Võ
Văn Quản - Luật Khoa
11/06/2020
“Các định chế tự do gần như không thể được hình
thành tại những quốc gia nơi mà dân cư là tập hợp của nhiều sắc dân. Giữa những
con người không cùng cảm giác đồng loại, lại không sử dụng ngôn ngữ và tiếng
nói chung, một công luận thống nhất – yếu tố tối cần thiết cho sự vận hành của
chính thể đại diện – không thể tồn tại.”
J. S. Mill, “Chính thể Đại diện”
***
Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam có tới 54 sắc
tộc khác nhau. Ảnh: Réhahn/ELLE
Rất gần mà cũng rất
xa
Có phải chỉ một quốc gia
đơn sắc tộc (ethnicity – có thể dùng để chỉ các yếu tố về màu da, ngôn ngữ,
tôn giáo, văn hóa hay tất cả các yếu tố đó cộng lại) mới có thể xây dựng
thành công nhà nước dân chủ?
Hay, ít tham vọng hơn: có
phải chỉ một quốc gia đơn sắc tộc (hoặc chí ít là có một sắc tộc chiếm đa số áp
đảo) mới có thể xây dựng được một nhà nước vững mạnh?
Từ sự sụp đổ của đế chế
La Mã, cho đến sự lụi tàn của kỷ
vàng son văn minh Hồi Giáo trung đại, cho đến sự thất bại của chủ
nghĩa thực dân đô hộ từng làm mưa làm gió toàn thế giới, những thất bại này đều
có chung một yếu điểm chết người – sự đa dạng của các nhóm dân, và niềm kỳ vọng
rằng sẽ có một trật tự chính trị nào đó dung hòa được mọi sự khác biệt về chính
trị, văn hóa lịch sử, tôn giáo hay quan điểm xã hội.
Không nói đâu xa, chỉ
riêng tại Đông Nam Á, đa dạng chủng tộc thường dẫn đến đa dạng sắc tộc, đa dạng
tôn giáo, đa dạng phong tục… và chắc chắn là xung đột chính trị.
Những xung đột chia năm xẻ
bảy tại Myanmar đã kéo dài hàng thế kỷ. Và khủng hoảng di dân Rohingya có lẽ chỉ
là phần nổi của tảng băng chìm được công luận thế giới chú ý.
Những yêu sách ly khai –
tự trị của nhiều nhóm dân với mục tiêu áp dụng riêng cho mình pháp luật Hồi
giáo đang trở nên cực kỳ phổ biến tại quốc gia “vạn đảo” Indonesia.
Đến đây, có lẽ một số bạn
đọc đang nghĩ đến “Việt Nam với 54 dân tộc anh em…”. Chẳng phải 54 dân tộc Việt
Nam vẫn đang sống trong hòa hợp và phát triển hay sao?
Một là về mặt phân bổ và
dân số, xã hội Việt Nam khá đồng nhất với đa số gần tuyệt đối của người
Kinh.
Hai là xin đừng quên rằng
mọi thảo luận chính trị tại Việt Nam đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục được trình bày
– quyết định bởi người Kinh cùng chính Đảng Cộng sản độc quyền của họ.
Sự nhượng bộ chính trị nếu
có cũng chỉ được quyết định bởi nhóm cầm quyền này, trong khi các yêu sách
chính trị do các nhóm dân tộc khác tự đề xuất (như câu chuyện nhà nước Dega) đều
nhanh chóng bị đàn áp, hoặc may mắn hơn là bỏ mặc. Vị thế thống trị tuyệt đối của
người Kinh trong chính trường Việt Nam, do đó, là không thể phủ nhận.
Tương tự là câu chuyện chủng
tộc tại Trung Quốc.
Dù là một quốc gia có
lãnh thổ rộng lớn và sự đa dạng văn hóa sắc tộc địa phương rất thú vị, nhóm người
Hán nắm quyền vẫn đang tiếp tục đồng hóa những dân tộc còn lại không chỉ về mặt
phân bổ dân cư, mà còn về ngôn ngữ, ẩm thực, văn hóa… Khi cần thiết, họ áp chế
tiếng nói phản kháng bằng vũ lực và thứ pháp luật về trật tự của riêng người
Hán.
Cái vẻ ngoài “ổn định” của
nền chính trị đa sắc tộc tại Việt Nam hay Trung Quốc là sự ổn định của đè nén
thay vì thấu hiểu và hợp tác, chỉ chực chờ bùng nổ ngay khi chúng có bất kỳ khoảng
trống nào. Khó có thể cho đó là một thành quả chính trị bền vững trong tương
lai.
Chấp nhận thực tế?
Giáo sư luật và chính trị
học Donald L. Horowitz, Đại học Duke, có vẻ đồng tình với nhận định rằng đa dạng
sắc tộc thường dẫn đến các khó khăn xây dựng nhà nước và dân chủ hóa.
Trong một nghiên cứu công
phu có tên gọi “Dân chủ trong những xã hội bị chia rẽ” (Democracy in Divided
Societies) mà ông xuất bản vào năm 1991, Giáo sư Horowitz cho thấy kết quả
dân chủ hóa của những xã hội ít phức tạp và tương đối đồng nhất về sắc tộc thường
thành công hơn so với các xã hội đa dạng sắc tộc.
Ví dụ như sau khi Liên Xô
sụp đổ, quá trình hồi phục và dân chủ hóa của các quốc gia Đông Âu ít có sự
phân chia sắc tộc nghiêm trọng như Hungary, Cộng hòa Czech, Ba Lan (Poland) đều
hiệu quả và nhanh chóng hơn hẳn nếu so với các quốc gia đa dạng sắc dân như
Slovakia, Bulgaria, Romania, và chắc chắn không thể không kể đến Nam Tư
(Yugoslavia).
Khái niệm “dân chủ thuần
chủng” (tạm dịch từ homogeneous democracy) từ đó ra đời. Và thật sự
thì nhận định này cũng khá hợp lý ngay từ… cái nhìn đầu tiên.
Khó có thể bàn cãi về việc
sự “thuần chủng” của dân số Hy Lạp giúp cho việc áp dụng mô hình dân chủ đối
thoại mở của họ dễ dàng hơn rất nhiều so với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ⅕ dân số là người Kurds và phong trào ly khai thì chưa bao giờ hạ nhiệt.
Và cũng không có gì quá bất
ngờ khi các nền dân chủ mới nổi như Hàn Quốc và Nhật Bản, những quốc gia có độ
“thuần chủng” cao nhất thế giới, xây dựng nền cộng hòa ổn định và chặt chẽ hơn
hẳn khi so với sự tản mát phân mảng của quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo như
Indonesia.
Dân chủ, tối giản hóa, là
đa số thắng thiểu số. Và không có gì mô tả câu chuyện phe nhóm “chúng ta” đa số
và “họ” thiểu số dễ hình dung, dễ biểu đạt, dễ nhớ và dễ hiểu như chủng tộc, sắc
tộc, tôn giáo hay văn hóa. Vì vậy, tại những quốc gia có nền tảng căn tính đa dạng,
bất kỳ thảo luận về quyền và lợi ích pháp lý nào cũng có thể bị diễn đạt thành
câu chuyện sắc tộc… Dân chủ được cho là khó lòng tồn tại trong môi trường thù địch
như thế.
Trong nghiên
cứu năm 2002 gây chấn động giới học thuật nhưng kèm theo vô vàn tranh
cãi do Viện Nghiên cứu Kinh tế Harvard (Harvard Institute of Economic Research)
thực hiện, một trong những kết luận cuối cùng họ đưa ra là: các nền dân chủ mạnh mẽ, hiệu quả
thường đi kèm với xã hội đơn sắc tộc.
Hiển nhiên, nhóm nghiên cứu
đủ cẩn thận để ghi nhận rằng đây chỉ là hai biến có liên hệ với nhau một cách
trùng hợp và họ không chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Song họ
có bình luận như sau:
“Chúng tôi nhận thấy rằng, chỉ số dân chủ luôn ở vị
trí nghịch biến với chỉ số đa dạng sắc tộc. Kết quả này dường như phù hợp với
lý thuyết và bằng chứng khoa học xã hội được trình bày bởi một số tác giả trước
đây […]. Theo đó, các hạn chế tự do chính trị, đàn áp chính trị được nhóm cầm
quyền đặt ra chính là nhằm kiểm soát những nhóm sắc tộc, chủng tộc còn lại”.
Bản đồ mô tả nghiên cứu của Washington Post.
Như vậy, có thể thấy những
quốc gia được khen ngợi không ngớt lời là “mô hình dân chủ Bắc Âu” như Na Uy,
Thụy Điển, Phần Lan… dường như được hưởng lợi từ sự đồng nhất sắc tộc cao bậc
nhất thế giới; trong khi đó, những quốc gia loạn lạc nghèo đói ở châu Phi có lẽ
đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ “lời nguyền” đa dạng sắc tộc.
Với các thông tin rõ ràng
như trên, mối liên hệ giữa chủng tộc, sắc tộc, và các loại đa dạng căn tính
khác với khả năng xây dựng một nền dân chủ hiệu quả và thành công là không thể
phủ nhận.
.
Những phản biện
Sẽ có kha khá quốc gia đi
ngược lại xu hướng số liệu đáng buồn mà chúng ta vừa phân tích ở trên.
Cả Hoa Kỳ và Canada đều
là những quốc gia có độ đa dạng sắc tộc cao. Và dù không hoàn hảo, mô hình dân
chủ cộng hòa của cả hai đều đang vận hành rất tốt. Tại đây, hầu hết các sắc tộc
đều có diễn đàn chính trị riêng để cất lên tiếng nói và đóng góp vào quá trình
xây dựng nhà nước của mình. Đó là chưa kể đến những thành tựu vượt bậc về tư
pháp và pháp lý của những quốc gia này.
Hay trong trường hợp của
Nga, Ai Cập hay Saudi Arabia, tỉ lệ đồng nhất sắc tộc cao không làm giảm xu hướng
độc tài toàn trị mà các nhà nước này đang tiếp tục lựa chọn. Trong khi đó, hiệu
quả của ngay mô hình nhà nước hiện đại của họ thì vẫn còn là dấu hỏi.
Lúc bấy giờ chúng ta phải
đối mặt với câu hỏi quan trọng hơn: liệu đa dạng sắc tộc có gây cản trở cho quá
trình phát triển của dân chủ nói riêng và nhà nước nói chung?
Trong một phản biện hiếm
hoi về đa dạng sắc tộc và mối liên hệ nghịch chiều của chúng với xây dựng dân
chủ, những người phản biện cho rằng các nghiên cứu học thuật chúng ta vừa nhắc
đến ở trên đang bị lạm dụng và thao túng.
Ở những quốc gia đa dạng
sắc tộc, nhiều chính trị gia đang dùng diễn ngôn cho rằng khả năng xây dựng dân
chủ là không thể. Và rằng sự độc tài, sự toàn trị của họ là có… cơ sở khoa học.
Như vậy, thay vì cởi mở
hơn, xây dựng niềm tin giữa các nhóm dân và tìm kiếm con đường xây dựng một thể
chế dân chủ đa dạng, họ sử dụng học thuyết này nhằm hù dọa người dân rằng sự cởi
mở của dân chủ sẽ luôn dẫn đến mâu thuẫn, bạo lực và ly khai.
Nghiên
cứu của Giáo sư M. Steven Fish, Đại học California – Berkeley,
chỉ ra nhiều ví dụ của hiện tượng này.
Vị lãnh đạo cứng rắn kỹ
trị Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) đã tranh biện hàng thập kỷ rằng sự đa dạng của
dân cư Singapore khiến cho dân chủ luôn sẽ là một lựa chọn tồi tại quốc gia
này.
Tổng thống Uganda, Yoweri
Museveni, tiếp tục cấm cản chế độ chính trị đa đảng. Ông khẳng định rằng điều
này sẽ chỉ dẫn đến chiến tranh sắc tộc ở quốc gia này mà thôi.
Hay ngay cả Trung Quốc,
quốc gia vốn đã mất hết nền tảng kinh tế Marxist với sự sụp đổ của chế độ sở hữu
nhà nước duy nhất và hệ thống phân phối hàng hóa dịch vụ bao cấp, nay cũng bắt
đầu lý giải chế độ chính trị độc tài của mình bằng bản chất đa sắc tộc và các
nguy cơ xung đột xã hội tiềm tàng gắn liền.
Fish từ đó cho rằng, đa dạng sắc tộc đang bị lạm dụng cho các mục tiêu và lợi
ích chính trị của nhóm cầm quyền hơn là phản ánh những lợi ích cụ thể cho các
nhóm dân cư. Không có các kênh giải quyết xung đột dân chủ và lành mạnh, các sắc
dân thiểu số rơi vào trạng thái quá dễ dàng bị lạm dụng. Mặt khác, phương pháp
giải quyết xung đột ôn hòa, thấu hiểu cũng không còn. Câu chuyện về người Duy
Ngô Nhĩ tại Tân Cương, nhóm Phật giáo tại Tây Tạng, hay Rohingya ở Myanmar đều
là minh chứng cho thấy thiếu thốn các công cụ dân chủ minh bạch có thể dẫn đến
hệ quả nhân đạo nghiêm trọng ra sao.
Trong một nghiên cứu thực
chứng công phu gần đây của hai vị giáo sư người Đức Wolfgang Merkel và
Brigitte Weiffen có tên “Does
Heterogeneity Hinder Democracy?”, họ kết luận rằng sự phân mảng sắc tộc và
ngôn ngữ (ethnic and language fractionalization) đều không cản trở đến khả năng
chuyển đổi dân chủ của các quốc gia. Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng sự bất đồng
nhất sắc tộc để lại những hệ lụy tiêu cực cho quá trình củng cố nền dân chủ hiện
có. Các quốc gia có chỉ số đa dạng sắc tộc lớn nhất thường có biểu hiện phân
hóa chính trị cao nhất, và cùng đó là khả năng rơi vào nhóm dân chủ hóa thất bại
cao nhất.
***
Một mặt, những thông tin
trên cho chúng ta một cái nhìn tổng quan hơn, cẩn trọng hơn về vấn đề sắc tộc
và tiến trình để xây dựng một nhà nước dân chủ thành công. Mặt khác, người viết
cho rằng chúng cho thấy những thành tựu dân chủ và đa dạng sắc tộc mà Hoa Kỳ đạt
được cho đến nay quả thật là có một không hai.
Đối chiếu với các vấn đề
nội địa, ta cần khẳng định rằng vấn đề sắc tộc rõ ràng không thể là một yếu tố
cản đường tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam, nhưng tầm quan trọng của nó là
không thể phủ nhận.
Sắc tộc có thể chưa trở
thành một chủ đề lớn trong những thảo luận chính trị tại Việt Nam hiện nay.
Nhưng những xung đột giữa chính quyền người Kinh và các tuyên bố tự trị, chủ
quyền, lợi ích kinh tế của các dân tộc khác khắp Việt Nam vẫn còn âm ỉ đâu đó,
chờ ngày bùng nổ.
Các thảo luận sắc tộc
trong tương lai, và mô hình nhà nước quản trị phù hợp tương ứng, vẫn sẽ cần sự
thông thái, cầu thị, dân chủ và minh bạch… đặc biệt khi nó luôn là vấn đề nóng
mà các tổ chức thế giới quan tâm nhất.
No comments:
Post a Comment