Tàu khảo sát Trung Quốc bám tại EEZ Việt Nam: Bắc
Kinh muốn gì?
RFA
2023.05.30
Tàu
Cảnh sát biển Việt Nam áp sát tàu Cảnh sát biển Trung Quốc trên Biển Đông
Đến ngày 30/5, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc vẫn hoạt
động trong vùng biển Việt Nam.
Theo thông tin từ trang web của nhà báo, nhà nghiên cứu Biển Đông Duân Đặng,
ngoài hai tàu hải cảnh 5305 và 3303, cùng một số tàu dân binh, đội hình hộ tống của tàu Hướng Dương Hồng 10 dường
như được bổ sung thêm tàu Hải cảnh 4103.
Về phía Việt Nam, hai tàu kiểm ngư KN-465 và KN-469 vẫn bám sát đội hình này.
Trung Quốc muốn gì?
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho biết theo luật quốc tế về biển thì tàu thuyền
của các quốc gia khác được đi qua vùng biển của Việt Nam, nhưng phải tuân theo
nguyên tắc “Đi qua không gây hại”, nghĩa là không làm phương hại đến
hòa bình, trật tự hay an ninh của các quốc gia khác:
“Thế nhưng,
trường hợp này nó (tàu Hướng Dương Hồng 10 - PV) không phải là
đi qua mà nó đến đấy để thực hiện những hoạt động thăm dò không được phép và họ bảo rằng đó là biển của họ, thì đó là một hoạt động không còn là vô
hại nữa.”
Theo ông Hà Hoàng Hợp, hành động của Trung Quốc có bốn mục tiêu chính.
Thứ nhất là Trung Quốc muốn quấy rầy, xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam:
“Họ (Trung Quốc
- PV) làm vậy để chứng tỏ đó cũng là vùng biển thuộc
quyền chủ quyền của Trung Quốc, dù là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Họ đưa các hoạt động
thực địa ra để tái khẳng định cái đòi hỏi đó."
Thứ hai, ông Hà Hoàng Hợp cho biết nếu để ý đường đi của tàu khảo sát thì “sẽ thấy rằng nó
muốn phá các hoạt động khai thác dầu khí của Liên doanh Nga và Việt Nam.
Thứ ba là Trung Quốc muốn thử nghiệm một động tác mới, nằm trong tổng thể chiến thuật vùng xám của Trung Quốc:
“Cái mới ở đây là họ lần đầu tiên dùng các tàu cá có trang bị
vũ trang của dân binh đi hộ tống. Từ trước đến nay chỉ có tàu hải cảnh của Trung Quốc đi kèm thôi.”
Mục tiêu thứ tư, theo tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, là Trung Quốc liên tục sử dụng
chiến thuật vùng xám thách thức Việt
Nam, tuyên bố chủ quyền một cách vô lý, vô pháp của họ.
Tàu
khảo sát Hướng Dương Hồng 10 vẫn hoạt động trong vùng biển Việt Nam vào ngày
30/5. Ảnh: MarineTraffic
Nhận định về vụ việc lần này, giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam, cho
biết các yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông là không có căn cứ theo luật
pháp quốc tế, và trong trường hợp này là vi phạm quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng biển và tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình:
“Trung Quốc
dường như đang phản ứng với các hoạt động thăm dò dầu mới ở khu
vực gần Bãi Tư Chính. Bằng việc cử một
tàu khảo sát cùng với các tàu hộ tống, Trung Quốc đang gửi một thông điệp tới
Việt Nam rằng họ không công nhận quyền tài phán của Việt Nam ở khu vực này.”
Trả lời RFA qua email, ông Vũ Xuân Khang, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành
An ninh quốc tế tại Đại học Boston (Boston College) cho rằng lần này, ngoài mục
đích chính là khẳng định chủ quyền của họ trên biển Đông, Trung Quốc còn có một
mục đích khác ít người đề cập đến:
“Đó là cho Việt
Nam thấy rằng bất chấp Hà Nội đi tìm sự ủng hộ quốc tế với vấn đề Biển Đông, sẽ không có nước nào sẵn sàng đứng về phía Việt
Nam và ủng hộ Việt Nam thực chất.
Mỹ, Ấn Độ,
Úc, hay Nhật Bản đều có quyền lợi của riêng họ, và không có lý do gì họ phải giúp đỡ Việt Nam cả,
và Trung Quốc muốn cho Việt Nam thấy là Việt Nam cô
độc trên biển Đông và đừng nên đối đầu với Trung Quốc vô ích.”
Phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí của Việt – Nga
Theo Reuters, tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 đã di chuyển phần lớn
qua lô khí đốt 04-03, do Vietsovpetro, một liên doanh giữa Zarubezhneft và PetroVietnam, vận hành.
Nó cũng thường xuyên đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga và PetroVietnam.
Trung Quốc đã đưa ra các hồ sơ dự thầu cạnh tranh để cấp phép cho hai lô đó.
Theo ông Hà Hoàng Hợp, việc di chuyển lại gần khu vực khai thác nêu
trên cho thấy Trung Quốc muốn quấy phá hoạt động khai thác bình thường, hợp
pháp của liên doanh Nga - Việt:
“Tính chất của
việc làm này là rất nặng nề. Trung Quốc thấy rằng nước Nga đang gặp
phải vụ rắc rối ở Ukraine cho nên họ quấy phá, họ muốn đuổi người Nga đi khỏi
vùng này, nhưng mà không bao giờ có thể đuổi được Nga bởi vì Nga không có một
thỏa thuận nào để rút khỏi cái vùng biển đó.”
Phân tích thêm về việc Trung Quốc quấy rối trong lô dầu khí mà Nga và
Việt Nam đang vận hành, giáo sư Carl cho biết, trong năm 2017 và 2018, Trung Quốc đã phản đối các hoạt động thăm dò của Repsol của Tây Ban Nha và Rosneft của Nga ở vùng biển gần Bãi Tư Chính.
Năm 2019, Trung Quốc triển khai tàu khảo sát và hộ tống đến Bãi Tư Chính để quấy rối hoạt động thăm dò dầu khí của Repsol của Tây Ban Nha. Trung Quốc được cho là đã đưa
ra những lời đe dọa buộc lãnh đạo Việt Nam khi đó phải ra lệnh dừng hoạt động và trả tiền bồi thường
cho Repsol.
Trong thời gian gần đây, các quan chức Chính phủ Nga đã từ chối yêu cầu của Trung Quốc là ra lệnh cho Rosneft ngừng hoạt động. Tình hình lần này khác vì Nga phụ thuộc
nhiều hơn vào Trung Quốc do cuộc chiến của Putin ở Ukraine.
Trong một bức tranh lớn hơn, tập đoàn Gazprom của
Nga có lợi ích từ Lô Cá Ngừ của
Indonesia. Tập đoàn này có kế hoạch dẫn khí đốt đến Việt Nam bằng cách kết nối với cơ sở hạ tầng trong khu vực Bãi Tư Chính. Trung Quốc muốn gây áp lực lên cả
chính quyền Hà Nội và Jakarta để làm gián đoạn các kế hoạch vừa nêu.
Trung Quốc sẽ tăng cường quấy nhiễu
Theo Giáo sư Carl Thayer, khu vực chính mà Trung Quốc muốn nhắm đến hiện
nay là Biển Tây Philippines, do hợp tác quốc phòng giữa Philippines và Hoa Kỳ được tăng cường. Trung Quốc
không có lợi khi kích động sự đối đầu ở vùng biển mà cả Philippines, Indonesia và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Do đó, ông đưa
ra dự báo:
“Trung Quốc
có thể sẽ ưu tiên tăng cường áp lực lên Philippines. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ
không bỏ mặc Việt Nam và Indonesia. Tàu Trung Quốc rất
có thể sẽ quay trở lại đồng thời Trung Quốc sẽ đưa ra lời cảnh báo và áp lực ngoại giao đối với Jakarta và Hà Nội.”
Ông Vũ Xuân Khang dự đoán, sắp tới, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục khẳng định
chủ quyền mà họ tuyên bố và cho Việt Nam thấy rằng Việt Nam không có cơ hội đối
đầu với Trung Quốc trên biển:
“Cần nhớ rằng
Việt Nam chưa bao giờ thắng một trận hải chiến ngoài khơi
với Trung Quốc, nên Trung Quốc hoàn toàn tự tin vào khả năng bắt nạt Việt Nam
trên biển.”
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cho rằng, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh sử dụng chiến thuật
vùng xám và chiến thuật này sẽ leo thang đến gần giới hạn giữa vùng xám và xung đột vũ trang:
“Trong trường
hợp đó, Việt Nam vốn là nước đã có kinh nghiệm trong việc tiến hành các biện
pháp để phòng thủ quốc gia trong bối cảnh bất cân xứng,
cho nên không có gì phải sợ cả. Tất nhiên là Việt Nam không bao giờ muốn phải
đánh nhau, thế nhưng mà một khi đã bị tấn công thì ta sẽ đáp trả.”
Tuy nhiên, theo tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, hiện Việt Nam vẫn còn nhiều
phương cách phi quân sự khác nhau, như là các biện pháp về đối ngoại Nhà nước, quốc phòng, đối ngoại an ninh và đối ngoại nhân dân… để ngăn chặn xung đột từ sớm.
No comments:
Post a Comment