Lưu Trọng Văn
07/07/2018
Phải nhớ đến công lao
của Cha Francisco de Pina (1585 - 1625) như người đầu tiên sáng chế ra chữ quốc
ngữ, bên cạnh những người khác cũng góp công sức vào quá trình lâu dài gian khổ
này, như người “thanh niên Giáo dân [Việt Nam] có tên đạo là Phêrô cùng với
Pina lần đầu tiên dịch một số bản kinh sang tiếng Việt hồi năm 1618, khởi đầu
công cuộc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin”(*), và cả các Giáo sĩ Gaspar
d’Amaral và Antonio Barbosa.
Nhưng không vì thế mà
chúng ta lại đi đến cực đoan bác bỏ công phu tổng hợp để hoàn chỉnh một bước
quan trọng của Cha Alexandre de Rhodes trong bộ Từ điển Việt-Bồ-La và sách Phép giảng tám ngày của ông, thậm chí coi Rhodes là… “đạo
chích”. Lịch sử bao giờ cũng công bằng, vì thế người nhận thức lịch sử cũng cần
có cái nhìn khách quan, tỉnh táo và tấm lòng rộng mở để không trở thành phũ
phàng trước đòi hỏi vô tư mà nghiêm khắc ấy, trái lai biết chắt chiu sàng lọc
mọi cái đẹp lớn nhỏ mà mỗi con người từng hiện diện trong quá khứ đã dâng hiến
phần mình vào thành quả mà chúng ta được thừa hưởng hôm nay.
Bauxite
Việt Nam
-------------------------------------------
Bây
giờ là 2g10 chiều ngày 5.7.2018. Ít phút nữa, gã bước vào hội thảo chữ quốc ngữ
tại Lisbon. Hội thảo sẽ
khẳng định cha đẻ của chữ quốc ngữ, tức chữ Việt ngày nay không phải là cha
Alexandre de Rhodes mà là cha Francisco de Pina.
Gã vừa vào Thư viện Hoàng gia Bồ Đào
Nha, bắt gặp bản chép tay của các Giáo sĩ Bồ Đào Nha từ thế kỷ 17, chép nguyên
văn bản chép tay của cha Pina từ 1617 tại Quảng Nam gửi về Vatican.
Gã
bất ngờ đến bàng hoàng, đến bủn rủn khi đọc bản chép tay cha Pina ghi lại tiếng
Việt bằng chữ mà hôm nay chúng ta gọi là chữ Việt.
Các
chữ ấy gồm:
Chết bây giờ. Đi ngoài. Bà già. Bà lão. Ăn lờ ăn lãi. Bao
cao. Bao sâu. Bao dài. Bao nả. Tôi mắc việc bây giờ...
Và:
Bòi, cặc...
Và:
Bẹn. Lồn.
Đó
là ngôn ngữ của người Việt từ đầu thế kỷ 17 cho đến hôm nay vẫn sống động trong
vui buồn và hạnh phúc của dân Việt.
Gã
cúi đầu trước những dòng chữ nhuộm màu lịch sử của dân tộc ấy cùng lòng biết ơn
Cha Pina, người đang ẩn xác đâu đó tại vùng đất Thanh Chiêm xứ Quảng, lần đầu
tiên đã viết nên những dòng chữ cho tộc Việt chúng ta.
L.T.V.
Nguồn: FB
Lưu Trọng Văn
*
Bây
giờ là 5h sáng. Quê gã là 11h trưa rồi. Gã xin gửi bạn quê nhà của gã những
chứng minh về chữ Việt được các thợ chép chuyên nghiệp Bồ Đào Nha chép lại từ
các báo cáo của các giáo sĩ dòng Tên gửi về Bồ Đào Nha từ Việt Nam. Bản chép từ
những năm đầu thế kỷ 18.
Đây
là bản chép chữ Việt đầu tiên mà tác giả chắc chắn không phải Alexandre de
Rhodes, còn những người chép thì cho rằng tác giả của nó là cha Francesco Pina.
Cha Pina đã dùng cách ký tự nốt nhạc để ký tự thanh điệu của
tiếng Việt, từ đó dùng các dấu huyền, sắc, ngã có sẵn trong tiếng Bồ Đào Nha
cùng sử dụng thêm dấu hỏi, nặng cùng không dấu tạo nên công thức ký tự tiếng
Việt, đồng nghĩa với việc cha Pina là người có công đầu tiên và lớn nhất tạo nên
chữ Việt ngày nay.
Trong
thư viện Quốc gia Bồ Đào Nha chỉ có 9 người Việt Nam đã trực tiếp xem cuốn ghi
chép này. Chị Thuỷ Tiên có chồng là một hoạ sĩ nổi tiếng Bồ Đào Nha, hiện là
Chủ tịch Hội Việt Nam - Bồ Đào Nha, là một trong những người Việt đầu tiên phát
hiện cuốn ghi chép này. Chị đã chụp tấm hình cuốn sách.
Hình
:
-
Tiếp
theo chị Thuỷ Tiên tìm đọc cuốn sách này là Kiều Ly - một nhà khoa học trẻ đang
làm luận án Tiến sĩ tại Paris về Lịch sử chữ Quốc ngữ. Kiều Ly bỏ tiền túi để
mua các bản photo rất nhiều trang của cuốn sách mà gã gửi vài trang đến các bạn
của gã, những người đang nóng lòng đọc nó.
Gã
và nhà thơ Hoàng Hưng, Tiến sĩ ngôn ngữ Hoàng Dũng, Tiến sĩ khoa học Đào Hằng
là một trong 9 người Việt đã hạnh phúc được đọc cuốn sách.
Gã
rất biết ơn Thuỷ Tiên và Kiều Ly đã dẫn gã đến với cuốn sách lịch sử này.
L.T.V.
Nguồn: FB
Lưu Trọng Văn
(*)
Xin xem: Ai là “cha đẻ” chữ Quốc ngữ: https://thanhnien.vn/van-hoa/ai-la-cha-de-chu-quoc-ngu-737510.html -
BVN.
------------------------
XEM THÊM
*
*
KHOAHOCDOISONG.VN
.
.
27/11/2017
No comments:
Post a Comment