28/11/2019
BÀI MỚI
28/11/2019
28/11/2019
28/11/2019
28/11/2019
28/11/2019
28/11/2019
28/11/2019
28/11/2019
28/11/2019
28/11/2019
28/11/2019
28/11/2019
27/11/2019
*
*
BẢN TIN NGÀY 28/11/2019
Tin Biển Đông
Báo Một Thế Giới dẫn lời Chủ tịch Quốc hội: Kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền Biển
Đông. Chiều 27/11/2019, kết thúc Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, Chủ tịch
Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu: “Trước diễn biến trên thế giới và khu vực
có nhiều biến động phức tạp, trong đó có tình hình Biển Đông, Quốc hội yêu cầu
tiếp tục chủ động theo dõi sát tình hình thực tiễn để kịp thời có giải pháp ứng
phó phù hợp với những vấn đề phát sinh; kiên trì, kiên quyết bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc”.
Nói đến chuyện bảo vệ chủ quyền quốc gia thì
mấy chữ “kiên trì”, “kiên quyết” chỉ để làm màu, vấn đề là hành động bảo vệ có
hiệu quả hay không. Lãnh đạo CSVN “kiên trì”, “kiên quyết” bảo vệ chủ quyền ở
Biển Đông nhiều năm qua, nhưng Trung Quốc ngày càng lấn tới, triển khai chiến dịch
“khảo sát” kéo dài gần 4 tháng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có
lúc tàu TQ chỉ cách bờ biển VN khoảng 60 hải lý, thế thì “kiên trì”, “kiên quyết”
để chúng xâm phạm lãnh hải nước ta?
Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày, LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị nói chuyện thời sự về tình
hình Biển Đông, theo báo Lao Động. Bài báo cho biết, “hội nghị
đã nghe đại tá Nguyễn Hữu Tài – Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng
cung cấp thông tin chi tiết về việc các tàu Hải Dương của Trung Quốc xâm phạm
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cụ thể là bãi Tư Chính trong thời gian
qua”.
Cứ tưởng ông Nguyễn Hữu Tài nắm được chi tiết
hành động quấy phá của tàu TQ, nhưng ông Tài vẫn phát biểu không khác gì các
lãnh đạo Hà Nội: “Kiên quyết, kiên trì chủ trương giữ gìn môi trường
hòa bình để phát triển đất nước gắn liền bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”.
VOA có bài: Góc nhìn khác về chính sách quốc phòng ‘bốn không’ của Việt
Nam. GS Carl Thayer nhận định về chính sách quốc phòng 2019 của Việt
Nam: “Chính sách hợp tác quốc phòng chung của Việt Nam vẫn như cũ,
nhưng đồng thời, Việt Nam ra chỉ dấu rằng nếu các mối đe dọa cụ thể đối với chủ
quyền xảy ra, Việt Nam có quyền củng cố khả năng phòng thủ bằng việc tăng cường
hợp tác quốc phòng với các nước khác tùy vào tình hình cụ thể”.
Mời đọc thêm: Đắk Lắk: Ngăn chặn “đường lưỡi bò” xuất hiện trên thiết bị
điện năng lượng mặt trời (DT). – Cựu thẩm phán Philippines: Trung Quốc hưởng lợi lớn nhất từ
phán quyết Biển Đông (TT). – Indonesia dùng ‘ngoại giao mềm’ chống Trung Quốc ở biển Đông (PLTP).
Chính quyền Đà Nẵng dừng đặt tên đường
Alexandre de Rhodes
Chiều 27/11/2019, Sở VH&TT TP Đà Nẵng dừng đặt tên đường Alexandre de Rhodes, báo Người
Lao Đông đưa tin. Ông Huỳnh Văn Hùng, GĐ Sở VH&TT TP Đà Nẵng, xác nhận, Sở
đã dừng việc đưa tên 2 giáo sĩ có công hình thành chữ quốc ngữ là Francisco De
Pina, người Bồ Đào Nha và Alexandre de Rhodes, người Pháp (tên Việt là Đắc Lộ)
vào đề án đặt, đổi tên đường.
Ông Hùng thừa nhận, 2 giáo sĩ Francisco De
Pina và Alexandre de Rhodes đã có công rất lớn trong quá trình tạo ra chữ quốc
ngữ, góp phần giúp văn hóa VN phát triển mạnh mẽ, nhưng khi Sở VH&TT TP Đà
Nẵng lấy ý kiến nhân dân, “một số cán bộ hưu trí đã nêu quan điểm không
đồng ý với việc đặt tên đường cho hai giáo sĩ vì cho rằng quá trình chế tác chữ
Quốc ngữ của những giáo sĩ này gắn với quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt
Nam”.
Đáp lại “lý tưởng cách mạng” của mấy cán bộ
hưu trí nói trên, một độc giả bình luận: “Các ý kiến phản đối đặt tên 2
vị giáo sĩ vì gắn liền thời kỳ Pháp xâm chiếm VN là bảo thủ, lạc hậu. Xin hỏi
các vị phản đối là hiện giờ các vị dùng chữ viết gì? Chữ do ai sáng tạo?”
Nhà báo Nguyễn Hồng Lam viết: Định kiến. Ông Lam bình luận: “Chỉ văn hóa
và nước nhà mới phải buồn. Bởi, não trạng của một bộ phận ‘nhà nghiên cứu’,
‘nhà khoa học’ Việt vẫn chưa thoát nổi sợi thòng lọng giáo điều. Họ không nhìn
thấy giá trị văn hóa, không tư duy bằng khoa học. Đầu óc họ vẫn chất đầy định
kiến, hằn học, sự thủ cựu kỳ thị, chia rẽ tôn giáo. Đó là thứ tư duy phản khoa
học và phi lịch sử”.
Về “tội” của các giáo sĩ phương Tây, Facebooker Kiên Huyền viết: “Về Văn hoá, bọn
Pháp bắt dân ta bỏ chữ Nho để học chữ Quốc Ngữ. Chữ Nho vĩ đại có hàng nghìn ký
tự khác nhau – học cả đời không hết, vậy mà bọn Pháp làm cho cả nước ta hiện
nay phải dùng chữ Quốc ngữ chỉ có vài chục ký tự – học vài tháng đã đọc thông
viết thạo – thật là đáng tiếc. Bọn Pháp còn dã man tới mức xây hàng loạt các
trường học ở khắp nước ta, từ bậc Tiểu học đến tận Đại học – để bắt dân ta học
chữ và học kiến thức”.
Facebooker Phạm Hồng Phước dẫn lời phát biểu của
TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu trước mộ linh mục Alexandre De Rhodes tại
Isfahan, Iran trong dịp đoàn VN do GS. TS Nguyễn Đăng Hưng dẫn đầu, khánh thành
bia tri ân ngày 5/11/2018:
“Từ thế kỷ XVII trở đi, nhờ dễ sử dụng bằng
cách ghép chữ thành vần nên thứ chữ mới bằng mẫu tự Latin phổ biến hơn. Chữ quốc
ngữ phát triển được là nhờ dựa trên nền tảng tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và
đẹp, phong phú, linh hoạt và biểu cảm. Từ góc độ lịch sử văn hóa, sáng tạo ra
chữ quốc ngữ là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây đặc biệt là vai trò của
Ngài Alexandre de Rhodes”.
Nhà báo Lưu Trọng Văn chia sẻ nguyên văn bản kiến nghị của 12 “trí thức” phản
đối đặt tên đường theo 2 linh mục nói trên, gồm: PGS. TS. Lê Cung, nhà Nghiên cứu
Nguyễn Đắc Xuân, PGS. TS. Trần Thuận, PGS. TS. Phạm Quốc Sử, PGS. TS. Nguyễn Tiến
Dũng, PGS. TS. Trương Công Huỳnh Kỳ, TS. Phan Văn Hoàng, nhà Nghiên cứu Trần
Hoàng, ThS. Hà Văn Lưỡng, nhạc sĩ Chúc Linh, PGS. TS. Nguyễn Tất Thắng, TS.
Nguyễn Thị Thanh Huyền.
Theo danh sách, có thể thấy, hầu hết những
người trong nhóm này không làm việc trong các cơ quan giáo dục, văn hóa ở Đà Nẵng
mà… ở Huế, nhất là ĐH Sư phạm và ĐH Khoa học Huế, nhưng họ lại can thiệp vào việc
đặt tên đường ở Đà Nẵng. Còn ý kiến của người dân Đà Nẵng thì họ và các “đồng
chí” của họ bỏ qua.
Nhà báo Hoàng Hải Vân viết: Trả
lời những ai phản đối lấy Alexandre de Rhodes đặt tên đường. Ông Vân
bình luận: “Lời của cha Đắc Lộ thật là khiêm tốn, nhưng việc hệ thống
hóa những gì mà những người đi trước để lại, đặc biệt là thêm tiếng la tinh
vào, để có cuốn tự điển Annam – Lusitan – Latinh (Việt-Bồ-La), là tác phẩm đầu
tiên sử dụng chữ quốc ngữ, từ đây chữ quốc ngữ mới được phổ biến trong cộng đồng
Kitô giáo Việt Nam. Không phải cha Đắc Lộ khai sinh ra chữ quốc ngữ thì là gì!”
Trong tình hình lãnh đạo CSVN đang ra sức đàn
áp các tiếng nói đối lập, do đó cũng rất đề phòng các hành động liên quan đến
các linh mục và giáo dân Công giáo, nên đề nghị của 12 “trí thức” nói trên tạm
thời được chính quyền TP Đà Nẵng chấp nhận. Nhưng 12 người này không nên mừng vội,
vì những người ăn cháo đá bát, vong ơn bội nghĩa cũng là những người dễ phản bội
chính đồng đội, “đồng chí” của họ.
Mời đọc thêm: Đà Nẵng không đặt tên đường Alexandre de Rhodes (VTC).
– Đà Nẵng tạm gác đề xuất lấy tên 2 giáo sĩ phương Tây đặt tên
đường (GT). – Đà Nẵng dừng đặt tên đường Alexandre de Rhodes vô thời hạn (PLTP).
– Bài bác Alexandre de Rhodes sao dùng chữ của ông? (FB
Hoàng Hải Vân). – Việc đặt tên đường Alexandre de Rhodes ở Đà Nẵng: Phản bác
hay thận trọng? (RFA).
39 nạn nhân chết ở Anh: 16 thi hài đã về
tới quê nhà
Sáng 27/11/2019, 16 trong 39 thi thể vụ xe container ở Anh đã về tới sân bay
Nội Bài, VOV đưa tin. Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan chức
năng và địa phương đưa 16 trong tổng số 39 thi hài của các nạn nhân thiệt mạng ở
Anh về tới sân bay Nội Bài. Sau khi hạ cánh, đại diện các địa phương có người bị
nạn ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đã tiếp nhận và đưa 16 thi thể về địa
phương.
Thi thể các nạn nhân vụ xe container ở hạt
Essex, Anh được đưa về nước. Nguồn: VOV
Vụ 39 người chết ở Anh: Thi hài 39 người gặp nạn được đưa về
trong 2 đợt, theo báo Người Lao Động. Cơ quan chức năng hai nước Việt –
Anh cho biết, thi hài 39 nạn nhân sẽ được đưa về nước trong 2 đợt, trong đó đợt
đầu tiên đã được đưa về nước và bàn giao cho các gia đình trong ngày 27/11,
thông tin về thời điểm của đợt thứ 2 vẫn chưa được công bố.
VOA có clip: Hồi hương
trong quan tài từ Essex
Trong một phát biểu đăng trên Facebook, ông
Gareth Ward, đại sứ Anh ở Việt Nam, bày tỏ cam kết của Chính phủ Anh trong việc
phòng, chống nạn buôn người và ngăn chặn những thảm kịch tương tự tái diễn. Đại
sứ Ward cũng nói, ông sẽ tới thăm những địa phương có nạn nhân để chia buồn
cùng gia đình họ. Thông điệp của đại sứ Anh Gareth Ward: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/11/%C4%90%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-Anh.mp4?_=1
Mời đọc thêm: Vụ 39
nạn nhân: Thi hài về tới quê nhà (BBC). – Vụ 39 người chết: Đưa thi thể các nạn nhân về tới Nội Bài (NLĐ).
– Hình ảnh 16 trong 39 thi hài người Việt tử nạn ở Anh về đến
sân bay Nội Bài (TT). – Vụ 39 người chết ở Anh: Xe chở 16 nạn nhân trên đường về quê (VNN).
– Vụ
39 người tử vong: Đại sứ Anh lên tiếng sau khi những nạn nhân đầu tiên được đưa
về nước (NLĐ).
Vụ bê bối ở Thủ Thiêm
Lãnh đạo UBND quận 2 đề nghị tiếp tục thu hồi đất Thủ Thiêm, Zing đưa
tin. Trong văn bản kiến nghị gửi UBND TP HCM, quận 2 đề nghị lãnh đạo TP cho
phép tiếp tục áp dụng các “biện pháp hành chính” để lấy đất dân nhằm “đảm
bảo tiến độ đầu tư, triển khai các dự án quan trọng”. Trước đó, “khi
phát sinh khiếu kiện đông người về vấn đề ranh quy hoạch khu đô thị mới Thủ
Thiêm, quận 2 đã tạm dừng cưỡng chế, ngưng thu hồi đất khiến tiến độ thi công
các dự án mà UBND TP.HCM chấp thuận bị chậm”.
Để hoàn thành công trình trên đất Thủ Thiêm,
quan chức thành Hồ kêu gọi các sở, ngành “cần sớm tham mưu ban hành các
văn bản pháp lý về vấn đề giải quyết bồi thường, hỗ trợ đối với người dân chịu ảnh
hưởng bởi ranh quy hoạch 4,3 ha”, đồng thời hoàn thiện thủ tục điều chỉnh
quy hoạch phân khu 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500.
Mời đọc thêm: Quận 2 kiến nghị UBND TP.HCM một số vấn đề về Thủ Thiêm (PLTP).
– Quận 2 đề xuất tiếp tục thu hồi đất cho dự án Khu đô thị mới
Thủ Thiêm (TT). – Yêu cầu tổ chức đối thoại với dân khiếu nại về dự án Thủ
Thiêm (TTXVN). – Kiến nghị giải quyết dứt điểm khiếu nại, đối thoại với người
dân Thủ Thiêm (BVPL). – Người dân Thủ Thiêm vẫn khiếu nại gay gắt, ‘đòi’ 5 khu phố
ngoài ranh (VNN).
Tin Hồng Kông
RFI đưa tin: Hồng Kông mở lại đường hầm chính, PolyU hầu như không còn ai.
Sau 2 tuần lễ bị phong tỏa, một trong các tuyến đường giao thông chính là đường
hầm nối bán đảo Cửu Long với Hồng Kông đã được mở lại hôm 27/11/2019. ĐH Bách
Khoa Hồng Kông (PolyU), nơi cả ngàn người biểu tình từng chiếm đóng, giờ hầu
như không còn ai. “Việc tìm kiếm những người cố thủ vẫn tiếp tục, nhưng
cảnh sát đang bị đòi hỏi phải rút đi sau 10 ngày bao vây trường đại học này”.
Theo bài báo, khoảng 1.100 người biểu tình đã
bị bắt giữ tuần trước, vẫn chưa rõ số phận của họ thế nào. Trường hợp gần đây
nhất được phát hiện trong PolyU là “một thiếu nữ khoảng trên 18 tuổi
trong tình trạng sức khỏe rất yếu”.
Kênh Channel News Asia có clip: Cuộc
phong tỏa ĐH Hồng Kông đã kết thúc.
Trong khi người biểu tình ở Hồng Kông hầu như
đã kiệt sức sau nhiều tháng trông đợi sự giúp đỡ từ chính quyền Trump,
thì dự luật Hong Kong vẫn trên bàn của TT Trump, theo
Zing. Tình hình đàm phán thương mại Mỹ – Trung sắp bước vào giai đoạn cuối,
chưa có biểu hiện gì cho thấy Tổng thống Trump sẽ quan tâm đến người dân Hồng
Kông.
VTC viết: Thông điệp ông Trump gửi người Hong Kong sau chiến thắng
vang dội của phe dân chủ. Cứ tưởng Trump sẽ động viên những người đấu
tranh dân chủ ở Hồng Kông thế nào, ông ta lại nói: “Chúng tôi sẽ sát
cánh cùng họ. Như các bạn đã biết, tôi có mối quan hệ rất tốt với Chủ tịch Tập.
Chúng tôi đang ở giai đoạn cuối của một thỏa thuận rất quan trọng. Tôi đoán bạn
sẽ nói đó là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất từ trước tới nay”.
Theo phát biểu của ông Trump thì ông ta sẽ “sát cánh” với họ Tập chứ không phải
người dân Hồng Kông.
Mời đọc thêm: Không còn người biểu tình trong Đại học Bách khoa Hong Kong (TT).
– Sạch bóng người biểu tình tại Đại học Bách khoa Hồng Kông (TN).
– Hong
Kong: Khung cảnh ĐH Bách Khoa sau một tuần sinh viên chiếm đóng (BBC).
– Lãnh
đạo Hong Kong thừa nhận dân bất mãn với chính quyền (VOA).
– Bầu
cử Hong Kong: Truyền thông TQ ‘ỉm’ kết quả, Carrie Lam không nhượng bộ (BBC).
– Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi kết quả bầu cử cấp quận Hong Kong (VNE).
– Mỹ muốn thấy mọi chuyện tốt đẹp với Hong Kong (VOA).
– Tổng thống Trump ủng hộ người biểu tình Hồng Kông, nhưng giữ
‘quan hệ rất tốt’ với Chủ tịch Tập Cận Bình (TN). – Trùm gián điệp Trung Quốc nằm vùng Hong Kong bị tóm ở Đài Loan (TT).
Tin môi trường
Tình hình chất lượng không khí ở TP Hà Nội
ngày 27/11/2019: Nhiều khu vực xuất hiện chỉ số rất xấu, theo trang
Kinh Tế Đô Thị. Chi cục Bảo vệ Môi trường, Sở TN&MT Hà Nội thừa nhận, chỉ số
chất lượng không khí (AQI) đo được tại 10 trạm quan trắc trên địa bàn TP đa phần
ở mức xấu và rất xấu, trên dưới 220, là ngưỡng tím, ngưỡng độc hại thứ nhì
trong các ngưỡng độc hại của AQI.
Bài báo cho biết: “Nơi đo được AQI
cao nhất và ở mức rất xấu là khu vực Minh Khai – 220, Phạm Văn Đồng – 214, Hàng
Đậu – 212, Thành Công – 202. Các khu vực còn lại có chỉ số xấu dưới 200 như:
Tây Mỗ, Tân Mai, Hoàn Kiếm, Mỹ Đình”. Chi cục Bảo vệ Môi trường khuyến cáo
người già và trẻ em hạn chế ra ngoài, nhưng không lẽ công dân thủ đô ngàn năm
văn vật cứ phải trốn tránh trong nhà suốt ngày?
Trang Giáo Dục và Thời Đại đặt câu hỏi: ĐBSCL đối mặt với nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn sâu như thế
nào? Bộ TN&MT cảnh báo, trước mùa khô 2020, tổng lượng dòng chảy
trên các trạm thượng nguồn sông Mê Kông về khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện
ở mức thiếu hụt so với trung bình năm ngoái 50%, thậm chí có thời điểm thiếu đến
60%, “đặc biệt là vùng trung và hạ lưu sông nhiều điểm đã xuống thấp lịch
sử, so với cùng kỳ. ĐBSCL đối mặt với nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn sâu”.
Ông Vũ Đức Long, PGĐ Trung tâm dự báo Khí tượng
thủy văn quốc gia, cho biết, tại trạm Chinsen của Thái Lan, nguồn nước đổ về
lưu vực sông Mê Kông hiện đang thiếu hụt khoảng 50%. Ở ĐBSCL, độ mặn 4 phần
ngàn đã xâm nhập vào tỉnh Bến Tre, “tình trạng này xảy ra khá sớm so với
mọi năm, đã đi sâu vào khu vực đất liền. Dự báo xâm nhập mặn đi sâu vào đất liền
hơn so với hai năm 2018 và 2019 cũng như trung bình nhiều năm”.
Trang Hành tinh Titanic có bài so sánh hình ảnh sông băng trên đảo Svalbard (Na Uy) 1 thế kỷ trước
và hiện tại. Bài viết cung cấp ảnh chụp đảo Svalbard, khu vực nằm giữa
Na Uy và cực Bắc của Trái Đất lần lượt vào năm 1928 và 2019, cho thấy Bắc Cực
đã mất một lượng băng lớn chỉ trong chưa đầy một thế kỷ.
Ảnh bên trái chụp đảo Svalbard của Na Uy năm
1928, do Viện Bắc Cực Na Uy cung cấp. Ảnh bên phải chụp tại khu vực này năm
2019, của trang Christian Aslund/Greenpeace.
Trang Hành tinh Titanic bình luận: “Đó
là 1 thế kỷ thôi đấy các bạn ạ! Nhưng nên nhớ rằng, biến đổi khí hậu sẽ diễn ra
theo đường parabol chứ không phải tuyến tính. Những đột biến sắp tới, sẽ không
cần tới một thế kỷ, chúng sẽ xảy ra trong thời gian một đời người thôi. Mất Bắc
Cực là mất tất cả!”
VOV đưa tin: Rừng bị tàn phá ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar là rất
nghiêm trọng. Sáng 27/11, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Hạt Kiểm lâm huyện
Krông Ana, Công an huyện và Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar đã đến hiện trường
kiểm tra và xác nhận, “có hàng nghìn mét vuông rừng bị tàn phá, nhiều
cây gỗ lớn có đường kính từ 1,5-2 mét, có hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ. Cơ quan
chức năng đang phong tỏa hiện trường và tổ chức kiểm đếm số gỗ do lâm tặc bỏ lại”.
Lực lượng chức năng đang tổ chức kiểm đếm và
phân loại số gỗ mà lâm tặc bỏ lại. Nguồn: VOV
Mời đọc thêm: Báo
động ô nhiễm không khí tăng cao dịp cuối năm (Người Đô Thị).
– Vì sao ô nhiễm không khí lại tăng cao dịp cuối năm? (NLĐ).
– Tình hình ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn đang trở nên
ngày càng nghiêm trọng (ĐBTP). – Pháp cam kết đồng hành cùng Hà Nội giảm thiểu ô nhiễm không
khí (KTMT). – Người dân bức xúc vì ô nhiễm kéo dài (BP).
– Gây ô nhiễm môi trường, cơ sở tái chế nhựa bị phạt 175 triệu
đồng (Tin Tức). – Người Việt chịu ô nhiễm giỏi hơn các nước khác? (TN).
– Cảnh báo hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (DNVN).
– Mặn xâm nhập cách các cửa sông chính tại Bến Tre khoảng 30km (Tin
Tức). – Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu
nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2019-2020 (TH). – Mỹ oằn mình trước bão tuyết, “bom lốc xoáy” (NLĐ).
– Bão tuyết làm tê liệt giao thông đường bộ và hàng không trước
thềm lễ Tạ ơn ở Mỹ (Tin Tức).
– Mật độ khí nhà kính gia tăng nhanh chóng (FB
Nguyễn Đạt An). – Hươu Thái chết với 7kg ‘rác và đồ lót’ trong dạ dày (BBC).
– Hà Nội: Loại bỏ ô nhiễm “trắng” (KTVN). – TP.HCM: Ô nhiễm từ đâu? (NTD). – Sài Gòn muốn chi hơn $21 triệu xây dựng hệ thống quan trắc
môi trường (NV). – Điện than: Hoan
hô Long An! (TT).
– Cận cảnh bãi gỗ khai thác trái phép khiến rừng già Quảng Nam
tan nát (GT). – Gỗ khủng ung dung ra khỏi rừng đặc dụng (PLTP).
– Vì sao ô nhiễm không khí lại tăng cao dịp cuối năm? (NLĐ).
– Chất lượng không khí Hà Nội, TP HCM ngày 27/11 (Zing).
– Hương Khê (Hà Tĩnh): Hiểm họa khôn lường từ rác thải sinh hoạt (DS).
Tin giáo dục
Vấn đề thành lập, công nhận hội đồng các trường
ĐH ở VN, báo Giáo Dục VN đặt câu hỏi: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có…tiếm quyền? Việc
thành lập hoặc bãi nhiệm các hội đồng trường thuộc thẩm quyền của Chính phủ,
nhưng lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động VN lại cố tình ban hành văn bản chồng
chéo. “Xem lại Luật Công đoàn, Điều lệ công đoàn, Luật Tổ chức Chính phủ,
các luật về giáo dục và Hiến pháp Việt Nam nhưng chưa tìm thấy quy định nào để
Tổng Liên đoàn lao động làm thay việc của Chính phủ”.
Chuyện ở Kiên Giang: Trưởng Phòng Giáo dục bỏ ngoài sổ sách hàng trăm triệu
đồng, theo báo Dân Trí. Theo kết luận của UBKT Tỉnh ủy Kiên Giang, ông
Nguyễn Xuân Hoàng, trưởng Phòng GD&ĐT huyện đã tự quyết định các công việc
liên quan đến tài chính, mua sắm tài sản.
Từ năm 2017 đến 2019, ông Hoàng “chỉ
đạo giữ lại kinh phí sự nghiệp giáo dục của các trường hơn 46 tỷ 578 triệu đồng.
Đến tháng 3/2019 đã chi hơn 29 tỷ đồng trong số này nhưng không xin chủ trương
của UBND huyện”, ông Hoàng còn chỉ đạo để ngoài sổ sách hơn 349 triệu đồng.
Báo Tiền Phong đưa tin: Một học sinh lớp 4 bị thầy giáo tát đỏ má vì nghịch trong giờ
ngủ trưa. Ngày 27/11, lãnh đạo phòng GD&ĐT thị xã Dĩ An, Bình
Dương, xác nhận, họ đang tiến hành xử lý thầy giáo H, có hành vi bạo hành học
sinh trong lớp. Trưa 25/11, nam sinh lớp 4 của trường Tiểu học Tân Bình bị thầy
H dùng tay tát vào má vì nghịch không chịu ngủ trưa. Đến khi học sinh đi học về,
gia đình nhìn thấy trên má của bé bị đỏ, in hình dấu tay và được bé kể lại, em
bị thầy giáo đánh.
Mời đọc thêm: Xét công nhận GS, PGS: Thay đổi giữa chừng, ứng viên không
phục (VNN). – Xét công nhận giáo sư, phó giáo sư lại ‘dậy sóng’: Cuộc chơi
không công bằng? (TN). – Tranh luận xét giáo sư, phó giáo sư: Hội đồng ngành sai hay
Hội đồng giáo sư nhà nước sai? (DT). – Xét công nhận GS, PGS năm 2019: Ứng viên vẫn ấm ức (TP).
– Học sinh lớp 4 bị thầy giáo tát bầm má (DT).
– Giáo viên phản ánh thu tiền quỹ Hội chữ thập đỏ sai, phòng
Giáo dục nói gì? (GDVN). – Nam giáo sinh không được “nháy mắt” với nữ sinh! (DT).
– Đồng Nai: 3 học sinh tiểu học bị văng khỏi xe đưa rước: Hiệu
trưởng nói gì? (DT).
– GS Mai Trọng Nhuận: Muốn phát triển đất nước, rất cần đào tạo
nhân tài (TP). – GS Sử học Hà Văn Tấn qua đời ở tuổi 82 (VNN).
– Bố mẹ muốn con cái trở thành kỹ sư, công an nhưng tôi chỉ muốn
là cô giáo (GDVN).- Nếu thầy cô giáo dạy hết bài trên lớp sẽ không còn tình trạng
dạy thêm, học thêm (GDVN).
***
Thêm một số tin: Nữ trưởng phòng đánh tráo thân phận: Nhiều cán bộ phải… rút
kinh nghiệm! (NLĐ). – Vụ đánh tráo nhân thân ở Đắk Lắk: Ba cán bộ tỉnh được yêu cầu
rút kinh nghiệm (TP). – Đề nghị tử hình nguyên giám đốc Agribank Bến Thành (BVPL).
– ‘Quốc hội, lãnh đạo Việt Nam không dễ đưa lại Luật Đặc khu
theo kiểu như trước’: Kinh tế gia (RFA). – Vụ Alibaba: Nguyễn Huỳnh Tú Trinh bị đề nghị mức án đến 5
năm 6 tháng tù (TT). – Xếp hạng
đại diện ngoại giao: TQ nhiều nhất, VN thứ 38 (BBC).
No comments:
Post a Comment