Giáo
viên Việt Nam bỏ nghề, đi lao động xứ người
An Vui -
Saigon Nhỏ
27 tháng 7, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/giao-vien-viet-nam-bo-nghe-di-lao-dong-xu-nguoi/
Không
có con số thống kê số giáo viên Việt Nam bỏ nghề đi lao động xứ người, nhưng
đây đang là xu hướng của nam giáo viên, khi gánh nặng kinh tế của gia đình đè
nặng lên vai họ, mà thu nhập từ nghề giáo viên không đủ sống.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/27.7.23_Anh-6.jpg
Ảnh
minh họa VietnamNet: một lao động Việt Nam đang phụ bán hàng ăn ở xứ Đài Loan
Loạt
bài viết về tình trạng giáo viên bỏ nghề đi lao động xứ người để đổi đời của VietnamNet
từ ngày 24 – 27 Tháng Bảy 2023 đã phác họa một thực trạng đáng báo động của
ngành giáo dục Việt Nam: Dù các cấp học đều thiếu giáo viên, nhu cầu tuyển dụng
cao, nhưng giáo viên bỏ nghề ngày một tăng!
Nguyên
nhân chính vẫn là kinh tế.
Mới
nhất là sự việc ba thầy giáo ở huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) xin nghỉ phép đi
chữa bệnh nhưng thực chất là sang Hàn Quốc tìm việc. Khi có việc làm ổn định
tại xứ người, cả ba thầy giáo đã không quay trở lại trường, buộc Ủy ban huyện
Kỳ Anh phải ra quyết định kỷ luật.
Trong
số ba thầy giáo, có một viên chức ngành giáo dục là ông Lê Văn Q. (45 tuổi),
Hiệu phó trường trung học cơ sở (THCS) Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh.
Hai
trường hợp khác giáo viên dạy môn toán (môn vốn có nhiều học sinh phải đi học
thêm) là thầy Trần Đăng G. (45 tuổi), giáo viên trường THCS Kỳ Khang, huyện Kỳ
Anh và thầy Hồ Văn Th. (45 tuổi), giáo viên trường THCS Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh.
Lãnh
đạo phòng Giáo dục huyện Kỳ Anh ngậm ngùi cho biết thầy Q., thầy G. và thầy Th.
đều là những giáo viên có nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, chuyên môn
nghiệp vụ tốt.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/27.7.23_Anh-5.jpg
Ảnh
minh họa của VietnamNet: Lao động ngành cơ khí Việt Nam đang làm việc ở Hàn
Quốc
Trao
đổi với VietnamNet, hiệu phó một trường trung học phổ thông (THPT) tại
Hà Tĩnh cho biết từ năm 2010 đến nay, trường có đến năm giáo viên viết đơn xin
ra khỏi ngành.
Có
trường hợp cả hai vợ chồng đều là giáo viên (chồng là giáo viên Thể dục, vợ là
giáo viên tiếng Anh một trường THCS) đều xin nghỉ việc.
Lý
do xin ra khỏi ngành của các giáo viên này là tìm được công việc khác phù hợp
hơn với hoàn cảnh gia đình. Họ không nói nghỉ dạy để làm gì, nhưng hiện tất cả
đều đang lao động ở xứ người.
Vị
hiệu phó chia sẻ thêm năm 2016, thầy H. là giáo viên dạy Toán, thầy C. giáo
viên dạy Sinh đều xin nghỉ dạy, ra khỏi ngành sau nhiều năm thâm niên giảng
dạy. Vì cả hai đều có thân nhân đang lao động ở Hàn Quốc nên họ sang nước này
tìm việc mới.
Một
hiệu trưởng trường THPT chia sẻ với VietNamNet, đa số giáo viên sống chật vật
với đồng lương, vì thế họ buộc phải nghĩ cách tăng thu nhập, đặc biệt là với
giáo viên nam – những “trụ cột” trong gia đình.
Vị
hiệu trưởng này kể câu chuyện về thầy K., một giáo viên dạy Ngữ văn trong
trường. Cuối Tháng Năm 2015, thầy K. lên phòng gặp hiệu trưởng để mượn 50 triệu
đồng.
Vị
hiệu trưởng không ngạc nhiên bởi hoàn cảnh gia đình thầy K. khó khăn, có con bị
bệnh tim bẩm sinh. Nhiều lần, công đoàn trường cũng đã phải quyên góp ủng hộ
gia đình thầy.
Lúc
đầu, ông hiệu trưởng tưởng thầy K. cần tiền để chữa bệnh cho con trai, không dè
thầy bảo mượn số tiền này để sang Đức làm nghề phục vụ trong nhà hàng cho một
người quen.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/27.7.23_Anh-7.jpg
Người
Việt đang thu hoạch nông sản ở một trang trại Úc – Ảnh minh họa của VietnamNet
Tới
Đức, may mắn có người quen giúp đỡ cùng với sự chịu khó, cần cù, công việc mới
của thầy K. thuận lợi, có nguồn thu nhập tốt, tích góp đủ để mổ tim cho con
trai và xây được căn nhà khang trang cho vợ con ở quê nhà.
Một
người thầy khác là Trương X.T (47 tuổi), giáo viên tiếng Anh có biên chế tại
trường THCS ở Hà Tĩnh. Hơn 10 năm trước, nhận thấy mức lương hơn 3 triệu
đồng/tháng không đủ sống, thầy T. đã xin nghỉ việc và sang Úc kiếm việc làm
bằng visa du học.
Trên
chuyến bay sang Úc, thầy K. còn gặp hai giáo viên khác, một ở Hà Tĩnh, một ở
Quảng Bình… cũng ra nước ngoài bằng visa du học. Sau bảy năm lao động ở Úc, khi
trở về quê nhà, thầy T. có trong tay tiền tỷ, nhiều tài sản và gia đình sống
sung túc.
Thầy
kể: “Những tháng lễ hội của Úc, việc làm thêm rất nhiều. Có những ngày, tôi
nhận làm thêm ba việc khác nhau, chỉ ngủ ba tiếng, đổi lại tháng đó kiếm được
hơn 300 triệu đồng gửi về cho gia đình. Tháng cao điểm, tôi kiếm được hơn 400
triệu đồng, nếu làm phép tính, số tiền kiếm được một tháng ở Úc bằng lương giáo
viên đi dạy 10 năm”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/27.7.23_Anh-8.jpg
Lao
động Việt Nam nghỉ trên một cánh đồng ở Úc sau những giờ làm việc mệt nhoài –
Ảnh minh họa của VietnamNet
Thầy
T. làm gì? Sang Úc, thầy xin vào làm ở các trang trại, làm thợ sơn, phục vụ nhà
hàng… Tuy nhiên, cũng có đồng nghiệp mà thầy biết khi sang Úc tham gia trồng
cần sa đã vướng vào vòng lao lý.
Hiện
nay, con đường xuất cảnh bằng visa du học ở Úc khó hơn (với điều kiện có chứng
chỉ IELTS từ 5.5 trở lên) nên các thầy giáo tìm cách xuất ngoại bằng visa du
lịch hoặc “kết hôn giả”.
Vì
chi phí cho tấm vé xuất ngoại cao nên có những thầy giáo bất chấp phạm pháp,
phải ngồi tù ở Úc vì trồng cần sa.
Tuy
vậy, số cựu giáo viên phạm pháp ở xứ người vẫn là số ít so với số thành công,
nên chắc chắn không ảnh hưởng đến làn sóng nghỉ việc của giáo viên Việt Nam.
No comments:
Post a Comment