Henry Kissinger phủ
nhận phạm tội diệt chủng tại Campuchia
Đỗ
Kim Thêm,
trích dịch
30/05/2023
https://baotiengdan.com/2023/05/30/henry-kissinger-phu-nhan-pham-toi-diet-chung-tai-campuchia/
Lời người
dịch: Henry
Kissinger kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 vào thứ Bảy ngày 27 tháng 5 năm 2023.
Nhân dịp này, ông có dành cho tuần báo ZEIT ONLINE (Đức) một cuộc phỏng vấn dài với
tiêu đề: “Nếu các chính khách khôn ngoan” (Wenn die Staatsmänner weise wären).
Nội dung
thảo luận xoay quanh các chủ đề về Nga, Putin, cuộc chiến Ukraine, Trung Quốc,
mối đe dọa chiến tranh hạt nhân, trí tuệ nhân tạo và vai trò của Mỹ. Cuối cùng,
vấn đề Campuchia được bàn đến và Kissinger phủ nhận mọi cáo buộc đã phạm tội diệt
chủng khi cho phép oanh kích bí mật tại Campuchia.
Sau đây là
phần trích dịch cuộc phỏng vấn.
***
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/05/1-105-1068x690.jpg
Tổng
thống Richard Nixon trình bày chiến dịch oanh kích Campuchia vào năm 1970 tại
Washington D. C. Nguồn ảnh: History/ Universal Images Group/ Getty Images
ZEIT: Điều đó (tức những cáo buộc) có còn
làm phiền ông không?
Kissinger: Vâng, nhưng trước hết nó sẽ làm
phiền giới truyền thông …
ZEIT: Tại sao?
Kissinger: Làm thế nào tuyên truyền như vậy
là có thể … (tự ngắt lời). Tôi không muốn nói về vấn đề này, tôi không phải tự
bào chữa cho chính mình. Và tôi sẽ rất buồn nếu cuộc phỏng vấn này kết thúc với
chủ đề Campuchia …
ZEIT: Chúng tôi có những câu hỏi khác
…
Kissinger: Gọi tôi là phạm nhân chiến tranh
là một cách dễ dàng để có một cuộc tranh luận mà không cần phân tích về nội
dung. Đó là lý do tại sao tôi chưa bao giờ trả lời câu hỏi, các lời buộc tội
này. Nó có làm phiền tôi không? Vâng, tất nhiên nó làm phiền tôi.
ZEIT: Ngày nay, khi ông nhìn lại cuộc
chiến Việt Nam và các cuộc tấn công Campuchia, ông không thấy có bất cứ
điều gì mà ông nên làm khác đi không?
Kissinger: Ông hãy kể cho tôi tên của một
cuộc chiến tranh du kích nào mà trong đó các du kích quân được dung túng khi
thiết lập các căn cứ ngay bên ngoài biên giới của một quốc gia láng giềng! Ông
hãy cho tôi một ví dụ! Các cuộc không kích của chúng tôi đã có ít thương vong
dân sự, bởi vì hầu như không có bất kỳ người nào sống trong các khu vực của
Campuchia mà chúng tôi tấn công.
ZEIT: Vào thời điểm đó, Campuchia
trung lập. Ông nghĩ rằng việc tấn công một quốc gia trung lập là hợp pháp?
Kissinger: Nói một cách trừu tượng, tôi
không nghĩ rằng việc tấn công một quốc gia trung lập là hợp pháp. Nhưng tôi đã
xem xét và vẫn coi đó là hợp pháp để tấn công một quốc gia có căn cứ quân sự
trên lãnh thổ đó, từ đó mà miền Nam Việt Nam và quân đội Mỹ đóng quân ở đó đã bị
tấn công. Đó là tình huống, tất cả đều được ghi chép đầy đủ”.
***
Vấn đề ném
bom Campuchia được Henry Kissinger đề cập trong Hồi ký, được cho là lệnh dội
bom đến từ nhiều cơ quan khác nhau và có thông báo cho Quốc vương Sihanouk biết
trước.
Theo tác
giả Christopher Hitchens, Mỹ không có một căn bản pháp lý nào cho việc nới rộng
chiến tranh sang lãnh thổ Campuchia, cũng như một đảm bảo an toàn cho các thường
dân. Chính Kissinger góp phần quan trọng vào quyết định vấn đề này và đã theo
dõi chặt chẽ diễn tiến các cuộc oanh tạc.
Theo các
tài liệu từ Toà Bạch Ốc và Bộ Quốc phòng, quyết định ném bom Campuchia và Lào
gây tổn thất các nạn nhân vô tội được dự kiến trước và có ít nhất 660.000 thường
dân ở Campuchia và 350.000 ở Lào phải hy sinh oan uổng. Sự chấp thuận của
Sihanouk, nếu có, cũng không giải tội cho Kissinger.
Cho đến
nay, những người trong cuộc như Robert McNamara, McGeorge Bundy và William
Colby đã chính thức lên tiếng hối lỗi, còn Kissinger tuyệt nhiên không có những
biện minh nào. Kissinger không thể lập luận là không có ý thức về sự nguy hiểm
của quyết định này
Theo các
tài liệu hiện nay mọi người có thể truy cập được trong kho lưu trữ văn khố Hoa
Kỳ, có nhiều sự thật mới được hé lộ.
Sau khi
Nixon nhậm chức vào năm 1968, Kissinger và Haig bắt đầu soạn thảo kế hoạch tấn
công Campuchia. Vì lo sợ dư luận và Quốc hội Hoa Kỳ sẽ không cho phép, nên cả
hai che giấu người dân Mỹ, các cơ quan truyền thông, Quốc hội và thậm chí cả
các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc.
Về tội ác
của Kissinger có nhiều tác phẩm bàn rất chi tiết, thí dụ như:
Greg
Grandin: Kissinger’s Shadow: The Long Reach of America’s Most Controversial
Statesman, Metropolitan Books, 2015
Nick
Turse: Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam,
American Empire Project, 2013
Christopher
Hitchens: The Trial of Henry Kissinger, Verso Books, 2001
Bài liên
quan:
Hồ sơ tội trạng
của Henry Kissinger
No comments:
Post a Comment