KAMEL DAOUD, nhà văn Algérien viết tiếng Pháp
nổi tiếng nhất, tới nói chuyện tại vài đại học Đài Loan, Hongkong. Daoud, bình
luận gia của Le Point, The New York Times, nhận xét: Khi người Á Châu nói về
quá khứ thuộc địa, họ không bộc lộ căm thù. Họ bình tĩnh rút tỉa những bài học
quá khứ, để xây dựng hiện tại, hướng về tương lai.
Họ không ngần ngại nhìn nhận cả những điều tốt
chế độ thuộc địa để lại. Trái hẳn với những người Phi Châu, hay Bắc Phi nơi
Kamel Daoud sinh sống, chỉ ngồi khơi lại mối thù xưa, đổ hết lỗi cho quân thuộc
địa, đã rời xứ từ hai phần ba thế kỷ. Dùng quá khứ thuộc địa để bào chữa cho
tình trạng chậm tiến của đất nước, cho sự bất lực, thối nát, thiếu khả năng và
tinh thần vô trách nhiệm của chính mình. “Le colonialisme a bon dos”: Quá khứ
thuộc địa có cái lưng đủ dài, để cõng tất cả những thất bại thê thảm của hiện tại.
Daoud nghĩ đó là cái túi khôn của người Á
Châu, biết vứt bỏ gánh nặng của quá khứ, để nhẹ nhõm bước tới, khiến họ tiến bộ
nhanh chóng, bắt kịp, đôi khi vượt qua những ông chủ thực dân ngày xưa, trong
khi các nước Bắc Phi vẫn lẹt đẹt, ì ạch chạy đằng sau. Về nhận xét này, Kamel Daoud lầm.
Không phải Á Châu nơi nào cũng như vậy. Bên cạnh
Á Châu thông minh, cũng có Á Châu tối dạ, dốt nát. Chẳng hạn Việt Nam.
Đảng Cộng Sản dành hết nỗ lực trong việc nhồi
vào đầu óc người dân, từ khi biết nói, đủ mọi huyền thoại về những cuộc chiến
tranh thần thánh, không quên tưởng tượng , bịa đặt, một cách lố bịch, những
hành động phi thường của phe ta, thí dụ đậu máy bay, ngồi trên mây, chờ máy bay
địch, về tội ác của “địch”, thí dụ lính miền Nam ăn thịt người.
Khi thực tế đen tối, bệ rạc, người ta đánh
bóng quá khứ, đem quá khứ mài ra ăn thay cơm, uống thay nước. Quanh năm suốt
tháng lễ hội kỷ niệm chiến thắng, vinh danh anh hùng.
Khi dân bất mãn, người ta dựng kẻ thù ngày
xưa dậy để dân có đối tượng căm thù. Khi nhục nhã trước sự xâm lấn của “người
nước lạ”, người ta lôi quá khứ đánh Tây, diệt Mỹ ra liên hoan, đánh trống thổi
kèn, để “tự sướng”.
Gần một nửa thế sau khi gây ra cuộc nội chiến
tương tàn, thay vì hàn gắn vết thương, để cùng nhau đưa đất nước đi lên, người
ta vẫn hăng say ăn gan, uống máu quân thù.
No comments:
Post a Comment