Friday, November 27, 2009

THƯ của THẦY PHILIPPE ECHARD viết về NGUYỄN TIẾN TRUNG

Thư của thầy giáo Philippe Echard cho tờ báo sinh viên Insa
Philippe Echard
Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ

http://taphopthanhniendanchu.org/index.php?option=com_content&view=article&id=719:th-ca-thy-giao-philippe-echard-cho-t-bao-sinh-vien-insa&catid=58:baivietvethtndc&Itemid=75
Một kỹ sư khóa 2007 của INSA Rennes chắc phải thấy thật kỳ cục nếu biết rằng người bạn mình vẫn gặp trong xuốt 5 năm – nếu học chung từ khi cậu ấu vào khoa Quốc tế, hay 3 năm – nếu tính từ khi cậu ấy vào khoa Tin học, đang ở trong tù.
Một sinh viên của INSA hiện tại chắc phải thấy thật kỳ cục nếu để thời gian suy ngẫm và tự nhủ rằng một người chỉ hơn mình vài tuổi, một người đã học cùng những môn học giống mình, với cùng những thầy cô giáo, đã từng sống trong cùng một ký túc, hiện nay đang bị bỏ tù. Tôi còn có thế nói, thật là kỳ cục ngay với cả với một giảng viên, khi phải tưởng tượng rằng một sinh viên mà mình đã giảng dạy, đã từng trao đổi ngoài giờ, một sinh viên mà mình đã có chú ý đặc biệt vì là người nước ngoài, một sinh viên đến từ một nền văn hóa khác, ngày hôm nay đang bị cầm tù, tại một nơi xa tận bên kia của trái đất, ngay trên đất nước của chính cậu ấy, bởi những lời buộc tội nặng nề.
Vì sao cậu sinh viên ấy bị giam từ 4 tháng nay? Vì đã dám nói một cách tự do. Vì đã phê phán ngành giáo dục Việt nam. Vì đã kêu gọi, như vô số các trí thức khác trong nước, nhiều tự do và dân chủ hơn cho người dân.
Vì nói chốt lại, đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, quyền mà cậu ấy đã biết nhờ sống và học tập tại Pháp. Trong khi đó chính là điều mà chúng tôi muốn những kỹ sư tương lai của mình làm được: sống như những công dân có trách nhiệm, làm chủ những nguồn lực của sức mạnh giao tiếp bằng lời nói và bằng chữ viết, và thừa nhận quyền tự do ngôn luận của mình.
Lịch sử không nhắc lại nhiều điều, nhưng đôi khi lịch sử cũng lúng búng. Ngay cả khi hoàn cảnh lịch sử đã hoàn toàn thay đổi, tôi không thể không nghĩ tới những thanh niên Châu Phi, những thanh niên « đông dương », « annamit », những thanh niên Ấn độ (từ Pondichéry hay những nơi khác) những người xứng đáng đã được nước Pháp rông rãi và hào hiệp đón đến học tập bằng các học bổng. Với hy vọng rằng khoản « đầu tư » này sẽ được hoàn vốn về sau: bằng cách đó, chúng ta đào tạo những công chức thuộc địa cũ (người mà chúng ta sẽ trả lương thấp hơn hẳn các công chức pháp quốc). Thể nhưng họ đã trở thành gì? Một số người « dân thuộc địa » nhận ra rằng ngay tại đất nước của Quyền con người và Tự do, một số vẫn được đối xử «bình đẳng hơn» một số khác, và những tư tưởng lớn hóa ra không có hiệu lực trên mảnh đất của họ. Trong số những người này, không ít người sau này đã trở thành những người đấu tranh để xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên đất nước mình.
Đó là một Hồ Chí Minh nào đó, cha đẻ của Đảng cộng sản Việt nam và của nước Việt nam dân chủ Cộng hòa. Ở tại London từ 1914 đến 1919, rồi Paris từ 1919 đến 1923. Ông không có học bổng, nhưng có một kế hoạch mà theo chính lời của ông: «đi học tại nước ngoài để trở về giúp nước»
Trung cũng không có tham vọng nào khác ngoài việc đó. Một khi đã cầm tấng bằng trong tay, bất chấp những hiểm nguy khi hoạt động chính trị tại đất nước mình, cậu ấy đã trở về. Bởi vì, thôi thúc bởi khát vọng sâu sắc được sử dụng trình độ của một kỹ sư, và niềm tin của một con người tự do, để giúp nước, cậu ấy muốn rằng việc làm của mình phải được thực hiện tại quê hương. Ta có thể cho rằng chỉ ngớ ngẩn mới không đoán trước cậu ấy sẽ bị bắt giam ngay khi cái cớ đầu tiên được tìm thấy. Ta phải hiểu rằng thật ra cậu ấy vừa dũng cảm vừa không hề thiếu suy nghĩ. Trung đã đi học ở nước ngoài để rồi quay lại giúp đỡ đất nước. Trên đường đi, cậu ấy đã phát hiện rằng người ta có thể sống khác đi mà vẫn tự do hơn ở chế độ cộng sản. Sự phát hiện ấy không hề làm cậu thay đổi kế hoạch. Ngược lại nó chỉ càng phát triển và củng cố thêm kế hoạch của Trung.
Giờ đây, Trung là một người bất đồng chính kiến chính trị bị cầm tù. Ở Việt nam, cậu ấy không phải là người duy nhất.
Giờ đây, Trung là một người bất đồng chính kiến chính trị bị cầm tù. Thật kỳ cục sao những từ ấy vang vọng vào đúng dịp lễ kỷ niệm sự sụp đổ của Bức tường Berlin và sự tan rã của toàn khối cộng sản tại các nước châu Âu: một sự lạc lõng.
Thật kỳ cục làm sao khi nghĩ đến Việt nam, đất nước của những khuôn mặt luôn mỉm cười và những cảnh quan tuyệt đẹp (Ôi, Vịnh Hạ Long, ôi, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long) đất nước của ngành du lịch nở rộ, lại chứa đựng một sự thật như thế: đất nước vẫn được Tổ chức nhà báo không biên giới nhắc nhở chiếm thứ 166 trên 175 trên Bảng xếp hạng tự do báo chí thế giới năm 2009.
Thế nhưng đây không phải trò đùa: Trung thật sự đang ở trong tù. Trong những điều kiện khắc nghiệt. Không thăm viếng, không gia đình, không luật sư (1). Và người ta sợ rằng bản án xét xử cho cậu ấy sẽ thật nặng. Để làm gương răn đe. Để cho tất cả các thanh niên Việt nam đang du học tại nước ngoài được nếm món tự do. Để cho lịch sử bị quên lãng. Để cho Trung bị quên lãng.
Điều khủng khiếp nhất có thể đến với Trung, là rồi người ta sẽ quên dần cậu ấy từng tí từng tí một. Rồi các sinh viên của INSA, những giảng viên và nhân viên của của INSA sẽ quên từng tí từng tí một. Rồi những dân biểu chính trị sẽ không còn hiện diện vì cậu ấy nữa.
Hãy làm gì đó để Trung đừng bị quên lãng. Hãy theo dõi sát sao website của Ủy ban yểm trợ Trung. Hãy tham gia vào những hoạt động mà chúng tôi đề nghị. Hãy đề nghị các ý tưởng nếu các bạn có. Hãy cùng thể hiện quyền tự do ngôn luận mà ngày hôm nay Trung đang bị tước đoạt.

Philippe Echard
Giáo sư Văn hóa – Giao tiếp tại INSA Rennes
Chủ tịch ủy ban yểm trợ trả tự do cho Nguyễn Tiến Trung

___________________


(1) Bài viết được viết khi gia đình chưa được thăm viếng Trung và các luật sư bị từ chối bào chữa.





No comments: