Nga: Nghẹt
thở với làn sóng đấu tố!
28 tháng 5, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/nga-nghet-tho-voi-lan-song-dau-to/
Nhiều giáo dân đã tố cáo các linh mục Nga… ủng hộ hòa bình thay vì mong
đợi chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine. Nhiều giáo viên đã mất việc sau khi
các em học trò kể rằng những thầy cô dạy mình phản đối chiến tranh. Những người
dân mang trong mình mối hận thù nhỏ nhặt trong nhiều năm đã rình mò nghe trộm
những hàng xóm lâu năm. Công nhân tố cáo nhau với ông chủ của họ, hoặc trực tiếp
với cảnh sát, hoặc với Tổng cục An ninh Liên bang Nga.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/05/GettyImages-1257464688-1.jpg
Những hình thức tuyên truyền khơi dậy “tinh thần
cách mạng” theo mô hình cũ rích thời Liên Xô vẫn được chính quyền Nga hiện nay
áp dụng. Trong ảnh là màn trình diễn của Đội thiếu niên tiền phong Nga tại Quảng
trường Đỏ ngày 21 Tháng Năm 2023 (ảnh: Alexander Zemlianichenko Jr/Xinhua via
Getty Images)
Đây là bầu không khí thù
địch, hoang tưởng của người Nga trong cuộc chiến với Ukraine và với nhau. Khi
chế độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin đàn áp những người chỉ trích chiến
tranh và những người bất đồng chính kiến, các công dân đang kiểm soát lẫn nhau
theo phong cách của những năm đen tối nhất dưới thời Joseph Stalin, gây ra các
cuộc điều tra, cáo buộc hình sự, truy tố và đuổi việc – trong không khí đấu tố
đậm đặc mùi cộng sản thời “sơ khai”.
Phóng sự của The Washington Post cho biết, các cuộc trò chuyện riêng tư
trong nhà hàng và tàu điện ngầm là chỗ hành nghề cho những kẻ nghe lén, những kẻ
gọi cảnh sát để bắt giữ những người “phản bội” và “kẻ thù”. Các bài đăng và tin
nhắn trên mạng xã hội – ngay cả trong các nhóm trò chuyện riêng tư – trở thành
bằng chứng buộc tội có thể khiến đặc vụ của Tổng cục An ninh Liên bang Nga phải
gõ cửa.
Tháng Ba 2022, Putin đã
kêu gọi nước Nga hãy tự thanh trừng bằng cách loại bỏ những kẻ phản bội “như nhổ
muỗi ra khỏi miệng”. Kể từ đó, ông đã nhiều lần đưa ra những cảnh báo đen tối về
kẻ thù nội bộ, tuyên bố rằng Nga đang chiến đấu vì sự sống còn.
Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, ít nhất 19,718 người đã bị bắt
vì phản đối chiến tranh, theo nhóm nhân quyền OVD-Info, với các vụ án hình sự
được đưa ra đối với 584 người và các án phạt hành chính đối với 6,839 người.
Nhiều người khác phải đối mặt với sự đe dọa hoặc quấy rối từ chính quyền, mất
việc hoặc bị chính người thân rình mò tố giác mình. Theo nhóm nhân quyền
Memorial, hiện có 558 tù nhân chính trị đang bị giam giữ ở Nga.
Làn sóng tố cáo đã làm
cho không gian công cộng trở nên nguy hiểm. Các lớp học là một trong những nơi
rủi ro nhất, đặc biệt là trong buổi học sáng thứ Hai với nội dung do nhà nước
phê chuẩn. Tên của tiết học này là “Trò chuyện về những điều quan trọng”, và
giáo viên phải giảng cho học sinh về cuộc chiến ở Ukraine, quan điểm của Nga về
lịch sử và các chủ đề khác do nhà nước Nga đặt ra.
Trong một văn phòng, người
ta giờ đây chỉ có thể thì thầm những quan điểm phản đối chiến tranh của mình,
trước khi đảo mắt nhìn quanh một cách lo lắng. Trong cuộc họp mặt hàng năm của
một lớp gồm cựu sinh viên ngôn ngữ tụ tập với giáo viên đã nghỉ hưu của họ, tất
cả đều căng thẳng, tế nhị thăm dò quan điểm của nhau, trước khi dần dần nhận ra
rằng mọi người đều ghét chiến tranh nên có thể thoải mái nói chuyện…
Cảnh sát trong hệ thống
tàu điện ngầm rộng lớn của Moscow đang bận rộn theo đuổi các báo cáo, được hệ
thống nhận dạng khuôn mặt hỗ trợ. Kamilla Murashova, một y tá tại nhà tế bần
dành cho trẻ em, đã bị bắt trong tàu điện ngầm vào ngày 14 Tháng Năm sau khi ai
đó chụp ảnh huy hiệu có hình lá cờ Ukraine trên balô của cô và tố cáo cô.
Murashova bị buộc tội làm mất uy tín quân đội. Một giám đốc bán hàng 40 tuổi,
Yuri Samoilov, đang đi tàu điện ngầm vào ngày 17 Tháng Ba thì một hành khách
nhìn thấy nền màn hình điện thoại của anh ta có biểu tượng của đơn vị quân đội
Ukraine Azov, và báo cáo anh ta. Samoilov bị kết tội phát tán tài liệu cực đoan
“cho một nhóm người không giới hạn”.
Vào thời Xô viết, có một
từ gây ớn lạnh về “văn hóa” đấu tố: стучать (stuchat), nghĩa là gõ cửa,
gợi liên tưởng đến một công dân gõ cửa cơ quan cảnh sát để báo cáo. Không khí nặng
nề nghẹt thở đó giờ đang lặp lại. Ví dụ, một bà mẹ ở St. Petersburg, được nêu tên
trong các tài liệu của cảnh sát là E. P. Kalacheva, nghĩ rằng cô đang bảo vệ
con mình khỏi “thiệt hại về mặt tinh thần”, khi cô báo cáo các áp phích gần một
khu vui chơi, mô tả các căn hộ ở Ukraine bị lực lượng Nga phá hủy với dòng chữ,
“Và những đứa trẻ?”. Kết quả, một sinh viên đại học năm thứ ba bị buộc tội làm
mất uy tín quân đội Nga.
Nhà nhân chủng xã hội học
Alexandra Arkhipova cho biết cô và một số đồng nghiệp ở trường đại học đều bị
báo cáo từ một địa chỉ email được xác định là của Anna Vasilyevna Korobkova.
Người tự nhận là Korobkova tự xưng là cháu gái của một người chuyên chỉ điểm
cho KGB thời Liên Xô, người đã dành phần lớn thời gian của mình để viết đơn tố
cáo.
Korobkova tự xưng là một
phụ nữ độc thân, 37 tuổi, sống ở một thành phố lớn của Nga, bắt đầu viết loạt
đơn tố cáo các nhân vật đối lập Nga vào năm ngoái. Cô tuyên bố đã gửi 1,046
email báo cáo cho FSB về các nhân vật đối lập dám đưa ra bình luận về các
phương tiện truyền thông độc lập bị chặn ở Nga (với khoảng hai đơn tố cáo mỗi
ngày). Korobkova khoe rằng việc tố cáo của cô đã dẫn đến việc giải thể nhóm
nhân quyền lâu đời nhất của Nga, Moscow Helsinki Group, vào tháng Giêng 2023.
“Nói chung, mục tiêu tố
cáo của tôi là các nhà khoa học, giáo viên, bác sĩ, nhà hoạt động nhân quyền,
luật sư, nhà báo và thường dân,” Korobkova cho biết. “Tôi cảm thấy vô cùng thỏa
mãn về mặt đạo đức khi người đó bị ngược đãi vì đơn tố cáo của tôi, chẳng hạn họ
bị đuổi việc, bị phạt hành chính…” Korobkova viết: “Tôi rất vui khi khiến ai đó
phải vào tù và nói thêm: ‘Tôi cũng coi đó là một thành công nếu người đó rời khỏi
Nga sau khi bị tôi tố cáo”.
Một giáo viên ở Moscow,
Tatyana Chervenko, có hai con, đã bị Korobkova tố cáo vào mùa hè năm ngoái sau
khi cô phản đối chiến tranh trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Đức Deutsche
Welle. “Đơn tố cáo nói rằng tôi tham gia tuyên truyền trong lớp học. Cô ấy
(Korobkova) bịa ra sự việc. Cô ấy không biết tôi. Cô ấy đã lập toàn bộ báo
cáo,” Chervenko nói. Ban đầu, ban giám hiệu nhà trường bác bỏ báo cáo. Nhưng
Korobkova viết một báo cáo thứ hai cho Ủy viên về Quyền trẻ em, Maria
Lvova-Belova, người đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố cùng với Putin về tội
bắt cóc trẻ em Ukraine.
Sau đó, lãnh đạo nhà trường
cử giáo viên và ban giám hiệu đến giám sát các tiết học của Tatyana Chervenko,
đặc biệt là tiết “Thảo luận về những điều quan trọng”. Họ gọi cảnh sát đến trường.
Các phụ huynh thân cận với ban giám hiệu nhà trường đã viết đơn kêu gọi đuổi việc
cô.
Cũng như thời Xô viết, một
số tố cáo dường như che đậy sự thù hận hoặc động cơ vật chất. Nhà khoa học
chính trị nổi tiếng người Nga, Ekaterina Schulmann, với hơn một triệu người
theo dõi trên YouTube, hiện làm việc tại Berlin, đã bị những người hàng xóm tố
cáo ác liệt trong một báo cáo gửi thị trưởng Moscow sau khi bà rời khỏi đất nước
vào Tháng Tư năm ngoái và bị tuyên bố là “đặc vụ nước ngoài”. Họ gọi Schulmann
và gia đình bà là phần tử “phản cách mạng” lâu năm, “hành động vì lợi ích của
những ông chủ phương Tây, những kẻ có mục tiêu là chia rẽ xã hội chúng ta.”
No comments:
Post a Comment