Quỳnh
Vi lược dịch
Posted on 14/11/2017
Sau khi Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 19 kết thúc
vào cuối tháng 10/2017, Xi Jinping (Tập Cận Bình) tiếp tục giữ vững vị trí lãnh
đạo tối cao tại Trung Quốc, và cam kết sẽ dẫn dắt nước này đến vị trí dẫn đầu
thế giới. Nhưng nếu thật sự chờ mong Chủ tịch Xi Jinping dẫn dắt Trung Quốc
cùng tất cả chúng ta đi đến một tương lai tốt đẹp hơn, thì đó là một ước muốn
vô cùng sai lầm.
·
Quỳnh Vi lược dịch từ The
Economist: Xi
Jinping has more clout than Donald Trump. The world should be wary.
Không chỉ là “người hùng” đối với người dân bình thường,
mà ngay cả tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng ưu ái gọi Xi Jinping – theo như
báo Washington Post từng đưa tin – là “nhà lãnh đạo hùng mạnh nhất” của Trung
Quốc trong một thế kỷ qua. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá ngạc nhiên vì
điều này, bởi các tổng thống Mỹ vốn có thói quen miêu tả những nhà lãnh đạo
Trung Quốc bằng những từ ngữ mang đầy tính ngưỡng mộ và thán phục.
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Xi Jinping gặp mặt ngày 9/11/2017. Ảnh:
REUTERS/Damir Sagolj.
Đã từng có một Richard Nixon nịnh hót Mao Zedong
(Mao Trạch Đông) là những bài viết của Chủ tịch Mao đã “thay đổi thế giới”. Đối
với Jimmy Carter, chỉ có những từ ngữ tâng bốc như “thông minh, cứng rắn, lanh
lợi, thẳng thắng, dũng cảm, khả ái, tự tin, và thân thiện” mới đủ để diễn tả
Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình). Còn Bill Clinton thì miêu tả Jiang Zemin (Giang
Trạch Dân) là một người “có tầm nhìn” và “trí thông tuệ vượt bực”.
Trump có thể hoàn toàn đúng với nhận định của ông về
Xi. Và nếu như không bị xem là hành vi tự tìm đường chết cho sự nghiệp chính trị
của một tổng thống, Trump chắc sẽ còn thêm một câu: “Xi Jinping là vị lãnh đạo
hùng mạnh nhất thế giới”.
Đúng vậy, tuy nền kinh tế của quốc gia này vẫn xếp hạng
hai sau Mỹ, và dù đã thúc đẩy phát triển quốc phòng, lực lượng quân đội của
Trung Quốc vẫn không thể so sánh được với Hoa Kỳ. Thế nhưng, một nền kinh tế mạnh
mẽ và một lực lượng quân sự hùng cường không phải là tất cả.
Nhà lãnh đạo của “thế giới tự do” hiện nay đang đi
trên một con đường hẹp, đầy tính chất giao dịch trong phương thức đối xử với
chính phủ các nước khác, và cũng chẳng thể thực thi các nghị trình chính sách của
mình tại quốc nội. Hoa Kỳ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất, nhưng chưa bao
giờ vị lãnh đạo số một của nó lại ngày một trở nên yếu đuối trong việc quản trị
đất nước, cũng như càng lúc càng khó làm ra tác động đến cộng đồng quốc tế cho
bằng lúc này. Bởi chính ông ấy là người đã tỏ vẻ khinh thị các giá trị của Mỹ,
và cả những đồng minh trụ cột đã giúp thiết lập ảnh hưởng quốc tế của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, ngược lại “vị lãnh đạo chính thể
chuyên chế lớn nhất thế giới” thì có thể ngang nhiên dạo khắp năm châu. Xi nắm
vững quyền lực lãnh đạo tối cao tại Trung Quốc còn mạnh mẽ hơn cả Mao. Trong
khi thời đại Mao trị vì, Trung Quốc đắm chìm trong đói khổ và loạn lạc. Nhưng
Xi Jinping đã khiến đất nước này trở thành động cơ chủ lực cho sức phát triển
kinh tế toàn cầu.
Cả thế giới rồi sẽ nhanh chóng được chiêm ngưỡng quyền
lực của Xi. Đại
hội đảng Cộng sản trong tháng 10/2017 vừa qua là lần đầu tiên do Xi chủ
trì. Có khoảng 2.300 đại biểu đã tung hô thành tựu vĩ đại của ông ta, trong khi
những kẻ đứng ngoài quan sát thì ôm nặng hoài nghi về tương lai của thế giới.
Không một ai có thể tiên đoán được Xi sẽ sử dụng quyền
lực tối thượng của mình để phục vụ cho cái Thiện hay cái Ác.
Thế giới,
hãy cố chú ý và ghi nhớ.
Trong tất cả những chuyến công du, Xi luôn tỏ vẻ
mình là một tín đồ của hòa bình và hữu nghị, là tiếng nói của lý lẽ trong một
cõi nhân sinh hỗn độn và rối ren. Và khi để bên cạnh tất cả những sai lầm của Tổng
thống Trump, thì hình ảnh của Xi ngày càng được xem trọng.
Vào tháng 1/2017 ở Davos, Xi hứa hẹn giới tinh hoa
thế giới rằng mình sẽ tiếp tục là một kẻ cổ xúy cho toàn cầu hóa, tự do thương
mại, và Hiệp nghị Paris về biến đổi khí hậu. Những người tham gia buổi nói chuyện
đã hết sức vui mừng và thư thái khi nghe được điều này. Họ cho rằng, ít nhất có
một vị nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới đã sẵn sàng chọn lựa đứng về phía
lẽ phải, kể cả khi tổng thống Trump không chịu làm điều đó.
Lời lẽ của Xi Jinping được quốc tế chú ý, một phần
là vì ông ta đang nắm giữ lượng dự trữ đầu tư ngoại tệ lớn nhất. Sáng kiến “Vành
đai và Con đường” (Belt and Road Initiative) của Xi, tuy mang một cái tên
hơi khó hiểu, nhưng thông điệp của nó thì rất rõ ràng. Hàng trăm tỷ đô la đã được
Trung Quốc đầu tư ở nước ngoài để xây các hệ thống tàu hỏa, hải cảng, trạm năng
lượng, và hàng loạt các loại cơ sở hạ tầng khác nhằm giúp cho những vùng rộng
lớn của thế giới được sung túc.
Đó là phương pháp lãnh đạo thế giới mà Hoa Kỳ đã chẳng
thể tiếp tục từ những ngày sau cuộc thế chiến ở phía Tây Châu Âu trong Kế hoạch
Marshall (Marshall Plan) – vốn được cho là có quy mô nhỏ hơn.
Xi Jinping cũng tiến hành mở rộng thế lực quân đội
Trung Quốc ở các quốc gia khác, theo một cách mà trước nay người ta chưa từng
thấy qua. Chỉ tính riêng năm nay, Xi đã bắt đầu thiết lập căn cứ quân đội đầu
tiên ở nước ngoài ở Djibouti. Hải quân Trung Quốc cũng được Xi điều đi khảo sát
ở các vùng xa hơn trước kia, trong đó có lần họ đã chạm đến “cửa” của khối NATO
tại vùng Biển Baltic bên cạnh chiến hạm của Nga.
Trung Quốc luôn miệng hứa hẹn họ sẽ không xâm lược
các quốc gia khác để bắt bất kỳ ai phải thuận theo ý nguyện của mình (có lẽ Đài
Loan không nằm trong số này vì Trung Quốc không xem Đài Loan là một quốc gia).
Và do đó, đối với Trung Quốc, nỗ lực xây dựng các căn cứ là để gìn giữ hòa bình,
chống lại bọn hải tặc, và giúp đỡ các đoàn cứu trợ từ thiện mà thôi. Còn các đảo
nhân tạo với các đường bay quân sự ngoài Biển Đông ư, đó hoàn toàn là vì lý do
tự vệ.
Không như Tổng thống Nga Vladmir Putin, (ND: đối với
một số nước) Chủ tịch Xi không mang dáng vẻ của một tên hay gây sự trên chính
trường quốc tế, hay là một kẻ nhăm nhăm muốn lật đổ nền dân chủ Tây phương để họ
phải lâm vào hoàn cảnh bất ổn. Tuy nhiên, Xi lại tỏ vẻ quá bao dung đối với tay
đồng minh hàng xóm, Bắc
Hàn, một kẻ chuyên kiếm chuyện bằng cách lăm le vũ khí hạt nhân. Và một số
thái độ quân sự của Trung Quốc khiến cho các nước láng giềng khác rất quan ngại,
không chỉ là các nước Đông Nam Á, mà còn có cả Ấn Độ và Nhật Bản.
Xét về đối nội, các bản năng trong Xi cũng kém tự do
hệt như vị đang lãnh đạo nước Nga. Xi tin rằng, chỉ cần thả lỏng một chút về mặt
chính trị thì không chỉ sự nghiệp của riêng ông ta, mà là còn của cả một chế độ
sẽ bị huỷ hoại.
Số phận của Liên bang Xô Viết ám ảnh Xi Jinping, và
chút lòng tự ti đó đã mang lại những hậu quả của riêng nó. Xi không những không
tin tưởng gì vào những kẻ thù đã bị ông ta tống ra khỏi hệ thống quyền lực, mà
còn cả đối với cái giai cấp trung lưu ngày một đông – những kẻ mà tay lúc nào
cũng cầm các chiếc điện thoại tân thời – cũng như các mầm non xã hội dân sự đã
bắt đầu nảy nở ở khắp nơi khi ông ta bắt đầu nắm quyền.
Xi tỏ vẻ rất kiên quyết về việc phải thắt chặt toàn
bộ xã hội Trung Quốc, đặc biệt bằng việc mở rộng mạng lưới theo dõi đầy quyền lực
của nhà nước, cũng như quyền chỉ huy tối cao đối với nền kinh tế vẫn toàn bộ nằm
trong tay đảng Cộng sản. Tất cả những điều này có thể sẽ khiến Trung Quốc không
thể phát triển về kinh tế tới mức tột đỉnh, và khiến cho môi trường sống của
người dân ngột ngạt hơn. Các sai phạm về quyền con người cũng ngày càng tồi tệ
hơn dưới thời Xi, nhưng đổi lại, khó khăn lắm chúng ta mới nghe được một lời
than phiền ậm ừ từ phía các vị lãnh đạo thế giới.
Phe tự do từng than khóc về “mười năm bị đánh mất” để
thực hiện cải cách dưới thời Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào), người tiền nhiệm của Xi.
10 năm đó rất có thể đã trở thành 15 hoặc là hơn 20 năm trong thời điểm hiện tại.
Những kẻ lạc quan hơn thì từng lập luận rằng, chúng ta chưa thấy được con người
thực sự của Xi Jinping, rằng khi Quốc hội Trung Quốc giúp cho Xi tập trung được
quyền lực, thì lúc đó các thay đổi thật sự về kinh tế và xã hội sẽ được hết
lòng thực thi, như ông ta đã từng làm khi chống tham nhũng (có vẻ là) thành
công.
Nếu Xi là một kẻ lãnh đạo dân túy “kín”, thì chắc hẳn
ông ta đã nguỵ trang rất khéo léo. Một hồi chuông cảnh báo cũng cần gióng lên
cho những ai tin rằng mọi lãnh đạo đều có ngày “hết hạn sử dụng”, Xi Jinping được
đánh giá là sẽ không dễ dàng thoái vị vào thời điểm năm 2022, mặc kệ đó là điều
ông ta nên làm nếu dựa vào lịch sử chính trị Trung Quốc.
Lý do để
lo sợ
Xi Jinping có lẽ nghĩ rằng việc một tay ông ta
đang tập trung quyền lực hoặc có quyền hạn không bị kiểm soát để cai trị hơn
1.4 tỷ người dân – theo ngôn ngữ của chính Xi – là “tình trạng bình thường mới”
của nền chính trị Trung Quốc.
Nhưng đó là một điều không hề bình thường; đó
là một điều nguy hiểm.
Không ai nên được phép có một thứ quyền lực to lớn đến
thế. Một vị lãnh đạo với quyền lực tối cao, đến cuối cùng, sẽ là một công thức
cho tình trạng bất ổn định ở Trung Quốc mà chúng ta đã từng thấy trong quá khứ,
dưới thời đại của Mao và Cuộc Cách mạng Văn hóa. Nó còn là một công thức cho những
hành vi tùy tiện ở nước ngoài, mà đặt trong bối cảnh Trump hiện muốn Hoa Kỳ bế
quan tỏa cảng và bỏ trống vị trí quyền lực tối cao nhất thế giới, thì điều này
lại càng làm người ta quan ngại hơn.
Thế giới không mong mỏi một nước Mỹ biệt lập với cộng
đồng quốc tế, hay một nền độc tài trỗi dậy ở Trung Quốc. Mà Thượng đế hỡi,
chúng ta có thể sẽ nhận được cả hai.
No comments:
Post a Comment