TRANG NÀY CÓ CÁC BÀI :
1)
.
Nguyên Đại
.
============================================
Cái thế hệ mà tôi muốn nói đến là thế hệ 4x, 5x, ra đời tại miền đất dưới vĩ tuyến 17, lớn lên trong cuộc chiến tàn khốc vào thập niên 1960 và nửa đầu thập niên 1970. Thế hệ đó đã được đào tạo trong một nền giáo dục khai phóng, tự do, để có thể suy nghĩ, hành xử theo đúng sự mách bảo của lương tri. Nếu coi việc cầm súng bảo vệ mảnh đất mình đang sống là một nghĩa vụ thiêng liêng, họ đi vào quân ngũ; còn nếu không đồng tình với chính sách của chính quyền đương thời, họ đi vào chiến khu, theo hàng ngũ những người Cộng sản.
Thế hệ của tôi như thế đó! Nửa sau thập niên 1960, họ vừa đủ trưởng thành để chọn cho mình một hướng đi phù hợp với nhận thức riêng về cuộc chiến đang diễn ra ngày càng khốc liệt, với sự hiện diện của nửa triệu quân Mỹ và hàng triệu binh sĩ miền Bắc trên khắp chiến trường miền Nam. Nhiều người bạn học từng cùng mài đũng quần trên ghế học đường, cùng sẻ chia với nhau từng miếng bánh, từng viên kẹo, đã bỗng nhiên trở thành kẻ thù của nhau, chĩa súng vào nhau, hay chí ít cũng nói với nhau những lời cay độc.
Thế hệ của tôi là sự phân ly cùng cực của tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Sau ngày 30.4.1975, khi người cha tập kết trở về, vai gắn đầy sao, thì đứa con mà ông từng bồng ẳm, ứa nước mắt khi xuống tàu ra Bắc, cũng lầm lũi bước vào trại cải tạo theo lệnh những người đồng chí của ông, để rồi sau 5 năm, 10 năm, 15 năm, người con trai đó đã trở thành một gã trung niên sống bên lề xã hội, nghĩa cha con mơ hồ như khói, như sương.
Thế hệ của tôi, sau những năm tháng trải qua bao nhiêu thăng trầm cay đắng, ngày hôm nay vẫn đau lòng nhìn thấy hàng triệu đồng bào của mình cơm chẳng đủ no, áo chẳng đủ ấm! Sao mà những gì mình đã chịu đựng vẫn không bù đắp được cho cuộc sống của thế hệ con cháu mình? Nỗi đau này biết bao giờ cho nguôi?
Thế hệ của tôi không ít người có cảm giác mình đã lầm đường, dấn thân vào những bi kịch không có hồi kết, chiến tranh tàn rồi, đã bốn mươi mấy năm qua, sao lý tưởng mà mình đã hi sinh cả thời tuổi trẻ để mong biến thành hiện thực vẫn còn quá mơ hồ, khoảng cách địa lý Hà Nội-Sài Gòn đã lấp đầy từ gần nửa thế kỷ rồi, mà sao khoảng cách lòng người vẫn xa vời vợi?
Thế hệ của tôi, có những người trước khi nhắm mắt lìa đời, kịp nhìn lại con đường mình đã đi qua, nói lên lời trối trăng đầy những chân tình, mỉm một nụ cười trước khi bước vào giấc ngủ thiên thu.
Nhưng thế hệ của tôi cũng có những người cam lòng sống mãi trong sự vong thân, ngoảnh mặt lại những đau đớn về tinh thần và thể xác mà hàng triệu người sống quanh họ đang phải trải qua, để thốt lên những lời khó nghe nhất. Anh nhạc sĩ kia tuổi đời đã trên dưới 80, mà vẫn còn đủ sự trâng tráo để hành xử như một kẻ đê tiện nhất và phản ứng dữ dội mà cộng đồng mạng xã hội dành cho anh ta là bài học mà anh ta – và những người như anh ta – phải nhớ đời.
Qua những gì diễn ra vừa rồi, thế hệ của tôi, trong quãng đường đời còn lại của mình, vẫn còn hi vọng ở thế hệ trẻ hôm nay sẽ học được bài học của gã nhạc sĩ nọ để rút tỉa kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại của mình. Một niềm hi vọng khác đã nhen nhúm và nay đang lớn mạnh trong tôi, đó là trong khi cái gọi là “hòa hợp, hòa giải dân tộc” của người làm ra chính sách đã không đáp ứng được sự mong đợi mỏi mòn của hàng triệu người, thì trong đời sống thường nhật, sự hòa hợp đã trở nên có ý nghĩa hơn giữa những thế hệ từng sinh ra, lớn lên ở hai bờ con sông Bến Hải. Nay họ đủ trưởng thành, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, họ nhận thức đâu là nhu cầu và ý nghĩa đích thực của sự tìm đến nhau với lòng chân thành, vì quyền lợi chung của cộng đồng dân tộc.
Nhiều tháng qua, chúng ta đọc được nhiều trang Facebook của những trí thức trẻ từng trải qua cả quãng đời học sinh, sinh viên dưới mái trường XHCN. Chúng ta vui mừng nhận thấy bên cạnh những gì đã được học hỏi, họ còn biết tìm tòi từ sách báo những gì là sự thật còn ẩn khuất đàng sau những mưu định chính trị chỉ làm lợi cho một số người.
Và sẽ cảm kích hơn nữa, khi chúng ta đọc những dòng tin nhắn công khai của một bạn Facebook trung niên thay mặt một số anh em thuộc thế hệ trí thức trẻ miền Bắc của anh, ngỏ lời muốn tìm hiểu những sự thật với đầy đủ tính khách quan và trung thực trên dải đất miền Nam trước năm 1975, nơi mà thế hệ cha anh của anh từng cầm súng chiến đấu.
“Tôi trân trọng đề nghị anh chị em, nhất là các văn nghệ sĩ, trí thức, học giả, nhà nghiên cứu sống tại Saigon từ trước 1975 tích cực - âm thầm - bền bỉ CÔNG BỐ CÁC DI SẢN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT - GIÁO DỤC THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA để anh em người Bắc chúng tôi sinh sau đẻ muộn được biết, được hưởng thụ và có đánh giá khách quan. Tôi nghĩ đó là một phần của kho báu tinh hoa dân tộc đã bị phủ kín, bị giấu diếm, bị xóa bỏ, bị thành kiến, bị bẻ cong do tuyên truyền dối trá. Nay, dưới thời đại internet, tất cả cần được phát lộ, phủi bụi, khai quật, nhắc lại, đánh giá, tưởng niệm... Từng bài báo, từng bản nhạc, từng sự kiện, từng tác phẩm (văn, thơ, nhạc, họa, kiến trúc...), từng kỷ vật được nhắc lại, sẽ bổ sung cho hiểu biết của chúng tôi. Xin đa tạ anh chị em! AI đồng ý, xin share và cho 1 like để động viên nhau trong công cuộc này!” (hết trích)
Các bạn thấy đấy, trong cuộc sống của chúng ta hôm nay, bên cạnh những người như anh nhạc sĩ kia, đã cam tâm đánh mất lý trí và tình tự dân tộc, vẫn còn những trí thức trẻ XHCN biết hướng lòng mình đến một tương lai đầy triển vọng của tình dân tộc, nghĩa đồng bào.
Thế thì tại sao chúng ta chẳng vui lên, bạn nhỉ?
Lê Nguyễn17.11.2019
-----------------------------------------------
Nguyên Đại
17/11/2019
Trần Long Ẩn (TLA) sinh ngày 29/9/1944 tại Bình Định, học trung học tại trường La-San (nay là Đại Học Quy Nhơn), sau đó vào học ở Đại Học Văn Khoa Saigon. Tháng 4/1972, ông trốn theo VC vào chiến khu. Hai năm sau, năm 1974, ông được đưa ra miền Bắc, học ở trường Âm Nhạc Việt Nam.
Ngày 10/11/19, trong buổi họp giao ban của hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật TPHCM, ông TLA phát biểu: “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa…”, theo báo Phụ Nữ, cơ quan ngôn luận của HLH Phụ nữ TPHCM.
Phát biểu của ông gây nên phản ứng dữ dội của những người tham gia mạng xã hội, có người cho rằng đó là câu nói “bị khinh bỉ nhiều nhất từ xưa tới nay” (Mặc Lâm/ VOA – 15/11/19). Tại sao?
Trước hết là tại cái chức vụ mà ông đang có.
Ông không phải là một dư luận viên hạng bét, phát biểu vu vơ, không ai muốn tranh luận. Ông hiện là ủy viên thường vụ hội nhạc sĩ Việt Nam, chủ tịch hội âm nhạc và đồng chủ tịch liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TPHCM. Ông là tác giả của một số ca khúc từng được thanh niên Việt Nam yêu thích. Với chức vụ đó, ông không thể tùy tiện phát biểu, cho dẫu để lấy lòng ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành ủy TPHCM, người có mặt trong buổi họp giao ban đó.
Thứ hai là tại ông nói bậy.
Văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975 nó “độc hại” ở chỗ nào? Em thương nhớ, lo sợ những điều xảy ra với anh, một người lính trong những đêm lửa đạn… Những điều mà em không dám nghĩ, tình của mình chia ly mất mát trong chiến tranh…, thì độc hại ở chỗ nào? Tết, con không về nhà thăm mẹ được. Con nhớ mẹ, nhưng vì chiến cuộc, vì đồng đội con còn ở chiến trường, con không thể riêng mình êm ấm… thì độc hại ở chỗ nào?
Buổi chiều, mẹ nhìn ra ngõ nhớ con, đứa còn, đứa mất trong chiến tranh, từng đợt đạn pháo…lo buồn…thì độc hại chỗ nào. Ông vào chiến khu, không thông báo với gia đình, chỉ sau 75 mới gặp lại. Mẹ ông và những người thân nhớ thương ông…là một sự độc hại? Khi nói những điều đó, ông có nhớ đến tình cảm của những người thân của ông, khi ông đột nhiên… “mất tích” để vào chiến khu VC không? Khi nói những điều đó, ông đã trở thành “sự độc hại” của gia đình ông, cho dẫu ông đã ở tuổi mà có thể để xuống tất cả những phiền phức về danh và lợi trong cuộc đời này.
Thứ ba, ông là một kẻ vô ơn. Trước khi vào chiến khu, ông đã từng mài đũng quần trên ghế nhà trường trung và đại học Sài-gòn, ông lớn lên từ cái nền văn hóa đó. Nó tạo cho ông những cơ sở để có thể viết được những lời nhạc sau này. Ông là kết quả của “sự độc hại” mà ông miệt thị đó.
Thứ tư, làm công việc “phê bình” văn hóa, nhưng ông không hiểu một điều cơ bản là: Khi tác phẩm đã phát hành, sinh mạng của nó không còn do tác giả, người tạo ra nó, quyết định nữa. Người đón nhận tác phẩm quyết định sự sống còn của tác phẩm đó. Chế Lan Viên, sau này có “Trừ Đi” cái “Bánh Vẽ” cũng không tẩy được ao ước của ông “cho con làm sóng dưới con tàu đưa tiễn bác” trong lòng người đọc được.
Trịnh Công Sơn cho dẫu “tiến thoái lưỡng nan” cũng không thể làm thính giả quên được những ca khúc phản chiến mà ông đã viết, cùng với lời “hiệu triệu” văn nghệ sĩ mà ông nói trên đài phát thanh Sài gòn, những ngày cuối tháng Tư năm 1975.
Và, đồng chí Tố Hữu của ông, sau này có than khóc bao nhiêu vì bị thất sủng, cũng không làm sao lấy đi được ấn tượng trong lòng người đọc rằng: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ”…hay “Tiếng đầu lòng con gọi Sít-ta-lin” được.
Sự sống còn của một tác phẩm không phải tùy thuộc vào ý chí, quyết tâm đường lối của đảng, nó thuộc về người thưởng ngoạn. Không ai có thể “tẩy xóa”, ngay cả chính tác giả. Chính vì vậy, dòng nhạc trước 1975, người ta đã từng cố tẩy xóa, nhưng không thể nào, và bây giờ nó trở lại, sống vững vàng, sống mạnh mẽ, dầu đã hơn nửa thế kỷ.
Lẽ ra, là một “nhà phê bình” ông và các đồng chí của ông phải đặt câu hỏi “tại sao” trước khi dán cho nền văn hóa nghệ thuật trước 75 cái nhãn “độc hại”. Cái nhãn mà ông dán đó, vô hình chung lại dính hẳn vào con người của ông. Ông đã trở thành một sự độc hại, mà các đồng chí của ông sẽ buộc phải loại bỏ, một ngày rất gần; bởi vì ông không xứng là một nhà phê bình, ông không xứng là một nhạc sĩ, ngay cả trong cái nhìn của các đồng chí của ông.
Người xưa nói “nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”. Ông không rút lại được những lời phát biểu độc hại đó, nó sẽ đi theo ông xuống mồ. Tự nhiên, tôi cảm thấy ông là một người đáng thương hại.
-----------------------------------------
Ông Trần Long Ẩn là người đồng hương với tôi. Ông bị chửi làm tôi cũng thấy nhột. Nhưng tôi tin nhiều người còn nhột hơn. Không chỉ nhột mà còn thù địch với dân mạng. Bởi điều ông Ẩn nói chỉ là ăn theo nói leo kẻ khác. Ông nói như một cái máy chứ chưa chắc đã ý thức mình đang nói gì.
Nói toàn bộ văn hóa nghệ thuật miền Nam thời Việt Nam Cộng hòa là độc hại ắt không phải do ông nghĩ ra. Ai đã chủ trương chống nọc độc văn hóa miền Nam và ra lệnh đốt sạch ngay từ những ngày đầu tiên sau 1975? Mãi cho đến gần đây, người ta còn tiếp tục cấm một bài hát chẳng hại ai như Con đường xưa em đi thì Trần Long Ẩn cũng chỉ là tiếng nói của một thời còn sót lại.
Dân mạng chỉ chửi ông Ẩn chứ thực ra những Chu Giang Nguyễn Văn Lưu, Đông La, Phan Trọng Thưởng, Mai Quốc Liên… đều cùng một bè một giọng cả thôi.
Điều ngạc nhiên là sau một nửa thế kỷ vật đổi sao dời, có những người quyết không chịu thay đổi. Có chửi thối mồ thì những người này vẫn tự hào không bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Thôi thì họ có cái quyền đó, cần tôn trọng. Bởi lúc này có một trăm ngàn ông phát ngôn như ông Ẩn thì cũng không xóa được cái “nọc độc” đã phát tán mạnh mẽ sau không dưới một lần người ta đòi tiêu diệt tận gốc.
Biết đâu người ta mượn ông Ẩn để biện hộ cho sự xuống cấp đạo đức, suy đồi văn hóa hiện nay là do “nọc độc” văn hóa Mỹ ngụy để lại? Nếu đúng như vậy thì chưa chắc ai ngu hơn ai.
Tôi chỉ luận về sự tự hào không bị “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của những người như ông Ẩn.
Phân tâm học gọi hiện tượng này là triệu chứng Narcissism. Narcissus là nhân vật huyền thoại Hy Lạp, tự yêu mình đến mức không thể yêu ai và chết trong cô đơn. Sigmund Freud gọi đó là chứng thủ dâm, do bệnh nhân không có khả năng dịch chuyển tính dục sang đối tác. Trong công trình Giải huyền thoại, tôi cho rằng triệu chứng này nằm trong triệu chứng phổ quát hơn: triệu chứng độc tài. Không nghi ngờ rằng, độc tài là một triệu chứng tâm lý. Kẻ độc tài giống Narcissus ở chỗ, anh ta chỉ biết yêu mình mà không thể san sẻ cho ai. Bởi trong đầu anh ta chỉ có một thứ ảo ảnh đến hoang tưởng rằng mình thuộc đỉnh cao trí tuệ, cao cả hơn người. Thêm vào đó anh ta nhìn đâu cũng thấy thù địch, ám thị bị lật đổ. Thứ phức cảm này thể hiện sâu sắc ở Zeus, chúa tể Olympus. Zeus lật đổ cha mình là Cronus, do ám thị bị con mình lật đổ nên đã độc chiếm ngọn lửa tính dục, quyết không chịu san sẻ cho ai. Zeus thù địch Prometheus đến mức đối xử tàn bạo với Prometheus khi vị thần này đánh cắp ngọn lửa từ tay Zeus để san sẻ cho mọi người. Kẻ độc tài nhìn đâu cũng thấy thù địch là một triệu chứng di truyền. Trước đó, cha của Zeus là Cronus đã từng lật đổ ông nội Zeus là Uranus, và để tránh hậu họa bị lật đổ, Cronus đã lần lượt nuốt sống những đứa con của mình! Cái định mệnh thật nghiệt ngã là càng ám thị bị lật đổ thì lại càng dễ bị lật đổ. Zeus thoát khỏi cái bụng tham lam của cha mình và điều gì sẽ xảy ra đã phải xảy ra.
Không chừng trong bối cảnh hiện nay, tấn tuồng của huyền thoại lại hiện hữu ở những kẻ độc tài nên người ta phải dự phòng như cha con nhà Zeus đã dự phòng? Rằng cái bóng ma Việt Nam cộng hòa hay thứ văn hóa nghệ thuật con đẻ của Việt Nam cộng hòa đang rình rập đâu đó rất nguy hiểm?
Luận chuyện xưa có lẽ làm cho nhiều người khó hiểu. Tôi kể chuyện quan hệ đời thường vậy. Làng tôi sau 1975 có một ông tập kết về làm công tác tuyên giáo rất hăng. Ông ta yêu văn hóa XHCN đến mức nhìn cái gì khác mình đều là thù địch. Sau khi truy tìm đốt sạch văn hóa phẩm Mỹ ngụy để lại, ông ta đến từng nhà bắt gia đình người ta ném cả tượng Phật, tượng Chúa, di ảnh tổ tiên xuống ao. Chỉ được phép thờ mỗi Bác Hồ. Ai không thực hiện đều hoặc bị bắt đi cải tạo hoặc bị đày xuống trụ sở xã, ngày lao động công ích, tối ngủ trong thùng container.
Hậu quả là ông cán bộ tuyên giáo này không sống chung được với ai. Vợ con bỏ nhà ra đi. Cho đến những ngày bình thường sau này, hàng xóm cũng chẳng ai dám quan hệ gần gũi với ông. Người ta không thù địch ông nhưng lại ớn ông thù địch. Ông sống lặng lẽ một mình cho đến một ngày kia người ta phát hiện đàn chó đang tranh nhau cục xương người trước nhà ông. Thì ra ông ta chết khi nào chằng ai hay. Nếu không nhờ mấy con chó thì có lẽ thi hài ông sẽ phân hủy cho đến khi chỉ còn bộ xương trắng trong cái ngôi nhà cô đơn ấy.
Dân quê tôi giàu lòng nhân ái, họ đã chôn cất ông tử tế như chôn cất một người hùng vào sâu trong nấm mồ của quá khứ. Nhưng trước khi đắp chiếc khăn giấy lên gương mặt ông, nhiều người vẫn ái ngại, rằng ông vẫn nhìn mọi người bằng con mắt thù địch.
Nên nhớ triệu chứng Narcissism là căn bệnh phổ quát của loài người. Biết bệnh của mình để tìm ra trị liệu giải thoát khỏi cơn hoang tưởng Narcissisus mới là kẻ sáng suốt.
*
Vào internet tim hiểu mấy triệu chứng NARCISSISM mới thấy sáng mắt sáng lòng. Thán phục Chu Tiên sinh và xin chia sẻ cùng các fan của Chu Tiên sinh mấy triệu chứng phổ biến đó:
1. Vô liêm sỉ: Những kẻ nhiễm chủ nghĩa Narcissism thường công khai tự hào và không có gien xấu hổ. Chúng không mảy may lay động trước những nhu cầu và ước muốn của người khác. Chúng căm ghét bất kỳ ai phê phán chúng bởi chấp nhân phê phán chứng tỏ chúng không hoàn hảo nên cần phải ‘diễn biến’ hoặc ‘chuyển hóa’. Chúng luôn tách hành vi của chúng ra khỏi bản thân. Nếu làm điều gì tội lỗi, chúng luôn cho hành vi của chúng có thể nhất thời sai trái, nhưng động cơ của chúng vẫn luôn là tốt.
2. Tư duy ma giáo: Những kẻ nhiễm chủ nghĩa Narcissism luôn tự cọi mình là hoàn hảo, sử dụng lối tư duy ma giáo và không chấp nhận sự thật. Trong hoàn cảnh nào chúng cũng tìm được lý do để đổ lỗi cho người khác.
3. Ngạo mạn: Những kẻ nhiễm chủ nghĩa Narcissism khi cảm thấy sắp hết thời thường tìm mọi cách tự lên dây cót (tự sướng) cho để đề cao tầm quan trọng của mình bằng cách hạ thấp vai trò, kể cả nhục mạ người khác.
4. Ghen ghét, đố kỵ: Những kẻ nhiễm chủ nghĩa Narcissism thường cho mình ‘siêu’ hơn những người khác bằng cách đánh giá thấp nhân cách cũng như thành công của họ.
5. Đặc quyền: Những kẻ nhiễm chủ nghĩa Narcissism tự ban phát cho mình những đặc quyền thậm chí vô lý và phi tự nhiên bởi chúng tự cọi chúng là là siêu, là đặc biệt. Đồng thời, chúng coi những ai dám động chạm đến đặc quyền của chúng là những kẻ ‘bất hảo’.
6. Bóc lột: hành vi bóc lột của chúng có thể diễn ra theo nhiều hình thức nhưng sự thật là chúng bóc lột đồng loại một cách không thương tiếc. Thông thường, kẻ bị bóc lột luôn ở địa vị phụ thuộc cho nên họ không thể tự bảo vệ hoặc chống lại sự bóc lột đó.
ÔI GIỜI ! NARCISSISM xung quanh ta.
1. Vô liêm sỉ: Những kẻ nhiễm chủ nghĩa Narcissism thường công khai tự hào và không có gien xấu hổ. Chúng không mảy may lay động trước những nhu cầu và ước muốn của người khác. Chúng căm ghét bất kỳ ai phê phán chúng bởi chấp nhân phê phán chứng tỏ chúng không hoàn hảo nên cần phải ‘diễn biến’ hoặc ‘chuyển hóa’. Chúng luôn tách hành vi của chúng ra khỏi bản thân. Nếu làm điều gì tội lỗi, chúng luôn cho hành vi của chúng có thể nhất thời sai trái, nhưng động cơ của chúng vẫn luôn là tốt.
2. Tư duy ma giáo: Những kẻ nhiễm chủ nghĩa Narcissism luôn tự cọi mình là hoàn hảo, sử dụng lối tư duy ma giáo và không chấp nhận sự thật. Trong hoàn cảnh nào chúng cũng tìm được lý do để đổ lỗi cho người khác.
3. Ngạo mạn: Những kẻ nhiễm chủ nghĩa Narcissism khi cảm thấy sắp hết thời thường tìm mọi cách tự lên dây cót (tự sướng) cho để đề cao tầm quan trọng của mình bằng cách hạ thấp vai trò, kể cả nhục mạ người khác.
4. Ghen ghét, đố kỵ: Những kẻ nhiễm chủ nghĩa Narcissism thường cho mình ‘siêu’ hơn những người khác bằng cách đánh giá thấp nhân cách cũng như thành công của họ.
5. Đặc quyền: Những kẻ nhiễm chủ nghĩa Narcissism tự ban phát cho mình những đặc quyền thậm chí vô lý và phi tự nhiên bởi chúng tự cọi chúng là là siêu, là đặc biệt. Đồng thời, chúng coi những ai dám động chạm đến đặc quyền của chúng là những kẻ ‘bất hảo’.
6. Bóc lột: hành vi bóc lột của chúng có thể diễn ra theo nhiều hình thức nhưng sự thật là chúng bóc lột đồng loại một cách không thương tiếc. Thông thường, kẻ bị bóc lột luôn ở địa vị phụ thuộc cho nên họ không thể tự bảo vệ hoặc chống lại sự bóc lột đó.
ÔI GIỜI ! NARCISSISM xung quanh ta.
*
Diễm Thi, RFA | 2019-11-14
*
nhà văn - đạo diễn Lê Văn Duy
SOHA 20/09/2014 08:58
No comments:
Post a Comment