Monday, July 24, 2023

NHÀ BÁO KHÔNG BIẾT LÀM TRONG SÁNG, THÌ ĐỪNG BÔI BẨN TIẾNG VIỆT (Mai Bá Kiếm)

 



Nhà báo không biết làm trong sáng, thì đừng bôi bẩn tiếng Việt

Mai Bá Kiếm

24/07/2023

https://baotiengdan.com/2023/07/24/nha-bao-khong-biet-lam-trong-sang-thi-dung-boi-ban-tieng-viet/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/07/Anh-man-hinh-2023-07-24-luc-11.25.26.png

Ảnh chụp màn hình

 

Tựa bài là câu phức hợp với 2 mệnh đề phụ, tạo ra 3 ý: Việt Nam đón 70.000 tấn “vàng lỏng” – Việt Nam ghi dấu cột mốc lịch sử – Việt Nam chính thức tiến vào lĩnh vực (mà lĩnh vực đó) đang tạo “địa chấn” toàn cầu”.

 

Một tựa mà dùng 2 nhóm từ để trong ngoặc kép để hàm ý đã khó hiểu, mà từ hàm ý không thông dụng lại càng tối nghĩa! Trong khi đó, từ “vàng lỏng” trong thời bao cấp, ở ngoài vĩ tuyến 17 được người dân ám chỉ là phân xanh (phân người chưa hoai mục).

 

Đọc hết đoạn dẫn nhập (chapeau) tôi cũng đếch biết “vàng lỏng” là con mẹ gì? (Việt Nam đã đón chuyến tàu lịch sử chở theo thứ ‘vàng lỏng’ đang gây sốt trên khắp các châu lục, hứa hẹn mang lại thay đổi bước ngoặt cho ngành điện, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế).

 

Phải đọc hết thân bài mới hiểu “vàng lỏng” là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). “Vàng lỏng” do tác giả tự chế, má tác giả đọc cũng không hiểu quần qu* gì! Tiếng Anh có từ “liquid bright gold” là chất vẩn có các hạt vàng trong dầu, ứng dụng là lớp mạ vàng hoặc đồ gốm!

 

“Vàng lỏng” không do Việt Nam khai thác, mà do tập đoàn Shell chở từ cảng Bontang (Indonesia) về kho cảng LNG Thị Vải, mà tác giả viết “Ghi dấu cột mốc lịch sử”, giống hai cột mốc lịch sử: “Năm 41, Mã Viện mang 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Năm 43, Hai Bà Trưng thất bại, phải nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết”.

 

Tác giả cuồng ngôn viết đại ý “Lần đầu tiên mua 70.000 tấn “vàng lỏng” là VN chính thức tiến vào lĩnh vực (mà lĩnh vực đó) đang tạo “địa chấn” toàn cầu“. Lĩnh vực gì đang tạo địa chấn toàn cầu? Bà ngoại mày đọc cũng không hiểu!

 

Tác giả viết “Việt Nam đã đón chuyến tàu lịch sử chở theo thứ ‘vàng lỏng’ đang gây sốt trên khắp các châu lục”. Hết “lĩnh vực tạo “địa chấn” toàn cầu” đến “lĩnh vực gây “sốt” trên khắp châu lục”! Viết về giao thương, toàn dùng từ thiên tai và dịch bệnh là sao?

 

Nhà báo không có quyền “đố vui để giỡn với độc giả” bằng những từ tối nghĩa!

 

 

39 BÌNH LUẬN   





No comments: