Đầu năm nay, Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền nói rằng, Việt Nam đã làm rất ít để cải thiện
nhân quyền, trong đó tiếp tục cấm các công đoàn độc lập, các tổ chức nhân quyền
và các đảng chính trị. Trong quá trình đàm phán và phê chuẩn EVFTA, tổ chức này
liên tục kêu gọi EU: Cần gây sức ép với Việt Nam về cải thiện nhân quyền.
Mời đọc thêm:
Báo Phụ Nữ TP.HCM đăng cải
chính vụ SunGroup
Hôm nay, báo Phụ Nữ
TP.HCM bất ngờ đăng thông tin cải chính, thừa nhận mình “đã có những thông
tin chưa chính xác trong quá trình tác nghiệp” và xin lỗi bạn đọc cùng các
đơn vị liên quan. Theo đó, nội dung cải chính được đăng trên giáo giấy của cơ
quan này nói rằng, với tinh thần cầu thị, tôn trọng và chấp hành quyết định xử
phạt của Cục báo chí, báo Phụ nữ TP.HCM thực hiện việc cải chính và xin lỗi.
Nội dung cải chính
trên báo Phụ Nữ TP.HCM. Ảnh: Internet
Hành động này diễn ra
trong cùng thời điểm, khi hôm nay trang Thông tin Chính phủ đăng một văn bản của Chính phủ
ghi ngày 6/6, trả lời đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy thuộc đoàn đại biểu
Đà Nẵng – một tỉnh miền Trung nơi tập đoàn SunGroup “khởi nghiệp”.
Văn bản cho thấy, bà nghị
Thúy đã chất vấn chính phủ theo kiểu “mớm cung và dọn đường” cho việc xử lý báo
này, khi nói “báo Phụ Nữ TP.HCM liên tục đăng tải thông tin sai sự thật, vu
khống, xúc phạm chính quyền địa phương, Chính phủ và Thủ tướng, gây hoang mang,
kích động người dân vi phạm Luật báo chí”.
Qua đó có thể thấy, dường
như đã có áp lực chính trị trước việc cải chính và xin lỗi của báo Phụ nữ
TP.HCM, khi báo này đã “bật lại” quyết định xử phạt của Cục báo chí qia bài viết: Báo Phụ Nữ TP.HCM sai phạm những gì? đăng hôm
29/5.
No comments:
Post a Comment