Biên
dịch: Lê
Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Posted
on 30/11/2017 by HongLoan
Việc
tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của người Kurd ở Iraq là phần dễ
dàng. Khó khăn sau cuộc bỏ phiếu ngày 25/9 lại liên quan đến con đường phía trước.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra ở ba tỉnh hợp thành khu vực Kurdistan ở Iraq, và ở các
khu vực tiếp giáp thuộc Iraq mà các lực lượng người Kurd đã giành được từ tay
Nhà nước Hồi giáo (IS). Đó là một thành công vang dội của phong trào ủng hộ độc
lập, khi ủy ban bầu cử tuyên bố rằng 93% trong số 3,3 triệu phiếu đã ủng hộ độc
lập. Nhưng mặc dù được coi là một bước hướng tới việc thành lập một nhà nước, kết
quả này không mang tính ràng buộc. Các nhà lãnh đạo Iraq, những người trước đây
đã đồng ý đàm phán về tình trạng của vùng lãnh thổ này, giờ đây bác bỏ các cuộc
thảo luận đó với lý do cuộc trưng cầu dân ý là đơn phương, vi hiến và gây chia
rẽ.
Ngày
29/9, chính phủ Iraq đã ngừng các chuyến bay quốc tế sử dụng sân bay ở Erbil.
Các nước láng giềng của Iraq cũng hứa hẹn sẽ làm tê liệt mọi nỗ lực ly khai của
người Kurd. Iran đã ngừng các chuyến bay đến Kurdistan, và Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa
một trong những tuyến đường tới vùng lãnh thổ không giáp biển, phụ thuộc chủ yếu
vào nhập khẩu này. Các quốc gia phương Tây, lo sợ một liên minh rộng lớn chống
lại IS có thể tan rã, đã tuyên bố rằng họ sẽ không vội vàng bảo vệ người Kurd.
Khi người Kurd ở Iraq mong mỏi quyền tự trị, liệu họ có thể, như Thủ tướng Iraq
Haider al-Abadi đã đe dọa, sẽ mất tất cả vào thời điểm này hay không?
----------------------------------
------------------------------------------
Nằm
trải dài qua bốn quốc gia với 30 triệu người, người Kurd đã tìm kiếm một nhà nước
cho riêng mình trong gần 140 năm. Vào năm 1880, Sheikh Ubaydullah al-Nahri, một
lãnh đạo tôn giáo và bộ lạc, đã dẫn đầu một nhóm các bộ lạc với tên gọi Liên
minh người Kurd trong một cuộc nổi tại vùng biên giới giữa đế quốc Ottoman và
Ba Tư. Năm 1925, bất mãn bởi sự tan rã đế chế Ottoman không mang lại cho người
Kurd kết quả gì, một nhà lãnh đạo khác, Sheikh Said, đã dẫn đầu một cuộc nổi dậy
của người Kurd chống lại nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ mới ra đời.
Năm
1946, Mustafa Barzani đã giúp tuyên bố thành lập một nước cộng hòa của người
Kurd độc lập ở Mahabad, nằm ở phía tây bắc Iran. Sau đó, ông và con trai mình,
Masoud Barzani (ảnh), hiện là lãnh đạo khu vực người Kurd ở Iraq, đã liên tục
mâu thuẫn với Saddam Hussein để yêu sách nhiều quyền lực hơn. Nhưng nhà nước
non trẻ của họ luôn bị sụp đổ, do những vụ tấn công quân sự được dẫn dắt bởi
người Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ hay Ba Tư, và sự từ chối công nhận của các cường quốc.
Khi
Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS sụp đổ, câu hỏi về những gì sẽ xảy ra tiếp theo bị
treo lơ lửng ở Trung Đông. Ông Barzani đã hành động để ngăn chặn việc quay trở
lại tình trạng trước đây, tức không có một quốc gia riêng của người Kurd. Nhưng
nỗ lực giành độc lập của ông dường như được thúc đẩy bởi những mưu cầu riêng của
ông lẫn mong muốn của người dân. Người Kurdistan tại Iraq đã lên kế hoạch tổ chức
bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống vào tháng 11, và ông Barzani lo ngại về
tương lai chính trị của mình. Ông đã phục vụ số nhiệm kỳ tối đa. Các quan chức
của ông nói rằng vì hậu quả lộn xộn sau cuộc trưng cầu, cuộc bầu cử bây giờ có
thể bị hoãn lại. (Kết quả cuộc bỏ phiếu không nhất thiết có nghĩa là độc lập sẽ
sớm được tuyên bố; nó có thể chỉ giúp củng cố thêm vị thế thương lượng của ông
Barzani).
Cuộc
trưng cầu đã mang lại một sự phân tâm hữu ích khỏi những tai ương bên trong khu
vực. Người Kurd được hưởng quyền tự trị ở Iraq nhiều hơn ở bất cứ nơi nào khác
trong khu vực, nhưng nền kinh tế địa phương thì hoàn toàn hỗn loạn. Mặc dù
Barzani đã chiếm được Kirkuk cùng với trữ lượng dầu mỏ của nó, các nhân viên
chính phủ ở đây chỉ nhận được khoảng một nửa số tiền lương của những đồng nghiệp
ở phần còn lại của Iraq. Ngành công nghiệp trồng trọt của Kurdistan đã bị ảnh
hưởng bởi sự cưỡng bách nông dân tòng quân vào lực lượng an ninh. Hàng triệu
người Ả Rập Sunni Iraq vốn xem Kurdistan như một nơi ẩn náu an toàn trong cuộc
chiến với IS hiện đang quay trở về nhà. Và tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn
nhiều. Thổ Nhĩ Kỳ có thể cắt đường ống dẫn dầu duy nhất của Kurdistan, ngăn
không cho lãnh thổ này xuất khẩu dầu, và ra lệnh cho 1.300 công ty Thổ Nhĩ Kỳ
làm ăn trong khu vực này phải rời đi. Những người nước ngoài cũng cảm thấy sợ
hãi với khả năng bị kẹt lại Kurdistan nếu Iraq đóng cửa không phận.
Nếu
Kurdistan theo đuổi độc lập đơn phương, nó có nguy cơ trở thành một quốc gia độc
đảng tồn tại trong một thời gian ngắn, chứ không phải là một nền dân chủ mới tồn
tại trong hòa bình. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã đe dọa sẽ phản ứng mạnh với bất kỳ động
thái nào, để tránh nguy các quốc gia đa sắc tộc của họ bị chia tách theo sau
trường hợp của Iraq. Lo ngại sự sụp đổ của một bức tường thành khu vực khác để
chống lại Iran, Israel và một số tiểu quốc vùng Vịnh có thể đề nghị hỗ trợ cho
quân đội của người Kurd. Khi những cuộc đụng độ gia tăng, người Mỹ cũng có thể
can thiệp để chống lại sự sụp đổ của một khu vực chiến lược mà họ đã bảo vệ từ
năm 1991 và trấn an người Kurd để họ chiến đấu chống lại IS tại Syria.
Được
hậu thuẫn bởi Iran, Iraq và các lực lượng vũ trang người Shia khác nhau được
các nhà nước tài trợ có thể ủng hộ phía đối lập. Nỗ lực để được tái cử vào
tháng 4, Thủ tướng Iraq Abadi có thể cố gắng bác bỏ những cáo buộc rằng ông đã
lật đổ IS chỉ để nhượng lại đất cho một quốc gia người Kurd – bằng cách tung ra
một cuộc chiến để giành các mỏ dầu của Kirkuk.
Ngay
khi khu vực đang hy vọng làm dịu được sự khác biệt về tôn giáo, thì những đứt
gãy sắc tộc mới lại có thể mở ra. Trong liên minh rộng lớn chống lại IS, người
Mỹ và người Iran, cũng như các đồng minh địa phương của họ – người Kurd và người
Ả Rập tại Iraq – tất cả đều đã tham gia trên cùng một phía. Giờ đây điều đó có
thể thay đổi.
Nguồn: “What
next for Kurdistan”, The Economist, 29/09/2017
No comments:
Post a Comment